1. Thi pháp thể loại, thi pháp tự sự
1.3 Thi pháp với tiếp nhận văn học
1.3.1 Tiếp nhận văn học
Cùng với hoạt động sáng tạo là hoạt động tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm. Hoạt động này cũng chịu sự chi phối của qui luật nhận thức của triết học duy vật. Phương pháp tiếp nhận đi từ hình thức đến nội dung. Để khám phá tác phẩm phải biết được tác phẩm làm ra bằng con đường nào, được soi sáng bằng quan điểm triết học nào việc tiếp nhận phải đi lại, đi tiếp con đường mà nhà văn đã làm ra tác phẩm.
Theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ, tiếp nhận là “đón nhận cái
từ người khác, nơi khác chuyển giao cho”
Từ điển thuật ngữ văn học, định nghĩa: “Tiếp nhận văn học là hoạt
động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc, cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch chuyển thể…”
Trong “Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương” Nguyễn Thanh Hùng cho rằng “tiếp nhận văn học là quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng thụ
và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực cảm xúc của con người trước đời sống”. [1.tr105]
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi quan niệm, tiếp nhận văn học là “hoạt động chiếm lĩnh các giá trị
tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc, cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch chuyển thể.”
Thực chất của việc tiếp nhận văn học là hoạt động nhận thức của con người nhằm chuyển tải phần nội dung vốn tồn tại khách quan đối với người đọc vào trong tâm hồn và tư tưởng của người đọc tạo cho tác phẩm có đời sống, số phận riêng trong cảm nhận của mỗi người. Khi chuyển vào thực tế thì vốn sống tri thức trong tác phẩm sẽ trở thành vốn sống của cá nhân và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển cũng như hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Vì vậy, tiếp nhận văn học chính là cuộc trao đổi ngầm giữa bạn đọc và tác giả văn học.
Tiếp nhận văn học thường do tính tự phát bởi nhu cầu thị hiếu của mỗi cá nhân. Trong trường THPT tiếp nhận văn học mang tính tự giác và có mục đích rõ ràng. Đối với mỗi tác phẩm, người nghệ sĩ sáng tạo bằng một phương thức nhất định, phương thức ấy qui định cách thức tiếp nhận tác phẩm. Việc giảng dạy các tác phẩm văn học thực chất là tổ chức cho người đọc cách đọc tác phẩm, do vậy, mục đích cuối cùng của dạy học là giúp học sinh hiểu và cảm nhận tác phẩm, từ đó các em tự hoàn thiện nhân cách của mình.
1.3.1.1 Cơ sở tiếp nhận văn học
Để tiếp nhận một tác phẩm văn học có rất nhiều cách khác nhau, nhưng dù có tiếp nhận cách nào đi chăng nữa thì đều nhằm đạt tới mục đích cảm nhận và hiểu tác phẩm, tiếp nhận văn học là cả một quá trình. Văn học là một sản phẩm tinh thần, kết tinh những kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của con người trước một cuộc sống nhất định, chỉ khi nào sử dụng đến thế giới tinh
thần đó mới được coi là tiếp nhận văn học trọn vẹn: Tố Hữu đã nói “Văn học
không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời. Cuộc đời sẽ là mơi xuất phát và đi với của văn học. Hay nói khác đi văn học chính là tấm gương phản ánh cuộc sống và gắn liền với đời sống.”
Hiểu tiếp nhận văn học là một quá trình trước tiên ta phải hiểu được quá trình sáng tác một tác phẩm. Nếu “thực chất của quá trình sáng tác văn học là quá trình truyền cảm xúc đến bạn đọc “cộng hưởng” được cảm xúc đó. Và nếu đặc thù của quá trình sáng tác văn học là giai đoạn tồn tại của hình tượng nghệ thuật thì đặc thù của quá trình tiếp nhận văn học là quá trình đi
ngược lại quá trình sáng tác. Ở đó “người đọc phải bắt đầu từ việc đọc tác
phẩm từ những yếu tố nhỏ nhất trong văn bản tới việc tiếp nhận ý nghĩa của toàn bộ văn bản, chuyển nội dung văn bản thành thế giới tinh thần của mỗi con người thành tác phẩm riêng của họ” Trong quá trình này người đọc sẽ
tìm ra những tình cảm thẩm mĩ quan trọng như tính chân thực và soi sáng của ngôn từ nghệ thuật, sự thống nhất nội tại trong sự kết cấu, tính độc đáo của những phát hiện, chân lí của những sự phản ánh, trọng lượng của những xung đột, đặc trưng thi pháp thể loại, quan niệm về nghệ thuật, con người của tác giả.
