Đọc – hiểu nhân vật

Một phần của tài liệu Thi pháp thể loại với việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT (Trang 61)

2. Đọc – hiểu tác phẩm trung đại trong nhà trường THPT

2.5.2 Đọc – hiểu nhân vật

Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân vật ở ba kía cạnh: Tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật miêu tả nhân vật. Nhân vật, liên quan chặt chẽ với cốt truyện, nó giúp nhà văn khái quát nhiều mảng cuộc sống khác nhau, những chủ đề khác nhau. Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm văn học, nhân vật được biểu hiện qua các phương diện : ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và thế giới nội tâm. Mỗi phương diện đều góp phần bộc lộ những nét riêng trong tính cách và số phận của nhân vật. Các cây bút tài năng thường không chỉ để dấu ấn riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật khiến các nhân vật có thể trở thành những hình tượng nghệ thuật bất hủ, có sức sống lâu bền

trong ký ức của nhiều thế hệ người đọc mà còn khơi gợi ta suy ngẫm về những chiều sâu khác nữa của ý nghĩa nhân sinh.

Hướng dẫn học sinh nhận diện, cảm thụ, đánh giá về nhân vật trong tác phẩm tự sự trung đại gồm có các bước sau:

2.5.2.1 Phát hiện, thống kê, nhận diện nhân vật

Nhân vật trong các tác phẩm tự sự có một hệ thống rất phong phú và đa dạng, mỗi nhân vật trong tác phẩm là một sáng tạo duy nhất không trùng lặp, mỗi nhân vật có một sự độc đáo hấp dẫn riêng. Bởi vậy yêu cầu đầu tiên trong quá trình tìm hiểu nhân vật là học sinh phải phát hiện, thống kê, nhận diện nhân vật. Truyện Kiều của Nguyễn Du có hơn 40 nhân vật được ông sắp xếp, bố chí một cách khéo léo khiến cho các nhân vật không làm mờ nhạt lẫn nhau.

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, chúng ta có thể thấy xuất hiện rất nhiều các nhân vật. Cụ thể trong đoạn trích “Trao duyên”; “Nỗi thương

mình”; “ Chí khí anh hùng”; đọc thêm có “Thề nguyền” (trích Truyện Kiều)

của Nguyễn Du. Học sinh phải phát hiện được các nhân vật như: Thúy Kiều là điển hình cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Thúy Vân, Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, còn Từ Hải là một vị anh hùng đầy phóng khoáng, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm..

Trong “Truyền kì mạn lục” thành tựu dựng nhân vật là một thành tựu

nghệ thuật đạt được nhiều thành công. Nó vượt xa những truyện kí lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật và cũng vượt xa truyện cổ tích dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Các nhân vật

trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” được xây dựng công phu có đời

Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác ta thấy xuất

hiện nhân vật xưng “tôi” từ đầu đến cuối người viết trực tiếp đứng ra kể chuyện của mình.

Đoạn trích “Lẽ ghét thương” ta thấy nhân vật là ông Quán nói chuyện

với bốn chàng nho sinh: Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm.

Tất cả những nhân vật được nhắc đến trong các tác phẩm đều có một mối quan hệ với nhau, gắn bó với nhau để tạo nên bức tranh đời sống xã hội. Trong quá trình sáng tác các nhà văn chỉ có thể tập chung xây dựng được một số hình tượng nhân vật điển hình chứ không thể miêu tả xây dựng chân dung được toàn bộ nhân vật. Chính vì thế nhân vật trong tác phẩm tự sự cũng có nhiều mức độ khác nhau, có nhân vật chỉ là người bình thường được nhắc đến, kể ra trong tác phẩm. Nhưng cũng có nhân vật là một tính cách hoặc ít nhiều có chiều sâu tâm hồn và tính phổ biến trong xã hội. Vì vậy việc nhận diện nhân vật là bước khởi đầu chuẩn bị cho việc phân tích tìm hiểu nhân vật ở những thao tác tiếp theo.

