CÁC NGUYÊN TẮC ĐÈ XUẤT BIỆN PHÁP.

Một phần của tài liệu Một sổ biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 50 - 52)

KỂT LUẬN CHƯƠN G

3.1CÁC NGUYÊN TẮC ĐÈ XUẤT BIỆN PHÁP.

3.1.1 Hệ thống biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ

Như ta đã biết, hoạt động dạy học là một quá trình bao gồm nhiều thành tố có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau mà thành tố nợ quyết định sự tồn tại, thúc đây sự phát triển của thành tố kia. Vì thế hệ thống các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS đưa ra phải đảm bảo:

-Thứ nhất là. Bám sát mục tiêu của cấp học trong đó chú trọng mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Coi đây là định hướng cơ bản đê đề xuất các biện pháp.

-Thứ hai là: Hệ thống các biện pháp phải tác động đồng bộ vào các thành tố của quá trình dạy học như sau: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện csvc, hình thức tổ chức, giáo viên và học sinh trong đó ưu tiên tác động vào những yếu tố cơ bản.

-Thứ ba là: Hệ thống các biện pháp không được mâu thuần với nhau, phải phát huy được sức mạnh của nhau, phải có sự liên hệ chặt chẽ, logic, ăn khớp với nhau, tạo thành một thể thống nhất, có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Một khi thực hiện đồng bộ các biện pháp tức là chúng ta đã đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, không thẻ tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lí. Điều đó sẽ tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học của người hiệu trưởng.

3.1.2 Hệ thống biện pháp phải có tính thực tiễn, khả thi

Hệ thống các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS trước hết phải dựa trên cơ sở thực tiên. Tính thực tiên ở đây bao

Châu Thành; những bài học đã được tổng kết, rút ra từ quá trình nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng.

Hệ thống các biện pháp phải:

-Phát huy được những thành công của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng đã và đang được sử dụng trên địa bàn.

-Hạn chế và khắc phục được những mặt còn yếu kém đế có thể đẩy mạnh chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, hệ thống các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lí của hiệu trưởng trường THCS một cách thuận lợi, có tính hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng.

Đẻ đạt được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo quy trình với các bước tiến hành cụ thể, rõ rang và chính xác.

Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện cao.

Các biện pháp phải được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh, cải tiến thường xuyên đế ngày càng hoàn thiện hơn.

3.1.3. Hệ thống biện pháp phải đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp quản lí đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về Khoa học giáo dục, Khoa học quản lí giáo dục, đã được thực tiễn chứng minh tính đúng đắn. Nó phải phản ánh khách quan quá trình quản lí của người hiệu trưởng, phù hợp với các đối tượng và các quy luật của quá trình giáo dục.

Một phần của tài liệu Một sổ biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 50 - 52)