Khái quát về đọc – hiểu

Một phần của tài liệu Thi pháp thể loại với việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT (Trang 40)

1.1 Thế nào là đọc – hiểu

Văn học cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về đời sống tự nhiên những hiểu biết thông qua các văn bản, tìm hiểu những văn học làm cho vốn tri thức của chúng ta thêm phong phú và sâu rộng, hơn nữa văn học còn giúp hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.

Trong nhà trường phổ thông đọc – hiểu là hoạt động diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (sinh hoạt, giao tiếp, học tập…) và được sử dụng trong tất cả các môn học, đọc là hoạt động văn hóa, hoạt động tiếp nhận tri thức.

Mỗi học sinh khi học văn là một bạn đọc, vì vậy phải biết đọc văn. Trong thực tế đối tượng bạn đọc vô cùng phong phú. Mỗi đối tượng đọc với một mục đích khác nhau, khác với những người đọc văn chỉ để nắm đọc tác phẩm một cách sơ lược về đại thể, hoặc chỉ để giải trí thì người học sinh phải

đọc văn để hiểu văn “Phương thức đọc văn nhằm mục đích hiểu biết chính

xác và cặn kẽ tác phẩm văn chương, khám phá ở đó những giá trị văn chương (văn hóa, xã hội) mới mẻ, lớn lao và hữu ích được gọi là đọc – hiểu.

Đọc là một hoạt động văn hóa mà con người sử dụng để lĩnh hội tri thức và hoàn thiện nhân cách của mình.

Đọc là một hoạt động văn hóa có tầm nhân loại và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đọc gắn liền với hiểu.

Hiểu là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Theo “Từ điển tiếng Việt

2007” (Hoàng Phê chủ biên) hiểu có các nghĩa sau:

- Biết được ý nghĩ, quan điểm của người khác.

Vậy hiểu là mục đích hướng tói mục đích trực tiếp của đọc. Tuy nhiên đó không phải là mục đích cuối cùng của học Ngữ văn mà mục đích cuối cùng là hiểu biết, chung sống, làm việc.

Giữa đọc và hiểu có mối quan hệ khăng khít qua lại. Đọc luôn gắn liền với hiểu. Đọc hiểu văn học là hoạt động đọc văn một cách nghiêm túc, cảm xúc, nghiềm ngẫm, tưởng tượng, liên tưởng. Khái niệm đọc hiểu mang những định hướng dạy học cụ thể, tích cực hơn so với khái niệm phân tích hay tìm hiểu, nó đòi hỏi sự tích cực, chủ động sáng tạo của người đọc.

1.2 Các bước đọc – hiểu

Đọc hiểu là con đường không thể thay thế khi tiếp nhận, khám phá văn bản văn học. Đọc – hiểu gồm có các bước sau:

1.2.1 Đọc thông, đọc thuộc

“Đọc thông”: Theo từ điển tiếng Việt “thông” tức là “liền suốt một mạch không gián đoạn, hiểu rõ, không có gì thắc mắc băn khoăn”.

Đọc thông nhằm mục đích tri giác toàn bộ văn bản, có cảm nhận đầu tiên về toàn bộ văn bản ấy. Nó là bước chuẩn bị về mặt ý thức và tâm thế khởi đầu cho quán trình làm việc với văn bản. Đọc thông được xem là yêu cầu thấp nhất của quá trình đọc văn bản nhưng đây là bước khởi đầu quan trọng không thể bỏ qua.

Ngoài ra: Đọc còn để tri giác ngôn ngữ để từng bước hiểu được lớp nghĩa của ngôn từ của văn bản bao gồm các thang bậc: Ngữ âm, tiếng, từ, bố cục của văn bản.

