Dựa vào kết quả nghiên cứu đã trình bày, đề tài này đã tổng hợp một số kỹ năng có thể ảnh hưởng đến kết quả công việc, cũng như một số sự khác biệt
64
về kỹ năng mềm theo một số nhóm yếu tố. Từ những kết quả trên kết hợp với những kinh nghiệm trong suốt quá trình thu mẫu, tác giả đề xuất rằng người lao động phải nâng cao các kỹ năng có ảnh hưởng đến kết quả công việc bao gồm kỹ năng tổ chức sắp xếp, kỹ năng quan hệ, kỹ năng đàm phán và kỹ năng công nghệ. Cụ thể, cần chú trọng việc rèn luyện kĩ năng đàm phán vì đây là kĩ năng quan trọng nhưng còn yếu ở các nhân viên. Bên cạnh đó, tuy không ảnh hưởng đến kết quả nhưng kỹ năng kiểm soát căng thẳng cũng cần được cải thiện nhằm tạo tâm lý thoải mái trong công việc. Dưới đây là biện pháp khắc phục các kỹ năng mà mỗi cá nhân có thể vận dụng cho chính mình:
Kỹ năng tổ chức sắp xếp ảnh hưởng lớn đến kết quả công việc nghĩa là công việc sẽ trở nên nặng nề nếu không biết sắp xếp một cách hợp lý. Để rèn luyện điều này, người lao động cần có thói quen cơ bản nhất như sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, sắp xếp hồ sơ, sắp xếp nơi làm việc, và lập kế hoạch công việc. Theo thứ tự ưu tiên, công việc có thể phân thành: quan trọng và khẩn cấp, quan trọng nhưng không khẩn cấp, khẩn cấp nhưng không quan trọng, không khẩn cấp và không quan trọng. Do đó, phải xác định công việc của mình thuộc loại nào để sắp xếp thứ tự ưu tiên, tránh mất quá nhiều thời gian vào những công việc không quan trọng. Kế đến, việc sắp xếp hồ sơ sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất hàng giờ đồng hồ để tìm kiếm tài liệu hay cả phòng nháo nhào tìm hồ sơ của một người khi người đó vắng mặt. Mỗi bộ phận nên được trang bị một tủ hồ sơ có nhiều ngăn và mỗi ngăn sẽ chứa một loại hồ sơ nhất định. Chúng ta có thể phân loại hồ sơ theo chủ đề, theo thời gian hoặc theo tính chất hồ sơ. Mỗi cá nhân nên bắt đầu một tuần làm việc bằng cách lên kế hoạch trước, một cuốn lịch bàn trong trường hợp này là khá cần thiết. Điều quan trọng nhất là phải nghiêm khắc với bản thân mình và quyết tâm hoàn thành các công việc đã đề ra vì hôm nay không làm được việc đó bạn sẽ phải làm vào hôm sau và nó sẽ chiếm mất thời gian biểu hôm sau.
Kỹ năng quan hệ đặc biệt quan trọng do bất cứ doanh nghiệp thành công nào cũng được xây dựng nên từ nền tảng các mối quan hệ bền vững. Để tạo dựng được mạng lưới khách hàng và thiết lập quan hệ với đối tác, bạn cần chú ý những điều sau khi tạo dựng quan hệ với người khác. Đầu tiên đừng lảng tránh các sự kiện dù các buổi hội thảo, họp mặt, tiệc tùng có thể làm bạn chán ngán hoặc e ngại, nhưng những mối quan hệ thiết lập từ những sự kiện này lại là tài sản vô cùng quý giá cho bạn và cho cả những người bạn gặp gỡ. Hãy tạo dựng hình ảnh tích cực và giữ liên lạc. Các mối quan hệ cần sự nuôi dưỡng và điều này đòi hỏi ở bạn tính kiên nhẫn. Thỉnh thoảng hãy email hoặc gọi điện hỏi thăm những người bạn đã gặp gỡ. Khi có cơ hội hợp tác, bạn sẽ là người họ nghĩ đến đầu tiên. Cuối cùng, tất cả mối quan hệ mà bạn đã dày công thiết
65
lập sẽ trở thành công cốc trừ khi bạn gầy dựng được niềm tin với những người bạn gặp gỡ. Thiếu sự tin tưởng, các đối tác sẽ không bao giờ xúc tiến việc hợp tác với bạn. Hãy bắt đầu bằng những hợp đồng nhỏ và cố gắng thực hiện cam kết với khách hàng.
