Tiến trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến kết quả công việc của nhân viên thuộc các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 38)

Đề tài tiến hành nghiên cứu thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ với cỡ mẫu là 200 quan sát và nghiên cứu chính thức với cỡ mẫu là 350 quan sát. Các bước cụ thể trong tiến trình nghiên cứu của đề tài được trình bày như Hình 2.2.

Hình 2.2 Tiến trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1

29

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ năm 20121

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Đơn vị hành chính của Thành phố Cần Thơ gồm 5 quận ( Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện ( Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn ( 5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng 1

30

bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, Thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế 3.1.2.1 Công nghiệp 3.1.2.1 Công nghiệp

Công nghiệp là thế mạnh quan trọng của Thành phố Cần Thơ, đang được phát triển với nhiều ngành nghề, sản phẩm đa dạng. Các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố là: chế biến lương thực – thực phẩm, thủy sản, dược phẩm, cơ khí, may mặc, vật liệu xây dựng…

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Thành phố Cần Thơ ưu tiên hợp tác phát triển các ngành: công nghiệp chế biến nông, thủy sản; ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí gia công kim loại: đóng tàu, sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất thiết bị toàn bộ, máy móc và thiết bị nông nghiệp, cơ điện tử, sản xuất phụ tùng, chi tiết máy…; ngành công nghiệp hóa chất bao gồm cả hóa chất cơ bản, phân bón và hóa dầu, khí đốt, hóa dược, hóa mỹ phẩm; ngành công nghiệp nhựa (nhựa gia dụng, bao bì, chai lọ, ống, nhựa kỹ thuật…); ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, nội dung số; ngành công nghiệp năng lượng, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; các ngành công nghiệp hỗ trợ…

Các ngành công nghiệp nêu trên đang có lợi thế cạnh tranh, có thị trường và giải quyết nhiều lao động. Trong chiến lược phát triển công nghiệp, Thành phố Cần Thơ sẽ tập trung phát triển năng lực nghiên cứu thiết kế sản phẩm và chuyển dịch sang các ngành công nghiệp chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao để tạo bước nhảy vọt về chất lượng phát triển, nâng cao năng suất lao động, đồng thời chuyển dịch và phát triển công nghiệp nông thôn, kết hợp phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững của thành phố.

3.1.2.2 Thương mại

Hoạt động thương mại của thành phố được đầu tư phát triển đa dạng, theo hướng văn minh, hiện đại với các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống tạo thị trường hàng hóa phong phú.

31

Với vị trí là trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ là nơi tập trung nguồn nguyên liệu chế biến, trung chuyển, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thương mại cho vùng và nhiều tỉnh khác trong cả nước để thực hiện mậu dịch với các nước trên thế giới. Cần Thơ hiện có quan hệ xuất, nhập khẩu với khoảng 84 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, thị trường châu Á chiếm 38,9%, thị trường châu Âu chiếm 10,6%, thị trường châu Mỹ chiếm 11,8%, thị trường châu Phi chiếm 9,2% và thị trường châu Úc chiếm 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.

Thành phố hiện có hơn 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thị trường, gồm: gạo, thủy sản, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, trứng muối, giày – dép, da thuộc, lông vũ, sắt thép, đinh dây…Trong đó, hai mặt hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố là: gạo (năm 2012 xuất 820.000 tấn, giá trị hơn 370 triệu USD), thủy sản (năm 2012 xuất 140.000 tấn, giá trị 470 triệu USD).

Cơ sở hạ tầng thương mại: hiện Thành phố Cần Thơ có:

+ 107 chợ, trong đó có 5 chợ hạng 1, mạng lưới chợ được phân bổ rộng khắp ở các địa phương trong thành phố rất thuận lợi cho việc mua bán, giao dịch hàng hóa.

+ 11 siêu thị đang hoạt động hiệu quả, thu hút khá đông lượng khách trong thành phố và các tỉnh lân cận trong vùng đến tham quan, mua sắm, nhất là vào các dịp lễ, Tết…

+ 01 chợ đầu mối chuyên canh lúa gạo cấp khu vực do Tổng công ty Lương thực Miền Nam đầu tư tại quận Thốt Nốt (Cần Thơ) đang triển khai thi công, với tổng mức vốn đầu tư 813 tỷ đồng, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2013.

3.1.2.3 Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của Thành phố Cần Thơ tiếp tục phát triển theo hướng tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, ứng dụng khoa học công nghệ với các mô hình sản xuất có hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường.

- Lúa là cây trồng có lợi thế của thành phố. Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2012 là trên 228.184 ha, sản lượng đạt trên 1.319.809 tấn, trong đó tỷ lệ giống lúa chất lượng cao đạt trên 80%.