Tiếp nhận văn học đòi hỏi người đọc trước hết phải tri giác, cảm thụ tác phẩm, phải hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, loại thể để có thể cảm nhận hình tượng trong sự ven toàn các chi tiết, các liên hệ. Sau đó người đọc tiếp nhận với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư tưởng, tình cảm của tác giả. Ở cấp độ tiếp theo, người đọc phải đưa hình tượng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm đời sống của mình để thể hiện đồng cảm. Cuối cùng nâng cấp, lí giải tác phẩm trong lịch sử, văn học, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật. Quá trình tìm ra cách giải thích ý nghĩa của văn bản đến tìm ra ý nghĩa hình tượng, ý nghĩa tượng trưng của văn bản và ý định chủ quan của tác giả chính là quá trình tiếp nhận văn học.
Như vậy cơ sở của tiếp nhận văn học phải được bắt nguồn từ các sáng tác, các tác phẩm đến việc tiếp nhận chân lí nghệ thuật. Việc sáng tạo tác
phẩm và tiếp nhận tác phẩm văn chương mặc dù tồn tại độc lập nhưng thống nhất và có mối quan hệ biện chứng với nhau.
1.3.1.2 Các bước tiếp nhận tác phẩm văn học 1.3.1.2.1 Hoạt động đọc (văn bản)
Đây là hoạt động khởi đầu quan trọng của việc tiếp nhận văn học và là hoạt động sáng tạo, mang tính trực cảm. Văn bản tồn tại một cách khách quan, sản phẩm tinh thần đó do nhà văn sáng tạo nên. Đó là một tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ được tổ chức theo một kiểu loại nào đó (liên quan đến cấu trúc bên ngoài của văn bản ngôn từ). Người đọc chỉ có thể tiếp nhận tác phẩm khi hệ thống kí hiệu ngôn từ được giải mã. Hoạt động đọc không chỉ là hoạt động mở đầu cho việc tiếp nhận văn học mà còn để hiểu tác phẩm, tìm ra ý nghĩa mới, con người mới xuất hiện trong tác phẩm (mới so với sự tồn tại trong người đọc, mới trong sự sáng tạo của nhà văn và mới trong cuộc sống.)
Như vậy, mỗi một kiểu, mỗi văn bản có cách đọc khác nhau: Đọc một vở kịch khác với đọc một truyện ngắn, đọc một tác phẩm văn xuôi khác với đọc một tác phẩm trữ tình.
1.3.1.2.2 Hoạt động phân tích (văn bản)
Hoạt động phân tích là bước kế tiếp của quá trình tiếp nhận tác phẩm
văn học. “Phân tích là hoạt động chia nhỏ đối tượng để có cái nhìn cụ thể
những yếu tố làm nên chỉnh thể sâu hơn. Đó là sự mổ xẻ chỉnh thể tác phẩm để ghi chép, hợp lại những yếu tố đã phân tích theo cách hoàn toàn khác thường sẽ phát hiện ra những khía cạnh bất ngờ của chỉnh thể tác phẩm”
(“Đọc và tiếp nhận văn chương” của Nguyễn Thanh Hùng). Phân tích là hoạt động không thể tiến hành với tất cả các yếu tố cấu thành tác phẩm mà chỉ có thể tiến hành với một yếu tố nào đó. Điều này buộc phải thực hiện một thao tác lựa chọn, xây dựng một tiêu chí phù hợp. Ngoài ra còn phải căn cứ vào điều kiện khác nhau như phương pháp sáng tạo (Thi pháp) để những tiêu chí
đó diễn ra một cách đúng hướng. Vì vậy mà hoạt động phân tích sẽ đem lại sự phong phú và sâu sắc hơn cho tác phẩm văn học.
