Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một so giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiềm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đh y khoa vinh (Trang 64)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Mặt mạnh

Trong thời gian vừa qua, nhà trường đã kiêm soát khá tốt công tác ĐT và chất lượng ĐT; công tác KTĐG và QL KTĐG đã được nhà trường quan tâm, thực hiện theo kế hoạch ĐT nói chung; đã đạt được nhiều thành quả.

- Phần nhiều CBQL, GV và sv trong trường thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng và mục đích của hoạt động KTĐG; các hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG tuy chưa mang lại hiệu quả như mong muốn nhưng vẫn duy trì khá tốt nề nếp học tập trong nhà trường, kết quả KTĐG của nhà trường đã được người sử dụng lao động chấp nhận như là một tiêu chí trong tuyển chọn nhân lực ở địa phương.

- Có nhiều GV, CBQL tâm huyết với sự nghiệp ĐT của nhà trường; tích cực tham gia vào các hoạt động đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và hoạt động KTĐG. Đã có đề tài khoa học, công trình nghiên cứu liên quan tới nâng cao chất lượng ĐT và đề cập đến nâng cao hiệu quả hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG.

- Công khai kết quả KTĐG được nhà trường quan tâm sâu sắc, cuối mỗi kì học, năm học đều có thành lập các hội đồng xét chất lượng học tập và

- Công tác QL điểm thi của sv toàn trường được nhà trường đặc biệt quan tâm, đã tin học hóa được khâu này thông qua phần mềm QL ĐT, kết quả học tập của sv trong từng kì học, từng năm học được chiết xuất và thống kê rất nhanh chóng và tiện lợi theo các biểu mẫu thống kê của nhà trường.

2.5.2. Mặt yếu kém

- Còn một bộ phận nhỏ CBQL, GV và sv chưa thấy rõ, chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và mục đích của hoạt động KTĐG trong quá trình ĐT. “Sức ỳ” về nhận thức của số ít các thành viên trong nhà trường còn lớn, khó thay đối, khó tư duy theo chiều hướng năng động, tích cực.

- Thiếu CBQL có năng lực, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực lập kế hoạch ĐT, QL hoạt động KTĐG nhất là ở cấp các khoa, tổ - chủ thế trực tiếp của hoạt động KTĐG và QL hoạt động KQHT KQHT của sv.

- Công tác ra đề và đánh giá chất lượng đề thi chủ yếu dựa vào năng lực cá nhân mà chưa có quy trình cụ thể, không mang tính chuyên nghiệp. Đe thi đánh giá mức độ tích lũy kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học ở mức thấp; nghĩa là đánh giá “thuộc” kiến thức là chính nên sv có thẻ quay cóp bài mà không cần tư duy (nói cách khác là dạy và học đều không cần nhiều tư duy); điều này lí giải vì sao vẫn còn tiêu cực trong thi cử, diêm số có thể cao nhưng năng lực không cao, sản phẩm của ĐT còn ở mức chất lượng trung bình.

- Thiếu sự phân cấp trong QL hoạt động KTĐG. Sự phối hợp giữa các bộ phận, thành viên trong nhà trường chưa đồng bộ và nhất quán, thiếu sự đôn đốc của các cấp QL. Quá trình triển khai các văn bản chỉ đạo tói cơ sở chưa được quan tâm sâu sắc, các chủ trương của nhà trường đôi lúc chính CBQL và GV không nắm bắt được.

tiêu, nội dung của KTĐG chưa thống nhất và thể hiện ở kết quả; hoạt động KTĐG với hoạt động nâng cao chất lượng ĐT, đối mới nội dung, phương pháp giảng dạy không ăn nhập với nhau; tổ chức chấm thi chưa thực sự đảm bảo đúng quy chế, vẫn có tiêu cực trong hoạt động này.

- Việc sử dụng đa dạng các hình thức KTĐG nhằm có được kết quả tổng quát, có được các kết quả tối ưu, toàn diện còn rất hạn chế, chưa được sự quan tâm thực sự từ CBQL cấp trên.

- Tính dự báo về quy mô ĐT trong thời gian sắp tới còn yếu (chưa có kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn) nên sự chuẩn bị các nguồn lực phục vụ ĐT và phục vụ hoạt động KTĐG cũng như QL hoạt động KTĐG còn yếu.

