6. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Thơ là ngọn lửa cháy sáng từ hiện thực
Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta. Từ đây một nền văn học mới gắn với lý tƣởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội đƣợc khai sinh. Đáp ứng yêu cầu lịch sử, vì mục tiêu chung của toàn dân tộc, văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu vận động theo hƣớng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nƣớc. Nền văn học ấy đã sinh thành nên một kiểu nhà văn mới: nhà văn-chiến sỹ. Ý thức, trách nhiệm công dân của ngƣời nghệ sỹ đƣợc đề cao. Gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nƣớc, dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu là đòi hỏi, yêu cầu của thời đại đồng thời cũng là tình cảm, ý thức tự giác của ngƣời nghệ sỹ. Trong dòng chảy chung của thời đại ấy, Chế Lan Viên đã hăm hở đứng vào đội ngũ những ngƣời cách mạng. Biến cố vĩ đại của lịch sử đất nƣớc, dòng thác cách mạng cuồn cuộn đã buộc ông lột xác cả về tƣ tƣởng, tâm hồn và cả thơ ca.
Những ngƣời nghệ sỹ tiền chiến nhƣ Chế Lan Viên đã biến mình từ “ngọn lửa ma trơi chấp chới giữa trời thành ngọn đèn con soi trang sách học, từ chất rƣợu riêng cay đắng rót ra từng chén con riêng mà nhấm nháp, đã biến thành chất dầu đổ vào guồng máy chung, góp phần chuyển động cuộc sống chung”[85, tr. 89]. Thực chất, đối với Chế Lan Viên, quá trình biến đổi ấy không hề dễ dàng. Quá trình ấy diễn ra trong suốt 10 năm. Suốt 10 năm tham gia kháng chiến, ngƣời nghệ sỹ ấy đã đƣa thơ đi từ tƣ duy thơ siêu hình, vô thức trở về với hiện thực, đến với cuộc sống và chiến đấu kiên cƣờng của nhân dân trong kháng chiến; đƣa thơ từ tƣ tƣởng thoát ly hiện thực đến ý thức trở về với cuộc sống lớn của nhân dân để khơi nguồn cảm hứng; đƣa thơ từ
cảm xúc riêng tây, từ nỗi trống trải, bơ vơ của một ngƣời đến với khí thế hào hùng của muôn triệu con ngƣời đang hƣớng về cách mạng.
Và Khi đã có hƣớng rồi, Chế Lan Viên không chỉ sáng tác làm nên những đỉnh cao mới của thời đại mới, ông còn tiếp tục viết phê bình và tiểu luận. Là một nhà thơ, trong phê bình và tiểu luận, Chế Lan Viên cũng đặc biệt quan tâm đến những vấn đề về nghệ thuật thơ. Ông trình bày quan niệm của mình về thơ, xác định mục đích thơ, vai trò của thơ, đi tìm mạch nguồn và cảm hứng cho thơ. Song trƣớc nhất, chúng tôi nhận thấy, ông viết nhiều, viết sâu sắc về mối quan hệ giữa thơ và hiện thực đời sống. Từ đó có thể thấy rằng, trong quan niệm của Chế Lan Viên, thơ trƣớc hết, phải là ngọn lửa khởi phát từ hiện thực.
Thời đại Cách mạng đã nuôi dƣỡng hồn thơ của những ngƣời nghệ sỹ, và nhƣ một lẽ đƣơng nhiên, thơ đƣợc sinh thành từ thời đại cách mạng sẽ gắn bó chặt chẽ với vận mệnh chung của dân tộc, ăn nhịp với từng chặng đƣờng lịch, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nƣớc. Đọc Tuyển tập thơ Việt Nam (1945-1960) Chế Lan Viên đã thấy sự gắn bó máu thịt ấy. “Đọc Nhớ máu nhớ ngày Tổng khởi nghĩa, Ngọn quốc kì nhớ cách mạng bắt đầu, Phá đƣờng lúc đi vào kháng chiến, Ta đi tới khi trở lại hoà bình...Quả là ta đi tìm thơ, mà cũng gặp đƣợc bƣớc đƣờng của lịch sử”[84, tr. 360].