2.5.2.2 Phân loại và lựa chọn nhân vật.

Việc phân loại nhân vật là một bước cần thiết trước khi đi vào phân tích. Người giáo viên giúp học sinh phân loại đâu là nhân vât chính, đâu là nhân vật phụ và đâu là nhân vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ đạo, xuất hiện nhiều và giữ vai vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người có liên quan đến sự kiện của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai để tài nội dung tư tưởng của mình. Trong số nhân vật chính ấy lại cần thiết phải nhận diện được đâu là nhân vật trung tâm là nhân vật có quan hệ mật thiết với tất cả các nhân vật khác trong tác phẩm và quy tụ những mâu thuẫn và tập chung thể hiện toàn bộ tư tưởng của tác phẩm. Trong một số tác phẩm còn có thể phân loại phân loại nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.

Trong “Truyện Kiều” nhân vật Thúy Kiều xuất hiện hầu hết trong các

đoạn trích được đưa vào nhà trường giảng dạy. Vì thế học sinh cũng dễ dàng nhận ra được Kiều là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là nhân vật mà Nguyễn Du tập chung bút lực của mình để thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Còn các nhân vật khác như Thúy Vân, Kim Trọng, Từ Hải có quan hệ rất gần gũi với nhân vật Thúy Kiều, góp phần hình thành và hoàn thiện tính cách của nhân vật trung tâm, đồng thời cũng góp phần đắc lực vào việc thể hiện tư tưởng, chủ để của tác phẩm.

Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” vai trò của người kể chuyện vô

cùng quan trọng. Nhân vật kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất là “tôi” trong toàn bộ câu chuyện được trần thuật. Vì thế mà nhân vật xưng “tôi” là nhân vật trung tâm. Với vai trò là một người dân bình thường, nhưng đồng thời cũng là một người thầy thuốc có tài, có nhân cách. Các nhân vật khác được nhắc đến qua lời kể của tác giả giúp cho người đọc những hình ảnh hoàn hảo về cuộc sống của giai cấp quí tộc.

Trong tác phẩm “Chuyện chức Phán sự để Tản Viên” chúng ta có thể

thể nhận thấy Từ Văn là nhân vật trung tâm của tác phẩm đồng thời trong tác phẩm ta cũng thấy nhân vật được chia ra làm nhân vật phản diện và nhân vật chính diện. Từ Văn là nhân vật chính diện với tính cách khẳng khái thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Còn đối diện với Tử Văn là sự gian trá, xảo quyệt của viên Bách hộ họ Thôi, một tên tướng giặc bại trận phải bỏ thân nơi đất khách. Nhân vật Từ Văn xuất hiện từ đầu cho đến cuối tác phẩm và có mối liên hệ với các nhân vật khác như Thổ công, Diêm Vương, Quỷ sứ, người dân xung quanh và người trong gia đình.

Như vậy việc chọn ra nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ, trong tác phẩm và việc phân tích các nhân vật ấy sẽ là căn cứ để lí giải toàn bộ nội dung tác phẩm. Việc lựa chọn các chi tiết tiêu biểu nhằm chỉ ra các đặc

tính của nhân vật là một thao tác cơ bản cho quá trình phân tích nhân vật. Việc phân tích nhân vật không thể tiến hành đồng thời trên tất cả các nhân vật mà phải lựa chọn nhân vật nào là nơi thể hiện tập chung nổi bật nhất nội dung, tư tưởng của tác phẩm để phân tích. Thông thường đó là nhiệm vụ chính, nhiệm vụ trọng tâm.

2.5.2.3 Phát hiện và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu nhằm chỉ ra đặc tính của nhân vật.

Phân tích nhân vật là việc chỉ ra các đặc điểm tính cách của nhân vật để từ đó khái quát được những ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của nhân vật. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là không phải nhân vật nào cũng có tính cách. Cho nên khái niệm tính cách cũng phải được mở rộng bởi tính cách nhân vật của chủ nghĩa cổ điển khác với tính cách của nhân vật chủ nghĩa hiện thực phê phán. Tính cách là một khái niệm đa chiều, cùng với sự phong phú cũng như chiều sâu của ý nghĩa hình tượng nhân vật trong tác phẩm thì tính cách là một khái niệm khó nắm bắt mà người giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh.