- Còn hạn chế về vấn đề sử dụng tối đa cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng CNTT của nhà trường vào hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG một cách thống nhất từ cấp trường tới cấp khoa tổ.

2.5.3. Nguyên nhân của yếu kém

- Một trong những nguyên nhân của yếu kém là thuộc về CBQL, cả CBQL cấp trường và cấp khoa. Chưa xác định đúng đắn hoạt động KTĐG có ảnh hưởng thế nào tới quá trình ĐT. Chưa có tinh thần tự học tự nghiên cứu về các lĩnh vực của KTĐG. Nghiệp vụ của một số CBQL còn yếu bởi vì nhiều CBQL là các GV vừa giảng dạy, vừa tham gia công tác QL. vấn đề phẩm chất chính trị chưa được coi trọng.

- Nguyên nhân tiếp theo là từ phía GV. Còn một số GV chưa có nghiệp vụ sư phạm nên giảng dạy và KTĐG với họ còn nhiều khó khăn. Nhiều GV chưa thường xuyên cập nhật các lí luận hiện đại về KTĐG KQHT; phần lớn là họ thực hiện theo cảm tính chủ quan. Khả năng tự nghiên cứu chưa cao.

động KTĐG KQHT, chưa thấy tác dụng ngược của KTĐG, chưa thấy những thiếu hụt về kiến thức, kĩ năng của mình qua KTĐG để có kế hoạch bô sung.

- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Quy mô ĐT ngày càng mở rộng nhưng cơ sở vật chất phát triển chưa tương ứng, còn tình trạng dồn ghép phòng thi, chưa đảm bảo khoảng cách cần thiết giữa các sv. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học và QL KTĐG còn yếu; hệ thống CNTT trong trường tương đối hiện đại nhưng chưa được sử dụng hiệu quả.

- Mối quan hệ của các cấp QL công tác KTĐG trong nhà trường, mối quan hệ giữa GV với sv và mối quan hệ tổng hòa của các nhân tố QL KTĐG - GV - sv chưa thực sự được quan tâm.

2 5.4. Phương hướng khắc phục

- Nâng cao nhận thức cả về lí luận, chuyên môn, nghiệp vụ KTĐG. Vấn đề này phải đặt thành yêu cầu với CBQL&GV. Có thê thực hiện qua các hội thảo, hội nghị, các đợt tập huấn. Điều quan trọng là CBQL&GV phải có tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Nhất thiết phải bồi dưỡng nghiệp vụ QL KTĐG cho CBQL phụ trách công tác này, không có phương pháp luận thì không thể nói đến hiệu quả công việc.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và thực hiện nghiêm túc quy chế ĐT, quy chế KTĐG KQHT cho sv. Có sự thống nhất trong hành động nghiêm túc từ CBQL tới sv. Đấy thành phong trào “thực hiện nghiêm túc quy chế KTĐG” trong nhà trường. Quán triệt sâu sắc chỉ đạo của BGD&ĐT về “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD”

- Hoàn thiện quy chế KTĐG phù hợp với thực tế ĐT tại nhà trường. Đây là cơ sở đê thực hiện nghiêm túc, nó cũng là cơ sở đê QL việc thực hiện nghiêm túc hoạt động KTĐG KQHT.

Song song với nâng cao nhận thức về KTĐG là tiến hành xây dựng quy trình tổng quát, quy trình chi tiết cho hoạt động KTĐG nói chung và cho từng

hình thức KTĐG nói riêng; lập thang bậc chất lượng ĐT, tương ứng là lập thang bậc đánh giá chất lượng.

Sử dụng ngân hàng câu hỏi cũng là hướng tốt đê khắc phục các yếu kém nêu trên. Trước hết là xây dựng ngân hàng câu hỏi môn học (tự luận và TNKQ) với số lượng thích hợp (ít nhất 1 tiết học cần 10 câu, như vậy 1 đơn vị học trình tương đương 150 câu) và đảm bảo chất lượng. Ngân hàng câu hỏi môn học cũng được dùng làm chuẩn kiến thức cho môn học đế thầy và trò biết dạy và học thế nào là đạt chuẩn.