Đọc thuộc theo từ điển tiếng Việt 2007 “thuộc” tức là ghi nhớ trong trí óc đến mức có thể nhắc lại hoặc nhận ra dễ dàng và đầy đủ”. Đọc thuộc tức là không cần nhìn vào văn bản nhưng đọc chính xác văn bản, có thể đọc lại mà không cần văn bản in hoặc văn bản viết nhưng đọc thuộc phải được xác định

ở các mức độ khác nhau, ở các văn bản thuộc các thể loại khác nhau. Đối với văn bản văn học sử, đọc thuộc có nghĩa là nhớ được những nội dung chủ yếu, những tình tiết, chi tiết tiêu biểu, có khả năng tóm tắt văn bản đó một cách ngắn gọn và đầy đủ nội dung nhất. Đây cũng là một bước không thể thiếu trong việc lĩnh hội văn bản văn học sử. Đọc thuộc sẽ giúp cho người dạy, người học chủ động trong quá trình tiếp cận và khám phá tác phẩm. Đồng thời đọc thuộc còn giúp người ta tiết kiệm thời gian khi cần tra cứu và tái hiện. Đối với tác phẩm tự sự thì đọc thuộc tức là có khả năng tóm tắt được văn bản, kể lại câu truyện.

Như vậy: Đọc thuộc là giai đoạn bắt đầu trong quá trình khám phá từng bước, giải mã để mở đầu cho quá trình tiếp nhận thông tin từ nội dung văn bản.

1.2.2 Đọc kĩ, đọc sâu

Đọc kĩ: Tức là đọc nhiều lần, đọc nghiền ngẫm, suy nghĩ, đọc để. Một văn bản văn học có nhiều tần ý nghĩa vì vậy mà chúng ta phải đọc kĩ. Đọc kĩ không chỉ nhằm phát hiện được bố cục văn bản (chỉ ra hình thức tổ chức, sắp xếp văn bản) mà còn nhằm ý thức được nội dung chủ yếu được đề cập trong văn bản để có một cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức.

Mục đích của đọc kĩ là phải tìm ra cấu trúc nội tại bên trong của văn bản, phát hiện ra các thủ pháp nghệ thuật, phương pháp luận của mỗi tác giả trong văn bản. Vì mỗi văn bản bao giờ cũng là tập hợp của nhiều yếu tố được tổ chức sắp xếp thành một hệ thống, nhưng vai trò của các yếu tố trong hệ thống lại không bình đẳng. Nên trong quá trình khám phá tác phẩm chỉ có thể khảo sát một vài yếu tố điển hình, tiêu biểu.

Đọc sâu: Đây là bước đọc bộc lộ mối quan hệ thống nhất, nhiều mặt của đời sống và nghệ thuật sau khi có được những cảm nhận khái quát về toàn

bộ văn bản. Đọc sâu là đọc tập trung xoáy sâu vào một số chi tiết, hình ảnh, đoạn, nhân vật có vai trò quan trọng trong văn để hiểu được logic bên trong sự vận động, những kinh nghiệm, hiểu biết của người đọc về những lĩnh vực có liên quan đến văn bản để có thể lí giải được cấu trúc nội tại của hình tượng nghệ thuật trong ý tưởng mà người biên soạn thể hiện trong văn bản.

1.2.3 Đọc hiểu, đọc sáng tạo

Đọc là biết để tiếp cận, khám phá văn bản. Còn hiểu tức là mục đích để tiếp cận, khám phá văn bản ấy. Như vậy đọc – hiểu với ý là một yêu cầu trong việc khám phá, tiếp cận văn bản bắt buộc chủ thể phải huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực đã được tích lũy có liên quan đến văn bản cần tìm hiều như kiến thức về ngôn ngữ, lịch sử…. Đồng thời phải sử dụng một số phương pháp thích hợp để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản. Có thể thấy, đọc – hiểu vừa là mức độ yêu cầu, vừa là mục tiêu chứ không đơn thuần là một bước trong phương pháp dạy học. Xét cho cùng thì việc đọc tất cả các văn bản trong sách giáo khoa ngữ văn là để hiểu và vận dụng được trong học tập, đời sống vì một trong những tính chất cơ bản của môn Ngữ Văn là môn học mang tính công cụ. Những tri thức, kĩ năng có được từ môn học này sẽ trở thành điều kiện, công cụ để sống, học tập.

