Giải pháp 2: Quản lí việc thực hiện nghiêm túc các quy chế

Một phần của tài liệu Một so giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiềm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đh y khoa vinh (Trang 75)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Giải pháp 2: Quản lí việc thực hiện nghiêm túc các quy chế

kiêm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên

3.2.2.1. Mục đích

Tạo ra môi trường nghiêm túc, khách quan, công bằng trong hoạt động thi và kiểm tra, đánh giá KQHT.

Tạo thành thói quen trao đổi, tương tác thẳng thắn giữa GV và sv về hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG.

Hạn chế và tiến tới không còn tiêu cực, gian lận trong thi cử.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

Đảm bảo tạo mọi điều kiện tốt về kinh phí, thời gian, trang thiết bị phục vụ nhu cầu của GV, cán bộ, nhân viên và sV nhằm khai thác và thực hiện tốt nội dung các quy định trong quy chế thi, kiêm tra.

Quản lý, theo dõi, nhắc nhử việc chấp hành các quy định và quy trình trong KTĐG. Khuyến khích và tạo điều kiện cộng tác giữa GV, nhân viên và

Thường xuyên cập nhật thông tin trên website của nhà trường về các văn bản liên quan tới hoạt động KTĐG và QL KTĐG của các đon vị trong trường.

Công khai nội dung và những vấn đề còn yếu kém trong công tác KTĐG và QL KTĐG của toàn trường ở các khâu: lập kế hoạch, ra đề thi, coi thi, chấm thi, xử lí kết quả thi, QL kết quả thi, QL bảo quản bài thi. Đồng thời xin ý kiến đóng góp của GV, cán bộ, nhân viên và sv nhằm khắc phục những yếu kém và phát huy tốt hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG.

3.2.2.3. Cách tiến hành giải pháp

Tố chức tuyên truyền trong toàn thể GV, cán bộ nhân viên và sv về mục tiêu, nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện quy chế thi, kiểm tra. Thông tin trên website toàn bộ nội dung quy chế và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan đến quy chế KTĐG.

Phối hợp với các tố chức, đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sv cùng tham gia: tổ chức cho toàn thể đoàn viên Công đoàn, Đoàn thanh niên tham gia học tập, nâng cao hiểu biết về quy chế, tổ chức thi tìm hiểu về quy chế thi, kiểm tra dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tổ chức các lớp học, hoặc tập huấn, hoặc hội thảo, hay báo cáo chuyên đề... cho GV, cán bộ và nhân viên tham gia công tác ĐT hoặc trực tiếp tham gia hoạt động KTĐG trong đưn vị mình.

Việc yêu cầu sv thực hiện đúng nội dung quy chế cần được thực hiện ngay từ tuần đầu tiên khi sv tham gia sinh hoạt Tuần lễ công dân, học chính trị đầu năm. Sau đợt sinh hoạt này sv được tổ chức thi tìm hiểu về quy chế, viết báo cáo thu hoạch trong đó có nêu những ý kiến đóng góp, kiến nghị với nhà trường. Các kết quả này nên được tính và đưa vào diêm rèn luyện cho sv.

Phòng KT & ĐBCL là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp xây dựng, các biện pháp nhằm thực hiện tốt quy chế, tư vấn cho Hiệu trưởng để sửa đổi, bổ

sung những điều cần thiết trong quy chế KTĐG cho phù hợp hon với điều kiện thực tế. Là đơn vị chịu trách nhiệm chính về việc xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và là đơn vị tham gia trực tiếp QL KTĐG KQHT của sv.

3.2.3. Giải pháp 3: Quản lí việc tiếp tục xây dụng và sử dụng có hiệu quả ngân hàng đề thi các bộ môn

Sử dụng ngân hàng câu hỏi thi là chủ trương chung của BGD&ĐT trong thời gian gần đây. Nhiều trường đại học, cao đăng trong nước đã xây dựng được các ngân hàng đề thi phù hợp với thực tiễn ĐT. Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng đó Trường Đại học Y Khoa Vinh đã đầu tư được phần mềm QL ngân hàng đề thi có tích họp chức năng tổ chức thi trắc nghiệm trên hệ thống máy tính. Tuy nhiên việc xây dựng câu hỏi cho ngân hàng đề thi tới nay vẫn chưa tiến triên chứ chưa nói đến sử dụng có hiệu quả. Chính vì vậy, luận văn đã lựa chọn xây dựng giải pháp này với mong muốn ngân hàng đề thi của nhà trường phát triển phong phú về số lượng, đảm bảo chất lượng, được sử dụng hiệu quả vào hoạt động KTĐG và hoạt động giảng dạy.