- Thủy sản là lĩnh vực có nhiều tiềm năng của thành phố với diện tích nuôi trồng năm 2012 là 14.800 ha, sản lượng đạt 193.634 tấn.

32

- Cây ăn trái: Thành phố còn có 13.964 ha vườn cây ăn trái (cam, bưởi, nhãn, xoài, chôm chôm, chuối, dâu…) với tổng sản lượng đạt 85.000 tấn/năm.

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm của thành phố gồm có đàn trâu, bò gần 4.000 con, đàn heo 126.131 con, đàn gia cầm là 1.968.490 con.

3.2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC

Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Do đó, nguồn lao động dồi dào là một lợi thế của Việt Nam nói chung và của Thành phố Cần Thơ nói riêng.

3.2.1 Nguồn lao động

Như đã trình bày, Cần Thơ là trung tâm kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi. Điều này dẫn đến một số cư dân có cuộc sống khó khăn từ những tỉnh thành lân cận đến Cần Thơ lập nghiệp và định cư sinh sống, làm cho dân số của thành phố này có xu hướng tăng lên trong nhiều năm qua. Đồng thời, chất lượng cuộc sống người dân nơi đây không ngừng nâng cao do được tiếp cận với khoa học hiện đại, đặc biệt là giáo dục và y tế.

Theo cục thống kê Thành phố Cần Thơ, đến năm 2013 dân số của TPCT đạt 1.232.260 người, với mật độ dân số 875 người/km2. Trong đó có khoảng 675.055 người trong độ tuổi lao động, tăng 11.378 người, tốc độ tăng khoảng 1,7% so với năm 2012.

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2013

Hình 3.2 Số người trong độ tuổi lao động của Thành phố Cần Thơ

Biểu đồ cho thấy nguồn lao động của TPCT ngày càng dồi dào song vấn đề đảm bảo việc làm cho hầu hết số lao động này đang gặp rất nhiều khó khăn.

622825 663677 675055 590000 600000 610000 620000 630000 640000 650000 660000 670000 680000

33

Trong năm 2013, trên địa bàn TPCT chỉ giải quyết việc làm cho 647.985 người trong tổng số 675.055 người đang trong độ tuổi lao động, đạt 95,99%. Đồng thời, chỉ số phát triển của vấn đề giải quyết việc làm trong năm 2013 đạt 102%, tăng 2% so với năm 2012 với số lao động có thêm việc làm là 13.004 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của TPCT giảm liên tục trong ba năm 2011, 2012, 2013 (xem Bảng 3.1). Điều này là một chuyển biến tích cực cho thị trường lao động TPCT, chứng tỏ rằng các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động đang thực sự hiệu quả. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn có chiều hướng giảm trong năm 2013, từ 5,05% trong năm 2012 giảm xuống 4,74% trong năm 2013, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị có sự giảm thiểu rõ rệt từ 3,6% năm 2012 xuống còn 3,28% trong năm 2013.

Bảng 3.1 Tỷ lệ thất nghiệp phân theo thành thị, nông thôn

ĐVT: % Khu vực

Năm Thành thị Nông thôn Tổng số

2011 4,52 4,41 4,47

2012 3,6 5,05 4,11

2013 3,28 4,74 4,01

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2013

Ngoài ra, số lao động có việc làm được phân bổ không đồng đều giữa các loại hình kinh tế, chủ yếu lao động được phân bổ ở các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước. Năm 2012 con số này là 572.950 lao động, chiếm 90,03% trên tổng số 636.399 lao động đang có việc làm. Đến năm 2013, số lao động trong khu vực này chiếm 90,15% trên tổng số lao động (xem Bảng 3.2). Bảng 3.2 Cơ cấu phân bổ lao động theo loại hình kinh tế

ĐVT: % Loại hình kinh tế Năm Khu vực nhà nước Khu vực ngoài nhà nước Khu vực vốn đầu tư nước ngoài

2011 9,41 89,96 0,63

2012 9,48 90,03 0,49

2013 9,36 90,15 0,5

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2013

34

Mặc dù số người trong độ tuổi lao động khá đông nhưng không có nghĩa là thị trường lao động Cần Thơ đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Bởi số lao động có tay nghề, có chất lượng của TPCT đang còn rất hạn chế. Trong tổng số 675.055 lao động năm 2013 chỉ có gần 105782 người đã được đào tạo, chiếm 15,7%, mặc dù con số này có tăng lên so với năm 2012 (14,7%) nhưng vẫn không đáng kể.