Tiếp đến là kỹ năng đàm phán. Đàm phán là một phần của cuộc sống và tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nó. Khi chúng ta có thể đàm phán thành công thì kết quả mà chúng ta đạt được sẽ có sự khác biệt rất lớn. Những nguyên tắc dẫn đến thành công trong đàm phán là: ấn tượng ban đầu, chú ý tới các cử chỉ thái độ và động tác của cơ thể trong khi đàm phán, phải xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám sát theo đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán, có khả năng lắng nghe đối tác nói, phải biết trình bày sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo linh hoạt, người đàm phán kinh doanh phải biết hỏi nhiều thay vì nói nhiều, cần có một ý thức tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết và nhắc lại kết luận những điểm đã trao đổi thống nhất giữa hai bên trước khi chuyển sang nội dung đàm phán mới. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng áp dụng một chiến lược đàm phán như nhau mà phải tìm hiểu đối tác của mình kỹ càng trước khi áp dụng cho phù hợp.
Về kỹ năng công nghê, đây là kĩ năng rất quan trọng và bản thân dễ dàng rèn luyện được nên nhân viên chỉ cần cẩn thận trong thao tác để tránh sai sót gây mất thời gian. Bên cạnh đó, bản thân người nhân viên nên học hỏi từ đồng nghiệp của mình các thủ thuật giúp quá trình nhập liệu và xử lý số liệu thuận tiện hơn.
66
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu sự tác động của kỹ năng mềm đến kết quả công việc của nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy có 6 kỹ năng có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều với kết quả công việc, trong đó có 3 kỹ năng thuộc nhóm quản lý bản thân, 2 kỹ năng thuộc nhóm tương tác và kỹ năng công nghệ. Kỹ năng tổ chức sắp xếp và quan hệ có tác động mạnh nhất với hệ số tác động lần lượt là 0,377 và 0,272. Đồng thời, hệ số R2(Square multiple correlation) của khái niệm kết quả công việc là 0,688 chứng tỏ sự biến thiên của khái niệm kết quả công việc được giải thích khoảng 68,8% bởi 6 kỹ năng này. Tuy nhiên, có 2 kỹ năng không có ý nghĩa thống kê là kỹ năng linh hoạt và kiểm soát căng thẳng.
Bên cạnh đó, kết quả kiểm định sự khác biệt về trị trung bình của hai tổng thể độc lập (Independent Sample T-Test) và từ 3 tổng thể trở lên (One- way ANOVA) cũng làm cho kết quả của đề tài này trở nên phong phú hơn. Một số kết luận được rút ra từ hai phương pháp kiểm định trên là: Có sự khác biệt về trung bình kỹ năng mềm giữa các nhóm yếu tố về trình độ học vấn, độ tuổi, kinh nghiệm làm việc và việc có từng tham gia các lớp kỹ năng mềm hay không. Tuy nhiên, đối với nhóm yếu tố giới tính thì không có sự khác biệt về kỹ năng mềm của nhân viên.
Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng mềm của nhân viên thuộc lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đạt mức trên trung bình nhưng không cao và vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa các nhân viên. Bên cạnh đó, kiểm định cho thấy kỹ năng mềm nói chung tác động thuận chiều đến kết quả công việc nhưng mỗi kỹ năng có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nhà trường
Nhà trường nên đưa vào chương trình đào tạo cũng như tăng thêm số lượng các buổi thực hành về kỹ năng mềm. Một lớp học kỹ năng với số lượng sinh viên ít, cùng phương pháp giảng dạy mới như thông qua các trò chơi nhỏ có lồng ghép các bài giảng về kỹ năng đồng thời với nhiều buổi thực hành sẽ giúp các bạn sinh viên đạt được kết quả tốt nhất trong môn học kỹ năng đó. Giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bạn sinh viên có cách rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả thông qua mỗi môn học, tiết học. Giảng viên
67
nên chú trọng đến việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua việc giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, khuyến khích việc sinh viên có phương pháp học tập hiệu quả sáng tạo, hướng dẫn sinh viên tích cực tham gia làm việc nhóm cũng như chủ động nêu lên ý kiến cá nhân qua những tiết học trên lớp và giờ thảo luận. Sau những môn học về kỹ năng mềm bổ ích được học ở trường rất nhiều bạn sinh viên muốn vận dụng những kỹ năng đó vào thực tế cuộc sống. Tuy vậy giữa lý thuyết và thực hành có nhiều sự khác nhau khiến các bạn sinh viên gặp khó khăn rất nhiều trong việc áp dụng những kỹ năng đã được học, rèn luyện vào thực tế. Những chương trình tập huấn kỹ năng giành cho các bạn sinh viên có lẽ sẽ giúp các bạn sinh viên rất nhiều trong việc áp dụng lý thuyết vào thực hành. Trong những buổi tập huấn đưa ra các tình huống cụ thể mà các bạn sinh viên sẽ gặp phải trong môi trường làm việc sau này và yêu cầu các bạn giải quyết tình huống với những kỹ năng đã học được. Đồng thời, các buổi tập huấn cũng là lúc các bạn sinh viên được tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp và những kỹ năng mà các chủ doanh nghiệp áp dụng để xây dựng và phát triển công ty của mình. Những buổi tập huấn như vậy đảm bảo sinh viên trong môi trường làm việc sau này sẽ phát huy và vận dụng một cách tốt nhất những kỹ năng mềm đã được học và rèn luyện.
6.2.2 Đối với bản thân nhân viên và sinh viên
Hiện tại có rất nhiều sách nói về kỹ năng mềm cũng như việc rèn luyện kỹ năng mềm. Trong những cuốn sách về tầm quan trọng của những kỹ năng mềm luôn được đưa ra cùng cách áp dụng vào thực tế cuộc sống. Do vậy tìm đọc những cuốn sách viết về kỹ năng mềm sẽ giúp các bạn nhận thức rõ nhất tầm quan trọng của kỹ năng mềm cũng như phương pháp rèn luyện kỹ năng tốt nhất. Kỹ năng mềm rất quan trọng đối với nhân viên trong công việc cũng như trong cuộc sống. Không ít suy nghĩ của nhân viên cho rằng kỹ năng mềm là tự có và tự hoàn thiện, hay kỹ năng mềm là tài năng bẩm sinh của mỗi người. Nhưng thực tế, kỹ năng mềm là do sự chú ý và rèn luyện, vì vậy mỗi cá nhân cần hình thành các thói quen tốt hằng ngày. Ví dụ: mỗi nhân viên nên có thói quen ngăn nắp, đi làm đúng giờ, không để khách hàng phải chờ đợi, cẩn trọng trong lời nói…Tương tự, các bạn sinh viên cũng nên rèn luyện kỹ năng từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để rèn luyện bạn có thể tham gia các khoá học đào tạo kỹ năng ở một số trường cao đẳng, đại học hoặc học viện trong nước. Thêm vào đó bạn cũng có thể tham gia tình nguyện viên làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận, đó là môi trường tốt giúp bạn rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc của bạn sau này.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Cục thống kê, 2013. Niên giám thống kê 2013. Cần Thơ: Nhà xuất bản thống kê.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. 3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS, tập 2. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. 4. Huỳnh Văn Sơn, 2012. Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học
Sư phạm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 11(60), trang 93.
5. Lưu Thanh Đức Hải, 2007. Bài giảng Nghiên cứu Marketing
(Marketing Research). Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 6. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu
marketing ứng dụng mô hình cấu trúc tuyên tính SEM. TP. HCM: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM.
7. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TP. HCM: Nhà xuất bản lao động xã hội.
8. Nguyễn Khánh Duy, 2009. Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với phần mềm AMOS. TP. HCM: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế TP. HCM.