3.2.3. ỉ. Mục đích

Tố chức xây dựng ngân hàng đề thi các bộ môn phong phú về số lượng, có chất lượng, bao phủ các nội dung cần KTĐG của tìmg bộ môn.

QL sử dụng có hiệu quả ngân hàng đề thi, tiến tới triển khai thi TNKQ trên hệ thống máy vi tính nội bộ của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

QL sử dụng ngân hàng đề thi từ kiểm tra học trình tới thi học phần và thi tốt nghiệp, bước đầu sử dụng ngân hàng cho thi viết tự luận sau đó tiến tới TNKQ trên phiếu trả lời và TNKQ trên hệ thống mạng nội bộ. Đồng thời QL sử dụng ngân hàng đề thi cho hoạt động giảng dạy.

Xây dựng kế hoạch thường xuyên cập nhật đề thi, câu hỏi cho ngân hàng ở tất cả các bộ môn.

3.2.3.3. Cách tiến hành giải pháp

Hiện tại nhà trưừng đã đầu tư phần mềm QL ngân hàng đề thi. Đây là phần mềm tương đối hoàn chỉnh đế QL ngân hàng câu hỏi, đề thi nhưng chưa được đưa vào sử dụng vì nhiều lí do, trong đó quan trọng nhất là không có câu hỏi, đề thi làm cơ sở dữ liệu. Vì vậy, trước hết là cần phân công cho cán bộ có năng lực chuyên môn, có kĩ năng tin học cần thiết để tiếp quản phần mềm, tiến hành cài đặt trên hệ thống máy chủ của nhà trường, tiến hành phân cấp QL phần mềm, phân công cho các cán bộ, GV khác ở các đơn vị các nhiệm vụ cụ thể để QL phần mềm theo phân cấp.

Phòng KT & ĐBCL tư vấn cho Hiệu trưởng về phân công cán bộ, GV biên soạn nội dung đề thi, câu hỏi cho mỗi chuyên ngành, mỗi bộ môn. Tiến hành tập huấn chuyên môn về ra đề thi, câu hỏi theo mục tiêu, theo nội dung, theo trọng số cần KTĐG đối với mỗi môn học; mỗi môn học cần cử ít nhất một GV có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy tiến hành ra đề thi, câu hỏi cho môn mình phụ trách ngay từ đầu năm học tới; xin ý kiến đóng góp từ tổ bộ môn để thống nhất về mục tiêu và nội dung; mỗi đề thi, câu hỏi nhất thiết phải được duyệt từ cấp tố bộ môn. Đồng thời cũng cần tập huấn cho các GV, CBQL được phân công phụ trách về việc xây dựng đề thi, câu hỏi theo mẫu chung thống nhất của phần mềm, có như vậy việc đưa câu hỏi vào hệ thống phần mềm mới tiến hành được.

thi nhằm đánh giá sự phù hợp, độ tin cậy và độ giá trị của đề thi từ đó có kế hoạch cho việc đưa vào sử dụng chính thức; xây dựng kế hoạch nâng cấp phần mềm, nâng cấp ngân hàng, bố sung, sửa chữa đề thi, câu hỏi khi cần thiết.

Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng ngân hàng đề thi vào hoạt động thi, kiêm tra, trước mắt là sử dụng cho các bài thi kết thúc học phần đối với các môn học mà GV nhà trường đã xây dựng được, tiến tới hoàn thiện ngân hàng đề thi cho hầu hết các bộ môn và sử dụng trong toàn trường từ kiểm tra học trình tới thi tốt nghiệp cuối khóa.

Xây dựng kế hoạch thường xuyên bảo dưỡng hệ thống máy chủ, máy trạm phục vụ cho ngân hàng đề, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng đề thi.

Khi ngân hàng đã có số lượng đề thi, câu hỏi tin cậy đủ lớn có thể sử dụng ngay nội dung của đề thi, câu hỏi đưa vào phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy (ngân hàng đề thi giờ trở thành tài liệu tham khảo). Đây cũng là kênh thông tin rất hữu ích cho GV và sv trong công tác này nhằm nâng cao chất lượng ĐT nói chung và nâng cao kết quả hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG.

3.2.4. Giải pháp 4: Quản lí việc thực hiện tốt các hình thức thi, kiếm tra và đánh giá kết quả học tập (kiếm tra tliuờng xuyên, kiểm tra định kì, làm bài tập thực hành, thực tế, thực tập tốt nghiệp)

3.2.4.1. Mục đích

Thống nhất trong toàn trường về hình thức tổ chức thi, quy trình KTĐG KQHT của sv cho phù họp với điều kiện cụ thê từng môn học, phù hợp với từng chuyên ngành ĐT, từng hệ ĐT.