Nhìn lại chặng đƣờng dài của lịch sử, cái nguồn sữa sinh thành nên nền thơ ca dân tộc, ngƣời nghệ sỹ Chế Lan Viên không khỏi xót xa mà cũng rất đỗi tự hào: “Dân tộc chúng tôi là một dân tộc đời này tiếp đời khác đã phải chống những kẻ ngoại xâm mạnh hơn mình, và chiến đấu nhƣ vậy với cái bụng đói suốt trong hai nghìn năm. Cái diệu kì này đã đẻ ra cái diệu kì khác: cuộc sống chúng tôi đã đẻ ra một nền thơ. Đứa trẻ con này sinh ra ở chiến trƣờng, ngỡ chỉ biết thét, nhƣng nó đã biết hát. Một tiếng hát dân tộc đầy tin tƣởng và đầy cả tình thƣơng nhân đạo”[84, tr. 392]. Cách nói hình ảnh vốn là
một ƣu điểm của phong cách Chế Lan Viên trong phê bình và tiểu luận. Nói nền thi ca Việt Nam nhƣ một đứa trẻ “sinh ra ở chiến trƣờng” ngƣời nghệ sỹ ấy không chỉ muốn gợi lên cái đau thƣơng vốn đã ăn sâu vào từng chặng đƣờng phát triển của lịch sử dân tộc mà còn gợi đƣợc cái hoàn cảnh đặc biệt đã sinh ra một nền thơ. Thời đại nào có văn học đó, không sai! Đứa trẻ sinh ra giữa chiến trƣờng từ sự thúc bách của thời đại đã cất tiếng thét dữ dội, hào hùng, mạnh mẽ. Nhƣng đó chƣa phải tất cả của một nền thơ. Đứa trẻ ấy còn biết hát, tiếng hát dân tộc chan chứa tình yêu thƣơng. Đó là nguồn mạch nhân văn đẹp đẽ tạo nền giá trị trƣờng tồn cho nền thi ca dân tộc dù đƣợc sinh thành trong bất kì hoàn cảnh nào.
“Xƣa tôi hát và bây giờ tôi tập nói, Chỉ nói thôi mới nói hết đƣợc đời.
Bao giờ thuộc hết tiếng của đời, ta xin hát lại Khúc hát hay đâu có lắm lời”
(Sổ tay thơ)
Khao khát “nói hết đƣợc đời” chỉ có thể đạt đƣợc khi ngƣời nghệ sỹ tìm thấy thơ từ cuộc sống. Từ một nhà thơ thoát ly hiện thực trở thành một nhà thơ gắn bó với hiện thực, từ một thế giới thơ hƣ vô siêu hình, thơ Chế Lan Viên trở về với đời sống và cuộc chiến đấu lớn lao của nhân dân. Thơ gắn liền với cuộc sống, không thể tìm thơ từ “quỹ đạo các trời xa”, đó là điều Chế Lan Viên đƣa vào Sổ tay thơ để tự nhắc chính mình:
“ Đừng làm nhà thơ đi tìm kiếm sao Kim, Thứ vàng ấy loài ngƣời chƣa thiết đến”.
Sự gắn bó ấy càng đƣợc Chế Lan Viên thể hiện không chỉ sâu sắc trong thơ mà còn trở đi trở lại trong những bài phê bình và tiểu luận.