Để phân tích nhân vật trong một tác phẩm tự sự nói chung và tác phẩm tự sự trung đại nói riêng cần dựa vào các yếu tố sau:

- Dựa vào việc miêu tả của tác giả về nhân vật ấy (miêu tả ngoại hình, miêu tả đời sống tâm lí của nhân vật).

- Dựa vào hành động của nhân vật (lời nói, cử chỉ, điệu bộ…).

- Dựa vào các mối quan hệ của nhân vật (giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh, giữa nhân vật với người kể chuyện.

Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng có đầy đủ các yếu tố đó mà phải căn cứ vào kiểu nhân vật để lựa chọn các yếu tố để phân tích.

Khi phân tích nhân vật Thúy Kiều chúng ta cần chú ý đến các yếu tố sau:

- Ngoại hình: “Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh” “Sắc đành đòi một tài đành họa hai…”

Thúy Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Sắc đẹp của nàng kiến cho cả thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị. Dụng ý của Nguyễn Du khi nói đến các vẻ đẹp ấy phải chăng là để ngầm dự báo cho một tương lai u ám, đầy éo le, đau khổ của Kiều.

- Hành động: Bán mình chuộc cha chứng tỏ Kiều là người con có hiếu, giàu đức hi sinh, hành động trao duyên lại cho em chứng tỏ Kiều luôn nghĩ đến người khác và nhận phần thua thiệt về mình.

- Mối quan hệ với các nhân vật khác như Kim Trọng, Từ Hải, Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư… Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả tiếp xúc với tất cả các loại người trong xã hội. Nhân vật Thúy Kiều giống như một phép thử. Nhân vật tiếp xúc với Thúy Kiều cũng phải bộc lộ rõ bản chất của mình.

Trong “Thượng Kinh kí sự” của Lê Hữu Trác, tác giả đã không ngần

ngại để cái “Tôi” đóng vai trò quan trọng. Người đọc thấy được tác giả Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm. Bên cạnh tài năng ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đứa độ. Ông xem nghề thuốc vô cùng thiêng liêng cao quý, người làm thuốc phải nối tiếp lòng trung của cha ông mình, phải luôn giữ đức cho trong, giữ lòng cho sạch. Đồng thời qua nhân vật “Tôi” ta cũng thấy được một Lê Hữu Trác yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm. Vượt lên những danh lợi tầm thường ông trở về hành đạo cứu đời.

Hay ta tìm hiểu nhân vật Từ Hải, ta cần chú ý đến các đặc điểm:

- Ngoại hình: vượt khỏi kích cỡ bình thường, đường bệ, oai phong, bộc lộ bản chất dũng tướng, con người luôn luôn muốn vượt qua khỏi những dây trói của xã hội.

“Râu hùm hàm én mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Giang hồ quen thú vẫy vùng

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo…”

- Ngôn ngữ: dõng dạc, đường hoàng, dứt khoát (Từ Hải ngỏ lời với Thúy

Kiều không vòng vo, uốn éo:

Bấy lâu nghe tiếng má đào

Mắt xanh chẳng để ai vào đó không?....

- Mối quan hệ của Từ Hải với Thúy Kiều, với Hồ Tôn Hiến.

Như vậy, tất cả các bước trên là cái khung để phân tích nhân vật trong bất kì tác phẩm tự sự nào. Tuy nhiên, cái khung đó không phải là cái gì cố định, bất biến mà nó có thể thay đổi tùy theo nội dung, thể loại. Phân tích nhân vật chính là trình bày những hiểu biết về nhân vật hoặc khơi gợi cho học sinh có được những hiểu biết về nhân vật hoặc khêu gợi cho học sinh có được những hiểu biết đó một cách có hệ thống. Không làm công việc đó, sự cảm thụ đối với hình tượng nhân vật chỉ dừng ở mức độ ấn tượng, cảm tính, mơ hồ, không rõ nét.