- Sử dụng tối đa và có hiệu quả cơ sở vật chất, hệ thống CNTT của nhà trường; kết hợp với hệ thống ngân hàng câu hỏi, đề thi có chất lượng và với số lượng phù hợp; tiến tới tổ chức thi TNKQ trên hệ thống mạng máy tính của nhà trường. Ngoài ra nó còn là biện pháp hữu hiệu đế đa dạng hóa các loại hình ĐT (tại chức, từ xa, E-learning...) mà vẫn giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng ĐT.

Tiểu hết chương 2

Có thể nói KTĐG KQHT của sv là yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và chất lượng đào tạo. Trường Đại học Y Khoa Vinh đang từng bước khẳng định với địa phương, với xã hội về chất lượng ĐT của nhà trường thông qua nhiều hoạt động thiết thực trong đó có nâng cao hiệu quả của QL KTĐG KQHT nói riêng và nâng cao hiệu quả của hoạt động QL ĐT nói chung.

Trong chương này luận văn đã đánh giá được thực trạng của hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG KQHT của sv của nhà trường. Qua đó thấy được những điểm mạnh, những việc đã làm được và những thiếu sót, hạn chế và những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực cần được khắc phục trong thời gian tới. Vấn đề cơ bản là xây dựng quy chế, quy trình KTĐG phù hợp, QL theo

này nhà trường đã bắt đầu triển khai nhưng mới dừng ở chủ trương chung, để làm được việc này cần có những bước như nâng cao nhận thức, năng lực cho toàn thể thành viên trong nhà trường. Đây chính là cơ sở thực tiễn đẻ luận văn đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu lực QL hoạt động KTĐG KQHT của sv

trong trường - nhằm mục tiêu cuối cùng là khăng định chất lượng đào tạo của nhà trường.

Chương 3

MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QƯẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KÉT QUẢ HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

3.1. Nhũng nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QL hoạt động KTĐG của sinh viên Trường Đại học Y Khoa Vinh

Những nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Y Khoa Vinh

Hiện nay, Trường Đại học Y Khoa Vinh đang phát triển mạnh mẽ theo hướng mở rộng quy mô ĐT: số lượng sv dự thi và được tuyển vào trường ngày càng tăng nhanh; quan tâm phát triển thêm nhiều mã ngành ĐT mới; nâng cao chất lượng ĐT;. Chính vì vậy, KTĐG và QL KTĐG KQHT của sv

cũng cần có những đổi mới, cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả KTĐG và QL KTĐG cho phù hợp với sự phát triển của nhà trường và đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động của địa phương và xã hội.

Việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác QL KTĐG Trường Đại học Y Khoa Vinh cần tuân theo các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc kế thừa

Việc xây dựng các giải pháp QL KTĐG KQHT cần dựa trên nguyên tắc kế thừa. Ke thừa các giải pháp QL được đánh giá là có hiệu quả; kế thừa các giải pháp QL KTĐG được coi là thành công ở các trường cao đẳng và đại học khác. Vấn đề là kế thừa có chọn lọc: chọn những điểm mạnh, những thành công; khắc phục những khuyết diêm, yếu kém; chọn những điếm phù hợp với thực tế ĐT của nhà trường.

Cơ sở để xây dựng các giải pháp phải dựa trên những lí luận về hoạt động KTĐG và QL KTĐG KQHT; dựa vào thực tế hoạt động QL ĐT; dựa

trên những thành tựu, sáng kiến, kinh nghiệm đã được tổng kết trong GD; dựa trên những quy luật chung nhất của khoa học QLGD.

3.1.2. Nguyên tắc phát triên

Xây dựng các giải pháp QL KTĐG KQHT cần dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững. Ngoài dựa theo những giải pháp QL có hiệu quả trên cần chú ý tới tính hiện đại, tính phù hợp với hoạt động ĐT trong giai đoạn phát triển mới của xã hội.

Hoạt động giảng dạy đang được đổi mới liên tục cả về nội dung và phưotig pháp, dần phù hựp với yêu cầu của xã hội thì các giải pháp QL KTĐG KQHT đề xuất cũng phải dựa vào tính phù họp này.