Đọc sáng tạo được áp dụng chủ yếu khi đọc các văn bản nghệ thuật vì tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của tưởng tượng, hu cấu, Người làm ra nó không chỉ dựa vào sự hiểu biết mà còn dựa vào năng lực liên tưởng, tưởng tượng. Do vậy, bất kì văn bản nghệ thuật nào cũng luôn tồn tại những khoảng trống. Để hiểu văn bản nghệ thuật, người đọc bắt buộc phải liên tưởng, tưởng tượng để lấp đầy những khoảng trống ấy. Trong nghiên cứu, giảng dậy văn học, người ta gọi quá trình sáng tạo này là quá trình đồng sáng tạo (tức người đọc cũng là người sáng tạo). Nhờ sự sáng tạo ấy người đọc có thể hiểu và cảm được văn bản. Đây là lí do để văn học trường tồn và nó cũng chính là lí do để

cắt nghĩa những văn bản văn học ngoài ý nghĩa tự nó; nó còn tồn tại một lớp ý nghĩa cộng sinh do tác động của môi trường, thời đại và công chúng.

1.2.4 Đọc ứng dụng, đọc đánh giá

Yêu cầu của xã hội hiện đại được thể hiện ở mục tiêu của việc học là: Học để làm việc, để sống,để chung sống với mọi người. Vì vậy, bất kì một môn học nào thì ứng dụng là yêu cầu quan trọng. Đọc ứng dụng, đọc đánh giá nhằm giúp người đọc có khả năng tạo lập các văn bản tương ứng. Tất cả các văn bản văn học đều chứa đựng trong nó những ý nghĩa, tư tưởng và bài học nhân sinh. Hiều và cảm nhận được các văn bản văn học sẽ làm cho mỗi người hiểu đúng bản thân mình, biết cách hoàn thiện nhân cách để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Các văn bản không phải văn bản nghệ thuật bao giờ cũng chứa đựng trong nó những thông tin liên quan chặt chẽ đến đời sống. Những thông tin ấy khi được tiếp nhận sẽ làm phong phú thêm hiểu biết của con người, giúp con người sống và làm việc có ý nghĩa.

Như vậy, đọc – hiểu văn bản văn học sử nói riêng và văn bản văn học nói chung không chỉ nhằm tiếp nhận giá trị riêng của văn bản mà còn là cơ sở để học sinh phát triển tiếng Việt và áp dụng vào làm văn.

2. Đọc – hiểu tác phẩm trung đại trong trường THPT

2.1 Các tác phẩm văn học Trung đại trong trường THPT

Trong phạm vi giới hạn của đề tài tôi chỉ thống kê các tác phẩm tự sự trung đại được giảng dạy ở trường THPT trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, tập 2 và lớp 11 tập 1 – chương trình cơ bản.

Ở lớp 10 tập 2 có:

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ sự phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.

- Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. - Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. Đọc thêm có:

- Thề nguyền (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. Ở lớp 11 tập 1 có:

- Vào phủ chúa Trịnh – Trích Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác)

- Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu. 2.2 Vị trí và tầm quan trọng

Với những thành tựu có giá trị của mình, các tác phẩm tự sự trung đại được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông được phân bố giảng dạy từ lớp 10 cho đến lớp 11. Tuy không nhiều nhưng đã khẳng định được vị trí quan trọng đối với văn học giai đoạn đó nói riêng và đối với nền văn học Việt Nam nói chung.

Các tác phẩm tự sự trung đại được đưa vào trong trường THPT để giảng dạy đã phát huy được những tác dụng tích cực trong việc cung cấp những kiến thức văn học về các thể loại cũng như những giá trị mà nghệ thuật ngôn từ mang lại. Các các giả đã thành công khi sử dụng các từ ngữ khi xây dựng hình tượng nhân vật, đặc biệt việc sử dụng chữ Nôm để sáng tác đã giúp chữ viết của dân tộc ta lên đến đỉnh cao. Việc sử dụng những từ Hán Việt, những điển tích đã giúp học sinh có thêm được những hiểu biết về các nhân vật, các sự kiện lịch sử trong một giai đoạn dài và nhiều biến động. Việc tìm hiểu các tác phẩm tự sự trung đại còn góp phần vào việc bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách của học sinh. Khơi gợi trong học sinh những tình cảm tốt đẹp từ đó có thể cảm thông với những số phận trong tác phẩm, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách bản thân.