Đọc tập thơ Sức mới (1965) bằng quan niệm thơ ấy, ông đã bộc lộ thật nhiệt thành niềm vui mừng của mình trƣớc những thành quả của thế hệ các
nhà thơ trẻ. “Đáng yêu nhất của tập thơ này là nó nồng ấm cái hơi thở của cuộc sống – cuộc sống xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc nƣớc ta”[85, tr. 96]. Hình tƣợng trung tâm của tập thơ này là những con ngƣời mới trong cuộc sống mới. Điều đáng trọng hơn nữa ở đây là: “Cái lõi ấy gắn chặt, hữu cơ với cả cuộc sống toàn diện đang bao bọc quấn quýt lấy nó: đám mây trên vọng gác non cao, tiếng chim tu hú nơi quê bà nội, làn khói bếp bay trên những mái nhà hợp tác...”[85, tr. 96]. Rõ ràng thơ gắn với hiện thực đã trở thành tiêu chí đầu tiên của Chế Lan Viên trong quá trình thẩm bình thơ.
“Ở Việt Nam chúng tôi, thơ ca không thể tách rời cuộc sống”(Trích từ
Thơ ở nƣớc chúng tôi đang đánh Mỹ, Tham luận tại cuộc họp bàn tròn quốc tế về Thơ tại Liên Xô). Có thể thấy, đối với Chế Lan Viên, thơ khởi phát từ thực tế đã không chỉ là một quan niệm thơ mà còn trở thành một tuyên ngôn dõng dạc về thơ. Ông tìm thấy sự thống nhất hữu cơ giữa ngƣời cầm bút để phục vụ chính trị và những cán bộ chuyên môn bắt đầu cầm bút. Rất nhiều bài thơ hay trên đất nƣớc này đến từ một mâm pháo, một bệnh viện, một công trƣờng, một sân bay...Nhìn lại chặng đƣờng văn học sau ba năm chống Mỹ (Nhân đọc
Tuyển tập thơ ba năm chống Mỹ) Chế Lan Viên nhận ra một điều đáng trân trọng: “Hầu hết các nhà thơ đều ở vị trí thƣờng trực chiến đấu”[85, tr. 160]. Sức vƣơn mạnh mẽ của thơ chỉ có thể có đƣợc khi thơ đƣợc nuôi dƣỡng từ sức sống mạnh mẽ của những con ngƣời kháng chiến, những năm tháng kháng chiến vĩ đại.
Ở thời đại mà biết bao thi sĩ không có đủ chữ, đủ thì giờ để diễn tả tâm hồn mình, biết bao tác phẩm tài năng không in ra, Chế Lan Viên đã đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi lớn: “Ai là nhà thơ lớn nhất, thiên tài nhất ở nƣớc tôi hiện nay?” Không phải các nhà thơ chuyên nghiệp, không phải những con ngƣời đời thƣờng vào thời khắc bừng sáng của cảm xúc mà là sự sống. “Nhà thơ lớn nhất vẫn là sự sống”[85, tr. 383]. Trƣớc khi có chiến thắng Điện Biên
Phủ, không thể có một bài thơ nào về chiến thắng ấy. Rõ ràng, không có hiện thực sẽ không có thi ca. Nhƣ một quy luật tất yếu, khi mỗi ngƣời làm thơ đã đem cái tôi cá nhân của mình chan hoà trong cái ta chung của dân tộc thì thơ của họ chính là một ngọn lửa rực cháy từ cuộc sống, từ đó mà soi sáng chính cuộc sống đã sinh thành nên mỗi hồn thơ.
Từ quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy ông đã có những đóng góp sâu sắc làm cụ thể hơn những vấn đề lý luận cơ bản về nghệ thuật thi ca. Lý luận từ thực tiễn của ông góp thêm một tiếng nói nhấn mạnh vấn đề: hiện thực đời sống là nguồn gốc của văn chƣơng, là mảnh đất nuôi dƣỡng văn chƣơng.