1.3.1.2.3 Hoạt động cắt nghĩa (văn bản)
Hoạt động cắt nghĩa là hoạt động quan trọng trong việc tiếp nhận. Cắt nghĩa là sự giảng giải ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh để tiến tới việc cắt nghĩa nội dung, hình tượng cao hơn cắt nghĩa một tác phẩm. Cắt nghĩa đem lại nhận thức, có cơ sở cho những hiện tượng có giá trị.
Hoạt động cắt nghĩa một tác phẩm văn chương đi từ việc lí giải những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm để thấy được cái hay, cái đẹp tiến tới cắt nghĩa hình tượng trong tác phẩm, cao hơn nữa là cắt nghĩa tác phẩm văn học với cùng một tác phẩm văn học, mỗi người sẽ lại cắt nghĩa tác phẩm theo một cách riêng dường như không có sự giống nhau, nó sẽ tạo ra cái nhìn đa chiều đối với mỗi tác phẩm, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá mức độ hiểu của mỗi người vì có hiểu thì mới cắt nghĩa được.Tùy vào sự hiểu biết kinh nghiệm của mỗi con người và nó là một qui luật trong quá trình tiếp nhận văn chương. Yếu tố cảm tính và chủ quan trong cắt nghĩa luôn luôn tồn tại thực và trong quá trình tiếp nhận phải chấp nhận điều đó như một thực tế.
1.3.1.2.4 Hoạt động bình giá (văn bản)
Đây là hoạt động cuối cùng trong việc tiếp nhận tác phẩm. Bình là hoạt động mang tính chủ quan, người đọc đưa ra ý kiên bàn bạc, đánh giá nhận xét của mình, bàn luận thêm về tác phẩm. Hoạt động bình giá tác phẩm dựa trên cơ sở của việc đọc, phân tích, cắt nghĩa vì: Đọc là yếu tố bắt buộc để tiếp nhận tác phẩm, tạo định hướng cho việc phân tích, còn việc cắt nghĩa là để xác định rõ nội dung của việc phân tích. Như vậy, hoạt động bình giá tác phẩm là sự mở mang đi sâu vào nội dung tác phẩm ngoài sự hiểu biết còn thể hiện cá tính của người tiếp nhận văn học. Việc bình giá phải đảm bảo đưa ra
được những ý kiến đóng góp về tác phẩm, đặc sắc, hạn chế và vị trí của tác phẩm trong tiến trình văn học.
1.3.1.3 Những khó khăn khi tiếp nhận văn học
Tác phẩm tồn tại dưới dạng văn bản, đó là tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ. Việc tiếp nhận các tác phẩm văn học trước hết là tiếp xúc với tập hợp ngôn ngữ đó. Chính vì vậy việc tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học gặp nhiều không ít khó khăn mà người ta gọi là “sự chuyên chế của khoảng cách” (Đặng Thanh Lê). Bao gồm các khoảng cách:
- Khoảng cách về ngôn ngữ: Trong tác phẩm văn học dù là lời kể chuyện hay là của nhân vật thì đó đều là ngôn ngữ của tác giả. Giữa ngôn ngữ tác giả và độc giả không bao giờ trùng khớp, đó là khoảng cách bạn đọc phải phá bỏ để đến với tác phẩm.
- Khoảng cách tâm lí: phụ thuộc vào tâm lí của tác giả, tâm lí của người tiếp nhận, và tâm lí thời đại đó, đồng thời còn phụ thuộc vào thời đại mà bạn đọc đang sống.
- Khoảng cách lịch sử: Đó là cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm, lịch sử ra đời tác phẩm. Đó là khoảng cách thời đại mà tác phẩm ra đời.
Việc tiếp nhận tác phẩm văn học đặt ra nhiều khó khăn và việc tiếp nhận theo hướng thi pháp là một trong những biện pháp hữu hiệu khắc phục những khó khăn đó.
1.3.2 Tiếp nhận văn học từ hướng thi pháp
Tiếp nhận văn học từ hướng thi pháp đang được là một trong những hướng tiếp cận văn học ưu thế nhất hiện nay. Thi pháp quan tâm đến hình thức nghệ thuật. Nghĩa là nó trả lời cho câu hỏi cái hay của cách diễn tả nội dung tư tưởng là ở đâu. Bằng cách ấy thi pháp đem lại cho người tiếp nhận những góc nhìn mới về tác phẩm.