Tạo môi trường thuận lợi cho GV sử dụng phong phú các hình thức thi, KTĐG KQHT của sv nhằm đánh giá đúng trình độ nhận thức, kĩ năng, thái độ của sv tạo ra sự công bằng, khách quan trong hoạt động KTĐG.

3.2.4.2. Nội dung giải pháp

Xây dựng và hoàn thiện quy trình KTĐG cho mỗi hình thức thi, KTĐG. Với mỗi loại hình thức có quy trình cụ thê, chi tiết để GV có cơ sở ra đề, thực hiện cho phù họp và thống nhất.

Khuyến khích GV sử dụng kết hợp các hình thức KTĐG trong quá trình ĐT phù hợp với chuyên ngành, bộ môn mình phụ trách. Đảm bảo kết quả KTĐG là toàn diện.

Thống nhất cách thức QL các hình thức KTĐG từ cấp trường tới cấp khoa, tổ bộ môn.

3.2.4.3. Cách tiến hành giải pháp

Phòng KT & ĐBCL đóng vai trò là đơn vị chủ quản tố chức các đợt tập huấn hoặc kết hợp trong các đợt sinh hoạt chuyên môn nội dung về thi, KTĐG; làm rõ đặc trưng của mỗi hình thức.

Tố chức tập huấn cho CBQL, GV về các hình thức thi, kiểm tra. Giúp họ biết lựa chọn hình thức thi, kiểm tra cho đúng, cho phù hợp với môn mình phụ trách; giúp họ thấy được những hạn chế của từng hình thức đế sử dụng cho hợp lí, hiệu quả. Điều quan trọng là nâng cao trình độ lí luận và chuyên môn (nhất là vấn đề kĩ thuật) về cách xây dựng một quy trình KTĐG KQHT của SV; đặc biệt chú trọng tới vấn đề xây dựng bảng trọng số cho các mục tiêu, nội dung cần KTĐG (kiến thức, kĩ năng, thái độ), các kĩ thuật đánh giá độ khó, độ phân biệt; cách xác định độ tin cậy, độ giá trị của đề thi.

Tố chức thử nghiệm và rút kinh nghiệm những quy trình KTĐG đã xây dựng nhằm làm cho các quy trình phù hợp với điều kiện thực tế về sv, về chuyên ngành ĐT và về từng môn học cụ thể.

Song song là công việc nâng cao nhận thức cho sv về các loại hình KTĐG KQHT mà nhà trường hay sử dụng để họ có những phương án chuẩn bị tốt cho mỗi kì thi, kiểm tra

Xây dựng kế hoạch thi, kiểm tra ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch ngoài nêu rõ thời gian và các phuơng án tổ chức kì thi còn cần nêu rõ loại hình sẽ sử dụng cho từng ngành, từng môn; mục tiêu, nội dung sẽ KTĐG nhằm giúp định hướng học tập cho sv và giúp họ chủ động trong hoạt động học tập và hoạt động thi, kiểm tra. Trong kế hoạch yêu cầu tăng cường KTĐG thưừng xuyên nhằm đánh giá cả quá trình, khắc phục chỉ đánh giá kết quả cuối cùng như hiện nay.

Với những hình thức làm bài tập thực hành cần xác định rõ nội dung KTĐG của từng bước thực hành trong quy trình từ nói lại, làm lại; tóm tắt, tổng kết; minh họa, làm rõ; đến dự đoán, đánh giá; áp dụng...

Với những loại hình như thực tế, thực tập tốt nghiệp Phòng KT & ĐBCL cần lập kế hoạch triển khai hoạt động học tập và kế hoạch KTĐG từ sớm đế các đơn vị có đủ điều kiện về thời gian, kinh phí cho triển khai từ khâu liên hệ cơ sở thực tế, thực tập tới thống nhất cách thức và phương án thi, kiểm tra với những cơ sở đó. cần thiết có thể giúp những cán bộ ngoài trường tham gia KTĐG kết quả thực tế, thực tập của sv hiểu rõ hơn về công tác

KTĐG.

Xây dựng phương án QL hoạt động KTĐG KQHT của sv theo từng bước của quy trình KTĐG. Việc này giúp cho công tác QL giảm được sức lao động nhưng lại tăng hiệu quả công việc.