Song cũng từ quan niệm của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy lý luận của ông còn bị gò bó bởi mục đích phản ánh hiện thực của văn chƣơng để phù hợp với nhiệm vụ lịch sử xã hội. Chế Lan Viên coi phản ánh hiện thực nhƣ là tiểu chuẩn cao nhất để đánh giá, phê bình văn nghệ. Trong khi đó, từ góc độ lý luận toàn diện về nghệ thuật, chúng ta hiểu rõ, mục đích của văn chƣơng nghệ thuật không đơn giản là mục đích phản ánh hiện thực mà còn là sự nhận thức, xúc cảm. Giá trị nội dung của tác phẩm văn chƣơng, trƣớc hết không phải chỉ đơn giải ở sự thể hiện chân thực các chi tiết, ở những sự kiện lịch sử - xã hội đƣợc mô tả chính xác. Nghệ thuật không phải là hiện thực, không chỉ là hiện thực.
3.2.2. Thơ là ngọn lửa soi sáng hiện thực
Tác dụng, vai trò của thơ là vấn đề Chế Lan Viên luôn trăn trở. Thơ cháy sáng từ hiện thực đồng thời soi sáng hiện thực. Hay nói cách khác, thơ cần có ích cho chính mảnh đất hiện thực đã sinh thành nên thơ. Đây không phải là khám phá mới mẻ của Chế Lan Viên về quan niệm thơ. Truyền thống dân tộc đã chứng minh sức mạnh hùng hồn của thơ ca trên hành trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. Từ những bài thơ nặng tình đời, tình dân tộc
của ngƣời anh hùng Nguyễn Trãi đến những câu thơ đau đời của đại thi hào Nguyễn Du, từ những cảnh Chạy giặc tan tác chia lìa trong thơ của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu đến những câu thơ dậy sóng của ngƣời chí sĩ yêu nƣớc Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...thơ ca đã không chỉ là tiếng nói cảm xúc của một con ngƣời cá nhân nhà thơ mà đã là những tiếng thơ thấu động lòng ngƣời, thực sự cần thiết cho mỗi con ngƣời, mỗi thời đại. Đến lƣợt mình, Chế Lan Viên trƣớc hết là nói sự trải nghiệm, chiêm nghiệm của riêng mình, nói sự tự giác trong nhận thức của mình để góp thêm một tiếng nói làm sâu sắc hơn vai trò của nghệ thuật thi ca, đặc biệt là trong thời đại Cách mạng. Giữa nền thơ lấy hiện thực cách mạng làm đối tƣợng phản ánh, lấy phục vụ cách mạng làm mục đích, Chế Lan Viên bằng tài năng tƣ duy sắc sảo đã có những quan niệm riêng của mình về tính có ích của thơ. Những quan niệm ấy đƣợc ông trình bày thành một hệ thống chặt chẽ, không chỉ ở trong những trang phê bình và tiểu luận mà còn ở trong những bài thơ nhƣ Nghĩ về nghề; Sổ tay thơ; Nghĩ về thơ, nghĩ về nghề, nghĩ...Trong những bài thơ này, quan niệm của Chế Lan Viên về vai trò của thơ ca đƣợc ông trình bày sâu sắc với một hệ thống hình tƣợng mang tính suy luận chặt chẽ. Vì vậy có thể coi đây là những trang tiểu luận bằng thơ hết sức tài hoa của Chế Lan Viên.
Theo Chế Lan Viên, thơ cần có ích. Hai chữ “có ích” trong quan niệm của Chế Lan Viên xuất phát từ phƣơng châm phục vụ chính trị của thơ trong thời đại Cách mạng.
