Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại theo đặc trưng

Một phần của tài liệu Thi pháp thể loại với việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT (Trang 51 - 54)

2. Đọc – hiểu tác phẩm trung đại trong nhà trường THPT

2.5 Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại theo đặc trưng

trưng thi pháp văn học trung đại:

Văn học trung đại nói chung nhất là các tác phẩm tự trung đại nói riêng có những yêu cầu đặc trưng thi pháp mà người sáng phải tuân thủ theo, vì thế khi giảng dạy phân tích, bình giảng cần phải lưu ý.

Về phạm vi văn học với trạng thái văn – sử - triết bất phân. Trong quá khứ, vào thời trung đại những khái niệm, văn, văn học, văn chương, bao hàm nhiều nghĩa có thể hiểu theo nghĩa rộng với nghĩa học vấn, văn minh và cũng rất có thể đã có trong chữ văn (trong văn học, văn chương) hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm tác phẩm văn học mang tính nghệ thuật. Có chuyện hiểu khái niệm văn, văn học theo nghĩa rộng là do quan niệm cho rằng mọi trước tác, trước thuật đều được gọi là văn theo quy luật văn – sử - triết bất phân. Như vậy, về phạm vi văn học, con người thời trung đại hiểu văn học vừa thái quá lại vừa bất cập. Thái quá vì không phân biệt văn học với triết học, sử học, đạo đức học, chính trị học; bất cập là vì có lúc nó gạt ra khỏi lĩnh vực văn học những tác phẩm có giá trị văn chương, chỉ vì chúng không trở đạo hoặc ít trở đạo. Có quan niệm như trên là do đặc điểm văn hóa thời trung đại chi phối bởi

tính chất hỗn hợp, tổng hợp của tư duy. Ở thời trung đại sự đan xen giữa hai kiểu tư duy khái niệm và tư duy hình tượng là một đặc điểm không thể bỏ qua và do đó mới có hiện tượng văn – sử - triết bất phân. Các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu nền văn học trung đại theo phương pháp loại hình đã chỉ ra hai loại văn học là văn học chức năng và văn học phi chức năng (văn học hình tượng). Quy luật này tồn tại trong văn học trung đại với nhiều trạng thái khác nhau. Quy luật bất phân chi phối hầu hết ở các thể loại văn học không chỉ ở các thể loại văn học mang tính chức năng mà ở các thể loại phi chức năng, tức văn học hình tượng như thơ tự sự, thơ trữ tình.

Mỗi thể loại văn học trung đại có những yêu cầu mang tính đặc trưng mà nhà văn, nhà thơ khi sáng tác phải tuân thủ, do vậy khi giảng dạy, người giảng cần phải khai thác những yêu cầu này. Có như thế thì người học mới có thể lĩnh hội được những gì mà cha ông xưa gởi gắm trong tác phẩm.

Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: Đây là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại. Khi sáng tác, tác giả thường vay mượn văn thi liệu, điển cố, điển tích lấy từ sách vở Thánh hiền và kinh sách của các tôn giáo. Sự vay mượn này được lặp lại nhiều đến nỗi thành những môtíp quen thuộc tạo nên tính ước lệ, tượng trưng trong văn học. Hồi ấy, những sáng tác văn chương có như thế thì mới được coi là bác học, cao quí. Chẳng hạn, nói đến cây hoa thì tùng, cúc, trúc mai, sen… bởi chúng là những biểu tượng để chỉ những phẩm chất, cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậc trượng phu. Nói đến con vật thì phải là long, li, quy, phụng. Tả mĩ nhân thì làn thu thủy, nét xuân sơn, sóng thu ba, tóc như mây, hoa như tuyết….. và người đẹp phải đến nỗi nghiêng nước, nghiêng thành hay chim sa cá lặn. Khi sáng tác tác giả còn vay mượn đề tài, cốt truyện, có khi cải biên cốt truyện để tạo nên một tác phẩm mới. Đây là sự tuân theo những kiểu mẫu, khuôn mẫu đã thành công thức.

của Nguyễn Du. Ngay cả Lục Vân Tiên có thể xem là tự truyện cùng ước mơ một thời của cụ đồ Chiểu, vậy mà mở đầu truyện, cụ lại viết:

“Trước đèn xem truyện Tây Minh Ngẫm cười hai chữ nhân tình éo le…”

Không chỉ tính quy phạm thể hiện ở đề tài cốt truyện, ước lệ, tượng trưng… mà còn thể hiện ở sự vay mượn hệ thống loại hình, loại thể. Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã sử dụng các thể loại sẵn có của Trung Quốc.

Văn học trung đại Việt Nam với khởi đầu của nó được viết bằng chữ Hán, đó là ngôn ngữ của tri thức bác học, của tầng lớp có học vấn cao. Về sau khi văn học được viết bằng chữ Nôm cũng vậy. Tác giả của bộ phận văn học này cũng là trí thức, những người học rộng hoặc nho sĩ bình dân. Về đối tượng, mục đích của văn học chủ yếu là đề cao thần quyền, cường quyền, mang mục đích giáp huấn con người với khuôn phép định sẵn. Sáng tác văn

học là để chở đạo để truyền dạy đời. “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu

đã làm được điều đó.

Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm các học thuyết, hệ tư tưởng phương Đông và còn vay mượn các thể loại có sẵn của Trung Quốc, nhưng văn học trung đại Việt Nam cũng có rất nhiều tác giả đã phá được sự phá vỡ quy phạm và khuôn phép ràng buộc đó để sáng tác nên những tác phẩm ưu tú, thể hiện cá tính sáng tạo đậm nét, bộc lộ cái tôi cá nhân trữ tình mang những nét độc đáo riêng của hồn văn dân

Văn học trung đại Việt Nam có sự tồn tại song song giữa hai dòng văn học là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Các tác phẩm văn học trung đại được đưa vào trường THPT đều được phiên âm, dịch nghĩa để người đọc có

thể hiểu và lĩnh hội trọn vẹn nhất nét đẹp của nghệ thuật ngôn từ mà tác phẩm đem lại.

Việc nêu những đặc trưng cần lưu ý về thi pháp xây dựng nên một tác phẩm trong văn học trung đại phần nào giúp người giảng dạy và người học có được những kiến thức cơ bản nhất khi tìm hiểu các tác phẩm trong trường THPT.

Một phần của tài liệu Thi pháp thể loại với việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)