3.1.3. Nguyên tắc có tính khả thi

Các giải pháp đề xuất cần tuân theo nguyên tắc có tính khả thi (khả năng thực hiện được). Tính khả thi ở đây đề cập tới sự phù họp của lí luận với thực tiễn; các giải pháp QL đề xuất phải có lí luận chặt chẽ nhưng đồng thời phải phù hợp với đặc điểm của Trường Đại học Y Khoa Vinh: từ phù hợp với

sv đến GV đến phù hợp với các nhân tố khác trong nhà trường.

3.1.4. Nguyên tắc có tỉnh hiệu quả

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động kiếm tra - đánh giá ở Trường Dại học Y Khoa Vinh

QL hoạt động KTĐG không chỉ là QL kết quả cuối cùng của quá trình ĐT mà là QL từng khâu, từng bước thực hiện trong suốt quá trình ĐT. Qua đó, kịp thời phát hiện sai sót trong quá trình, kịp thời phát hiện ưu khuyết điểm để điều chỉnh kế hoạch, chương trình giảng dạy, kịp thời động viên khen thưởng cho phù hợp với mục tiêu ĐT đã đề ra. Do đó, hoạt động KTĐG KQHT của sv là một trong những vấn đề quan trọng trong hoạt động ĐT.

Qua nghiên cứu lí luận hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG, qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG KQHT của

sv trong nhà trường trong thời gian vừa qua, chúng tôi đề xuất 5 giải pháp nhằm năng cao hiệu lực QL hoạt động KTĐG của Phòng KT & ĐBCL, đơn vị chủ đạo trong hoạt động này ở Trường Đại học Y Khoa Vinh. Năm giải pháp đó là:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBỌL, GVvà SVvề việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi và kiếm tra, chong tiêu cực trong thi cử

Giải pháp 2: Quản lí việc thực hiện nghiêm túc các quy chế thi, kiếm tra và đánh giá KQHT của Sỉr

Giải pháp 3: Quản li việc tiếp tục xây dựng và sử dụng có hiệu quả ngân hàng đề thi các bộ môn

3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và S V v ề việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi và kiểm tra, chong tiêu cực trong thi cử

3.2.1. ỉ. Mục đích

Giúp nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, GV, nhân viên và học sinh sv toàn trường về thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra. Từ nhận thức đầy đủ sẽ giúp cho việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi kiểm tra, qua đó tiêu cực trong thi cử sẽ giảm dần và chấm dứt, ý nghĩa của KTĐG được làm rõ.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

Đẻ nâng cao nhận thức về thực hiện nghiêm túc quy chế thì cần nâng cao nhận thức ở tất cả các khâu của toàn bộ quá trình thi và kiểm tra. Cụ thế, luận văn chọn ra vấn đề nâng cao nhận thức ở các khâu:

Nhận thức ở khâu xác định đúng các mục tiêu, nội dung đánh giá. cần phân định rõ mục tiêu nào “phải biết”, mục tiêu nào “cần biết” và mục tiêu nào “nên biết”. Từ các mục tiêu đó xây dựng bảng trọng số cần KTĐG cho từng nội dung, vấn đề này cần được nhận thức sâu sắc ở mỗi cán bộ GV, các mục tiêu đánh giá (cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ) cần được thông báo cho sV biết ngay từ khi bắt đầu dạy môn học.

Nhận thức ở khâu ra đề và chấm thi. Có thế nói đây là vấn đề dễ thấy nhất, dễ đổi mới nhất trong toàn bộ quá trình vỉ hầu hết các cán bộ, GV và sv

được hỏi đều cho rằng đây là giải pháp rất cấp thiết và khả thi trong việc đổi mới hoạt động KTĐG. Tuy nhiên ra đề thi, kiêm tra là cả vấn đề về lí luận và thực tiễn, ở khâu này cần nâng cao cả nhận thức lí luận và năng lực ra đề thi, quy định ra đề thi theo bảng trọng số, quy định đáp án rõ ràng, chi tiết, phản ánh đúng nội dung, đo được các mặt, các mức độ của mục tiêu và nội dung môn học.

Nhận thức ở khâu thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra phải được thống nhất trong toàn thể CBQL, GV cho tới sv.

Nhận thức ở khâu tính điểm thi, kiểm tra và công bố kết quả: khâu này

Một phần của tài liệu Một so giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiềm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đh y khoa vinh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w