Tiếp nhận tác phẩm theo hướng thi pháp thực chất là dựa trên những căn cứ lí thuyết của phương pháp dạy học, vấn đề thi pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiếp nhận, đặc biệt là việc tiếp nhận các tác phẩm văn chương trong nhà trường mà lí thuyết của thi pháp là một công cụ quan trọng. Nó không chỉ giúp cho người đọc biết tác phẩm nói cái gì mà còn biết được tác phẩm làm gì bằng cái gì và điều quan trọng là cái đó được làm ra như thế nào và bằng cách nào?
Người đọc tác phẩm phải đi con đường mà nhà văn làm ra tác phẩm đã đi, đi trên con đường ấy người đọc sẽ được hướng dẫn bởi những lí thuyết rút ra từ việc phân tích cắt nghĩa, bình giá tác phẩm.
Có thể nói rằng, vấn đề thi pháp đang được quan tâm và được coi là cách tiếp cận tác phẩm văn học có hiệu quả. Nó là chìa khóa để hiểu tác phẩm và cũng là cách giảng dạy theo phương pháp mới.
2. Cơ sở thực tiễn
Vấn đề giảng dạy theo thi pháp thể loại đã được đặt ra từ lâu. Song việc áp dụng vào thực tiễn giảng dạy vẫn còn nhiều dè dặt và hạn chế. Hầu hết các giáo viên dạy văn đều coi trọng phương pháp giảng dạy truyền thống – thuyết giảng mà còn ngại đổi mới phương pháp. Nhìn chung giáo viên THPT phần lớn chưa thoát khỏi phương pháp truyền thống, biến giờ văn thành giờ thuyết giảng, chưa lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên, học sinh, nhà văn không phải đồng sáng tạo. Trước kia sách giáo khoa chủ yếu yêu cầu học sinh tìm hiểu các yếu tố của thể loại, chưa xuất hiện các kiến thức về thi pháp hoặc có nhưng chưa hay.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT hiện nay được xây dựng từ việc đổi mới nội dung đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy, phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm giúp các em tư
duy độc lập để hiểu tác phẩm sâu hơn, kĩ hơn, đồng thời giúp các em có thể tiếp tục đọc văn chương sau khi tốt nghiệp phổ thông và sẽ giúp các em tiếp xúc với nhiều tác phẩm mới hết sức đa dạng và phong phú trong thực tiễn.
Hiện nay, các tác phẩm văn học trong trường THPT được sắp xếp và tổ chức theo loại thể văn học chứ không sắp xếp theo tiến trình lịch sử văn học như trước nữa. Việc sắp xếp này phù hợp với việc đọc hiểu văn bản theo đặc điểm loại thể và việc đọc hiểu tác phẩm tự sự sẽ khác với việc đọc hiểu tác phẩm trữ tình và kịch. Việc tìm hiểu thi pháp của các tác phẩm cũng được chú trọng hơn bởi đó là các yếu tố cơ bản để tạo nên khi phân tích tác phẩm không thể không phân tích các yếu tố đó. Điều quan trọng nhất (theo yêu cầu của thi pháp) là phải lí giải được cách tổ chức các tình tiết trong tác phẩm; cách lựa chọn nhân vật; cách sử dụng các hình ảnh, đem lại hiệu quả nghệ thuật gì; phục vụ cho ý đồ nghệ thuật nhà văn như thế nào. Hay nói cách khác phải chỉ ra và giải thích được nghệ sĩ đã thực hiện việc lựa chọn, chia tách, ghép đôi, dồn nén, sắp xếp các hiện tượng thực tế nào để thực hiện cái nhìn vào nội dung cuộc sống đã được nắm bắt. Khi vận dụng thi pháp để giảng dạy tức là chúng ta tìm hiểu truyện từ các yếu tố hình thức đến nội dung tác phẩm, đập vỡ bề mặt ngôn ngữ để khai thác phần chìm sâu trong bề mặt ngôn ngữ ấy. Hơn nữa chúng ta có thể đưa ra một số khái niệm của thi pháp để việc tìm