9. Trang web Cổng thông tin điện tử Cần Thơ. http://cantho.gov.vn/wps/portal/
10. Trang web của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam. http://www.vnba.org.vn/ 11. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Tập đoàn Manpower, 2014. Nghiên cứu khảo sát nhu cầu kỹ năng lao động khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2014.
12. Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
69
II. Tiếng Anh
1. Abbas R. et al., 2013. Integrating soft skills assessment through soft skills workshop program for engineering students at university of Pahang: An analysis. International Journal of Research in Social Sciences, Vol. 2, No. 1.
2. Abdullah, A.M., 2012. The soft skills education for the vocational graduate: Value as work readiness skills. British Journal of Education, Society and Behavioral Science, 2(4): 326-338.
3. Ali Al., 2013. Employee emotional intelligence and employee performance in the higher education institutions in Saudi Arabia: A proposed theoretical framework. International Journal of Business and Social Science, Vol. 4, No. 9.
4. Andersen, H., Rasmussen, E.S., 2004. The role of language skills in cooperate communication. An International Journal, 9(3): 231-242. 5. Andrews, J. & Higson, H., 2008. Graduate employability, "soft skills"
versus "hard" business knowledge: A European study. Higher Education in Europe, 33(4):411-422.
6. Andrews, J., 2008. Graduate employability, 'soft skills' versus 'hard' business knowledge: a European study. Higher education in Europe, 33 (4): 411-422.
7. Aryee, S., Budhwar, P.S., and Zhen Xiong Chen, 2002. Trust as a mediator of the relationship between organizational justice and work outcome: test of a social exchange model. Journal of Organizational Behavior, 23, pp.267-285.
8. Boyatzis, R.E., 2008. Competencies in the 21st century. Journal of Management Development, 27(1): 5-12.
9. De Villiers, R., 2010. The incorporation of soft skills into accounting curricula: preparing accounting graduates for their unpredictable futures. Meditari: Research Journal of the School of Accounting Sciences, 18(2):1-22.
10. Duncan, G.J.; Dunifon, R., 1998. “Soft Skills” and Long-Run Labor Market Success. Research in Labor Economics, 17, 123-149.
11. Elizabeth M., 2013. Soft skills of excellent teachers in diverse South African schools in the Western Cape. Master Thesis. Stellenbosch University.
70
12. Georges, J.C., 1988: Why Soft-Skills Training Doesn’t Take. Training, 25 (4), 42-47.
13. Greenhaus, J. H., Parasuraman, S., and Wormley, W. M, 1990. Effects of race on orgnizational experiences, job performance evaluations, and career outcomes. Academy of Management Journal, Vol 33, No. 1, pp.64–86.
14. Hodges, D., Burchell, N., 2000. Business Graduate Competencies: Employer’s views on importance and performance. Asia-Pacific Journal of Cooperative Education, 16-22.
15. Hulland, J., Chow, Y.H. & Lam, S., 1996. Use of causal models in marketing: a review. International Journal of Research in Marketing, Vol 13, No. 2, pp.181-197.
16. Hunt, J.W., Baruch, Y., 2003. Developing top managers: The impact of interpersonal skills training. Journal of Management Development, 22(8): 729-752.
17. James, R.F., James, M.L., 2004. Teaching career and technical skills in a ‘mini’ business world. Business Education Forum, 59(2): 39-41. 18. Joubert, P.M et al., 2006. Medical students on the value of role models
for developing 'soft skills' – "That's the way you do it". South African Psychiatry Review, 9(1):28-32.
19. Klaus, P., 2007. The Hard Truth About Soft Skills. New York: Collins. 20. Mai, A., 2010. Organizational redesign to improve human performance
in the context of institutional change: The case of SOEs in Vietnam. Doctoral thesis. ESSEC Business School and Paris West University Nanterre La Défense Paris.
21. Mohammed R., 2010. Role of soft skills in improving the performance of service organisations.Doctoral thesis. Kannur University.
22. Quek, A.H., 2005. Learning for the workplace: A case study in graduate employees’ generic competencies. Journal of Workplace Learning, 17(4): 231-242.
23. Roscoe, J.T., 1975. Fundamental Research Statistics for the