Bảng 3.3 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo thành thị, nông thôn

ĐVT: % Khu vực

Năm Thành thị Nông thôn Tổng

2011 18,4 3,4 13,0

2012 19,8 4,6 14,7

2013 21,0 4,9 15,7

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2013

Sự chênh lệch về chất lượng nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 21%, trong khi ở nông thôn chỉ có 4,9% (xem bảng 3.3). Sự chênh lệch này là quá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của cả thành phố. Trong khi đó, lượng lao động từ nông thôn đến thành thị tìm việc là rất lớn. Nhưng mục đích chính của những lao động này lên thành phố không phải để học nghề, học việc mà tham gia vào các công việc mang tính chất thời vụ, buôn bán hoặc làm những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề. Nguồn cung lao động TPCT dồi dào và lớn hơn cầu về lao động, nhưng các doanh nghiệp vẫn kêu thiếu lao động. Nguyên nhân là do lao động trên địa bàn chỉ mới đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và còn khiến cho người lao động tự làm mất cơ hội việc làm cho bản thân.

3.2.3 Thu nhập của người lao động

Thu nhập của người lao động là các khoản thu được từ việc đầu tư công sức lao động, khoản thu này chủ yếu là từ tiền lương và là nguồn thu chính của người lao động, đồng thời cũng là yếu tố phản ánh chất lượng cuộc sống của họ. Ngoài ra, một phần nhỏ thu nhập của người lao động cũng có thể phát sinh từ những khoản trợ cấp của doanh nghiệp như trợ cấp đi lại, trợ cấp nhà trọ,...

Thu nhập bình quân của người lao động đang làm việc tai các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ năm 2013 là 48,9 triệu đồng/người/năm vào khoảng 4,075 triệu đồng/người/tháng, cao hơn 7,9 triệu

35

đồng so với năm 2012 (41 triệu đồng/người/năm và khoảng 3,416 triệu đồng/người/tháng), đồng thời cao hơn gần gấp đôi so với mức thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 2,776 triệu đồng/người/tháng.

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2013

Hình 3.3 Thu nhập bình quân 1 tháng của lao động giai đoạn 2010-2013

3.2.4 Vài nét về doanh nghiệp

Từ tình hình kinh tế chung năm 2013, doanh nghiệp Thành phố Cần Thơ cũng gặp những khó khăn nhất định, nhưng với sự phấn đấu và tích cực khắc phục khó khăn của doanh nghiệp, doanh nhân và sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng phó vượt qua khó khăn và đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội của Thành phố Cần Thơ. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thành phố Cần Thơ trong năm 2013 là 4.020 doanh nghiệp. Trong đó có 41 doanh nghiệp nhà nước, 3.952 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 27 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số 3.952 doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) với 2.320 công ty, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là 1.045 doanh nghiệp, còn lại là công ty cổ phần (CP) với 473 công ty và các công ty tập thể là 114 công ty. Tuy nhiên, nếu phân theo quy mô lao động và loại hình doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TPCT trong năm 2013 được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

tr iệu đ ồn g Năm

36

Bảng 3.4 Quy mô và loại hình doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TPCT Loại Hình Quy mô lao động Nhà nước Ngoài Nhà nước Vốn đầu tư nước ngoài Tổng Tư nhân Tập thể TNHH Cổ phần <10 người 1 820 56 1594 203 5 2679 10-199 người 28 224 55 701 245 14 1267 200-499 người 9 1 2 13 13 4 42 500-999 người 3 0 1 9 5 3 21 >=1000 người 0 0 0 3 7 1 11 Tổng 41 1045 114 2320 473 27 4020

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2013

Xét về quy mô lao động, trong năm 2013 Thành phố Cần Thơ có 11 doanh nghiệp với quy mô lao động trên 1.000 người, 21 doanh nghiệp có quy mô là 500-999 người, 42 doanh nghiệp có quy mô từ 200-499 người, 1.267 doanh nghiệp có quy mô là 10-199 người, và đáng kể là số doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 10 người chiếm phần lớn tổng số doanh nghiệp với 2.679 doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ vẫn còn khá nhỏ bé về mặt quy mô lao động. Cụ thể, trong số 2.679 doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 10 người thì phần lớn tập trung vào các công ty TNHH và DNTN, trong đó có 1.594 doanh nghiệp thuộc loại hình TNHH và 820 doanh nghiệp thuộc loại hình DNTN. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có quy mô lao động lớn từ 1.000 người trở lên chủ yếu là các công ty cổ phần với số lượng là 7/11 doanh nghiệp có quy mô lao động

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến kết quả công việc của nhân viên thuộc các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)