Cuộc sống cần thơ, hiện thực kháng chiến cần thơ. Nếu nhƣ thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống thì cuộc sống cũng rất cần những lời đồng vọng của thơ ca:
“Đời cần thơ nhƣ cần hồn chiến trận Cần tiếng sáo thổi lòng thời đại
Cần giao liên dẫn dắt qua đƣờng”
(Nghĩ về thơ)
Trong bài tiểu luận Thơ ở nƣớc chúng tôi đang đánh Mỹ, ông đem so sánh sự cần thiết của thơ nhƣ “cần thiết mặt trời, cần thiết ánh sáng, cần thiết hoa lá, cần thiết vũ khí”[85, tr. 149]. Ý nghĩa của thơ, trong quan niệm của Chế Lan Viên nằm ở chỗ, có thể làm cho cuộc sống con ngƣời trở nên sâu xa hơn, chỉ mƣời phút có thể sống cả một năm. “Thơ ca không kéo dài cuộc sống của con ngƣời, nhƣng nó làm cho cuộc sống có một dung tích lớn hơn”[85, tr. 149]. Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nƣớc có chiến tranh, khi mà ở đâu đâu trên mảnh đất Việt Nam này cuộc sống và cái chết song hành hiện hữu thì “thơ ca đối với chúng tôi cực kỳ cần thiết nhƣ một ngƣời cố vấn, nhƣ ngƣời yêu, ngƣời mẹ an ủi chúng tôi. Nhân dân không thể sống không có thơ ca, cũng nhƣ không có vũ khí”[85, tr. 149].
Từ những trăn trở của Chế Lan Viên về Cuộc sống và nhà văn, ngƣời đọc hiểu thêm về nỗi băn khoăn của ngƣời nghệ sỹ trên hành trình đƣa thơ trở thành vị muối hay giọt mật cho đời. Đi đến với các nhà máy, ngắm những ống khói ngút trời trong niềm vui sƣớng hân hoan trƣớc những đổi thay của đất nƣớc, Chế Lan Viên tƣởng có thể trong một tuần, làm nhanh cũng đƣợc độ bảy tám bài hay một trƣờng ca độ 900 câu. Để rồi, khi đến gần hơn với cuộc sống ở nơi đây, ngƣời thi sĩ ấy mới nhận ra: “không thể dứt áo ra đi, vứt lại đấy một bài thơ ta tuy thích mà họ (những ngƣời công nhân) không cần”[85, tr. 293]. Ngƣời nghệ sỹ đi thực tế để khơi nguồn sáng tác nhƣng đồng thời cũng là để hiểu cho thấu những nhu cầu của cuộc sống đối với thơ ca, để làm thế nào cho mỗi tác phẩm thi ca đƣợc viết nên từ những nguồn cảm hứng lớn ấy có thể trở lại cuộc sống thắp sáng những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống muôn hình muôn dạng, phức tạp và đa chiều.
Giữa những con ngƣời bảo vệ sự sống, tạo ra sự sống, Chế Lan Viên thấy thi ca cũng cần có nhiệm vụ “Làm cái gì có ích cho những con ngƣời ấy?”[85, tr. 179] Tức là thơ ca có thể tiếp thêm sức mạnh, có thể thổi bùng lên tình yêu hay sự căm hờn, có thể khiến con ngƣời trở về từ những đau thƣơng mất mát và vẫn có thể ngời lên niềm tin yêu hi vọng. Đặt thơ trong mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, không chỉ của một con ngƣời mà là của cả dân tộc, nhiệm vụ của thơ vì thế càng trở nên lớn lao hơn bao giờ hết:
“Ta sống những năm viên đạn nặng hơn ngƣời Nhiệm vụ thơ nặng hơn trang giấy, các tài thơ”
(Thời sự hè 72, bình luận)
Trong bài viết Nền văn hoá từ cuộc sống, Chế Lan Viên thêm một lần nữa nói rõ hơn về nhiệm vụ của thơ: “Làm cái gì có ích cho những con ngƣời ấy? Cho bà mẹ ban đêm bế con xuống hầm, ngày mai vẫn đủ sức, tinh thần gieo gặt các mùa màng? [...] Cho các chiến sỹ hạ máy bay, giữa hai trận đánh lại vẫn yêu đời, đến hôn những bông hoa bên mân pháo của mình? Làm cái gì cho giữa chiến tranh, họ vẫn có tâm hồn ngày một nâng cao; ở ngoài đời là tiếng bom, nhƣng trong hồn họ vẫn là tiếng hát”[85, tr. 179].