Khi phân tích nhân vật Tử Văn chúng ta không được để xót các nhân vật khác như: Hồn ma tên Bách hộ họ Thôi, Thổ công, Diêm Vương, nhân vật các thần thánh ăn của đút… Những nhân vật trên tuy không phải là nhân vật chính nhưng nếu thiếu những nhân vật này tác phẩm sẽ mất đi giá trị của nó. Bởi, qua những nhân vật này tác giả mới có thể phản ánh được giá trị hiện thực và giá trị của bộ mặt xã hội đương thời.

2.5.2.4 Đánh giá nhân vật

Nhân vật trong tác phẩm văn học được xem như là một phương tiện, một hình thức mà nhà văn vẫn sử dụng để phản ánh đời sống. Trong mối quan hệ với độc giả (học sinh) thì nhân vật tồn tại với tư cách là một khách thể

nghệ thuật. Việc đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học phụ thuộc vào rất nhiều các mối quan hệ.

Trước hết, đó là mối quan hệ giữa chủ thể tiếp nhận với khách thể nghệ thuật. Điều này dẫn đến một thực tế là một nhân vật trong tác phẩm văn học có nhiều cách đánh giá khác nhau. Chẳng hạn cùng đánh giá về nhân vật Thúy Kiều có người thì phê phán, kinh ghét. Người thì khen gợi, yêu mến. Đọc

đoạn trích “Lẽ ghét thương” người đọc sẽ đánh giá nhân vật ông Quán là

người cương trực, ngay thẳng và khâm phục, yêu mến với tính cách đó của

ông Quán. Đọc “chuyện chức phán sự đền Tản Viên” người đọc cũng có

được những tình cảm khâm phục đối với tính cách, con người Từ Văn.

Thứ hai đó là mối quan hệ giữa chủ thể tiếp nhận với khách thể nghệ thuật và môi trường văn hóa xã hội. Các tác phẩm tự sự trung đại sáng tác vào thời gian cách đây khá xa vì vậy việc đánh giá nhân vật phải đánh giá vào thời điểm sáng tác khác với thời điểm đánh giá hiện nay.

Thứ ba là mối quan hệ giữa khách thể nghệ thuật, chủ thể tiếp nhận, môi trường văn hóa, xã hội với mục đích với đối tượng tiếp nhận. Để đánh giá

đúng về các nhân vật trong “Truyện Kiều” chúng ta cần căn cứ vào các mối

quan hệ như bối cảnh hai xã hội hiện nay và đối tượng tiếp cận là các em học sinh lớp 10 với mục đích giảng dạy văn học ở trường THPT.

Với những thao tác như trên giúp học sinh phần nào có được những hướng đi, cách thức tích cực trong việc khám phá các nhân vật tự sự trung đại. Tuy nhiên khi áp dụng vào việc giảng dạy giáo viên vẫn chủ động, linh hoạt hướng dẫn học sinh không áp dụng một cách cứng nhắc kèm theo với nó là những hiểu biết của học sinh để có thể khám phá ra được toàn bộ ý nghĩa cũng như giá trị thẩm mĩ của hiện tượng nhân vật trong tác phẩm.

2.5.3 Đọc hiểu ngôn ngữ

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của thi pháp học để xây dựng nên tác phẩm. Sau khi nắm được cốt truyện cũng như phân tích về hiện tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự, yếu tố cơ bản tiếp theo trong phương pháp dạy học các tác phẩm tự sự trung đại theo đặc trưng thể loại là giáo viên cần giúp học sinh nắm được ngôn ngữ nhân vật và lời kể tác giả. Bởi đó chính là ngôn ngữ nghệ thuật của truyện tuy tồn tại dưới hình thức những kí tự nhưng nó lại thể hiện được những nội dung nghệ thuật rất lớn. Vì vậy bản chất của việc phân tích ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự trung đại là phân tích ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả khi đọc – hiểu tác phẩm. Thao tác này cũng tuân theo những cách thức nhất định.

Trước hết người đọc cần phải phân loại nhận diện được đâu là ngôn ngữ nhân vật, đâu là ngôn ngữ của người kể chuyện. Sau khi đã nhận diện được các kiểu loại ngôn ngữ rồi người đọc đi vào bước phân tích. Mà trước hết là tìm hiểu ngôn ngữ của người kể chuyện.

Một phần của tài liệu Thi pháp thể loại với việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)