2.3 Vấn đề dạy học các tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT hiện nay

Văn học Việt Nam trung đại là một phần quan trọng, cần thiết trong chương trình giảng dạy của môn Ngữ văn ở trường THPT. Nó trang bị cho học sinh những hiểu biết thành tựu của một giai đoạn văn học trung đại Việt Nam. Việc dạy học các tác phẩm tự sự trung đại nói riêng và các tác văn học trung đại Việt Nam nói chung cho đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn cho người dạy lẫn người học. Để hiểu được những tác phẩm đó không phải là chuyện dễ dàng gì nhưng truyền thụ cái hay cái đẹp của nó cho người học hiểu được lại càng khó khăn gấp bội phần, Vấn đề có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu là rào cản về ngôn ngữ bởi những tác phẩm ấy đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm cổ có phần xa lạ với ngôn ngữ tiếng Việt ngày hôm nay.

Việc giảng dạy các tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT hiện nay đã và đang gặp những trở ngại lớn từ phía học sinh vì các em không có hứng thú học với môn văn nên thầy cô cũng dễ bị mất niềm say sưa truyền đạt kiến thức cho học sinh. Trong nhà trường, tác phẩm văn học đến với học sinh không phải bằng con đường tự do lựa chọn như đối với bạn đọc ngoài đời. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, học sinh là những bạn đọc còn hạn chế về vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn nhưng lại có khả năng rung động và có xúc cảm đặc biệt với tác phẩm văn học. Vì vậy, vai trò của người giáo viên văn học là phải bổ sung, bồi dưỡng vốn sống, phát triển các năng lực cảm thụ cho học sinh và hướng dẫn học sinh đến với tác phẩm văn học một cách đúng nhất, gần nhất. Để làm được nhiệm vụ cao quí và nặng nề này, người giáo viên cần có những phương pháp thích hợp, đồng thời phải biết cách sử dụng, phối hợp các phương pháp phân tích tác phẩm một cách nhuần nhuyễn nhất, nhằm giúp học sinh vừa nắm bắt tri thức, vừa nắm bắt phương pháp học tập, nghiên cứu.

2.4 Dạy học tác phẩm tự sự trung đại theo thi pháp thể loại

Vấn đề giảng dạy tác phẩm tự sự trung đại trong nhà trường THPT như thế nào cho đạt hiệu quả cao đã đặt ra từ lâu và cũng là điều ăn trở của nhiều giáo viên dạy Ngữ văn. Trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn và trong bài làm văn của học sinh tinh thần thi pháp học đang thấm dần và đang hướng được sự thu hút, sự quan tâm của giới học đường. Giảng dạy tác phẩm tự sự trung đại theo thi pháp thể loại là hướng đi có nhiều triển vọng. Đây là vấn đề nguyên tác, có ý nghĩa phương pháp luận.

Với khoa học cơ bản cũng như khoa học giáo dục văn chương, hướng tìm tòi thi pháp giúp người đọc mở cánh cửa đi vào tác phẩm mà không sợ bị lạc trong “mê cung” của nghệ thuật. Đặt vấn đề nghiên cứu văn học như một nghệ thuật, thi pháp học đã khắc phục lỗi cảm nhận ít nhiều càng đi sâu càng xa lạ với văn chương. Đó là kiểu giải thích xã hội học dung tục về sáng tạo nghệ thuật, lối đánh giá lấy chuẩn mực cho tác phẩm là giống hay không giống, giống nhiều hoặc ít so với hiện thực, không tính đến mỗi tác phẩm đều là một mô hình nghệ thuật và bất cứ sự phản ánh nào cũng là “hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan”. Kiểu cảm thụ vụn vặt theo lối “tầm thường trích cú” hoặc dựa vào ấn tượng ban đầu của người đọc phiêu lưu cùng tác phẩm cũng đem lại hiểu biết về chân giá trị của sáng tác. Những khuynh hướng nghiên cứu ngoài xã hội như vậy đã từng đi vào nhà trường để bất cứ hình ảnh thơ văn nào cũng có thể quy chiếu với thực tế. Các nhà giáo dục cũng đã lên tiếng về tình trạng “do chưa phân biệt được đầy đủ đặc trưng thi pháp của loại thể nên việc cắt nghĩa tác phẩm văn chương ở nhà trường đã có những hạn chế kéo dài nhiều năm qua chưa được khắc phục.

Trong giờ giảng dạy văn theo hướng thi pháp, cần chú ý đến thể loại vì

nó chi phối tất cả các yếu tố còn lại của hình thức tác phẩm. Bakhtin nói “Thi

Một phần của tài liệu Thi pháp thể loại với việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)