Xây dựng kế hoạch thường xuyên rút kinh nghiệm, bổ sung những thiếu sót cho quy trình KTĐG ngày càng hoàn thiện. Bồ sung những lí luận, kiến thức, kĩ thuật mới về hoạt động KTĐG.

3.2.5. Giải pháp 5: Quản lí việc tăng cường xây dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và sử dụng công nghệ thông tin trong KTĐG KQHT của sv

QL ĐT nói chung nó còn góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lượng ĐT và nhất là góp phần vào QL hoạt động KTĐG. CNTT còn là công cụ đắc lực khi tổ chức thi TNKQ với một số lớn đối tượng trong cùng thời đi êm.

3.2.5.1. Mục đích

Hoàn thiện và nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả ĐT.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong nhà trường; hoàn thiện hệ thống QL ĐT nhằm phục vụ tốt nhất, nhanh nhất, chính xác nhất cho công tác QL KTĐG KQHT của sv.

QL thúc đẩy tăng cường sử dụng CNTT trong KTĐG và QL KTĐG

KQHT của sv.

3.2.5.2. Nội dung giải pháp

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, phòng học mới theo đúng dự án hoàn thiện cơ sở vật chất của nhà trường. Duy tu, bảo dưỡng các lớp học đã và đang sử dụng.

Xây dựng và triển khai đồng bộ hệ thống phần mềm QL ĐT gồm các chức năng chính: QL hồ sơ SV; QL kết quả rèn luyện, QL kết quả điểm kiểm tra, thi; QL cán bộ, GV, nhân viên; QL phòng học; QL chương trình, kế hoạch ĐT; QL và xếp thời khóa biểu; QL cấp phát văn bằng, chứng chỉ. Hiện nay hệ thống này đang được nhà trường triển khai xây dựng nhưng chưa được đồng bộ, chưa khai thác hết công suất hệ thống. Vì vậy, vấn đề QL và đưa vào vận hành có hiệu quả hệ thống là hết sức quan trọng, nâng cấp thường xuyên cho phù hợp với quy chế ĐT, phù hợp với quy mô ĐT... Hệ thống này giúp cho công tác QL KQHT của sv trong trường hết sức tiện lợi, nhanh chóng và chính xác

không những thế nó là công cụ hữu hiệu để sv đăng kí học tập trực tuyến khi quy chế ĐT chuyển sang học chế tín chỉ. Ngoài ra, hệ thống email, hệ thống thông báo nội bộ cũng là những công cụ hữu hiệu phục vụ QL ĐT, giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Cung cấp cho sv tài khoản riêng, mỗi tài khoản này có những quyền và lợi ích nhất định trên cống thông tin của nhà trirờng; mỗi tài khoản này sẽ có đủ thông tin về kết quả kiểm tra, đánh giá của sv đó nhằm giúp các em theo dõi đuợc tiến độ học tập của mình và có những ý kiến phản ánh, đề xuất kịp thời; nó cũng là nơi đê sv trao đổi kinh nghiệm học tập, tu liệu và giải trí...

Việc hoàn thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng thông tin đuợc trung tâm tin học, Phòng KT & ĐBCL và các phòng ban liên quan kết hợp xây dựng kế hoạch; thiết kế hệ thống... sau đó triển khai kí kết hợp đồng với công ty viết phần mềm; hàng năm đều có nâng cấp, sửa chữa, bảo dirỡng cho phù hợp với quy chế ĐT, phù hợp với điều kiện thực tế ĐT của nhà trirờng.

3.2.5.3. Cách tiến hành giải pháp

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, sớm đua vào sử dụng các phòng học mới, duy tu - bảo duỡng các phòng học cũ. Tăng cuờng sử dụng các thiết bị đa plnrơng tiện đã đuợc lắp đặt trong các phòng học vào giảng dạy; hiện đã có nhiều phòng học đirợc trang bị máy chiếu đa năng, máy tính nhung chua đirực sử dụng; chủ truơng của nhà truờng tiếp tục trang bị các thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy; các phòng học đặc thù cho ngành Ngoại ngữ và Tin học chua đirợc sử dụng triệt để. Huy động tối đa các phòng học cho các đợt thi nhằm đảm bảo khoảng cách giữa các thí sinh, đảm bảo các điều kiện khác cho sv làm bài.

Chuẩn bị các văn bản, tài liệu, quy chế ĐT, các quy định có liên quan tới QL ĐT, QL KTĐG. Đây là khâu hết sức quan trọng đê đề ra mục đích

Một phần của tài liệu Một so giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiềm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đh y khoa vinh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w