2. Đọc – hiểu tác phẩm trung đại trong nhà trường THPT
2.4 Dạy học tác phẩm tự sự trung đại theo thi pháp thể loại
Vấn đề giảng dạy tác phẩm tự sự trung đại trong nhà trường THPT như thế nào cho đạt hiệu quả cao đã đặt ra từ lâu và cũng là điều ăn trở của nhiều giáo viên dạy Ngữ văn. Trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn và trong bài làm văn của học sinh tinh thần thi pháp học đang thấm dần và đang hướng được sự thu hút, sự quan tâm của giới học đường. Giảng dạy tác phẩm tự sự trung đại theo thi pháp thể loại là hướng đi có nhiều triển vọng. Đây là vấn đề nguyên tác, có ý nghĩa phương pháp luận.
Với khoa học cơ bản cũng như khoa học giáo dục văn chương, hướng tìm tòi thi pháp giúp người đọc mở cánh cửa đi vào tác phẩm mà không sợ bị lạc trong “mê cung” của nghệ thuật. Đặt vấn đề nghiên cứu văn học như một nghệ thuật, thi pháp học đã khắc phục lỗi cảm nhận ít nhiều càng đi sâu càng xa lạ với văn chương. Đó là kiểu giải thích xã hội học dung tục về sáng tạo nghệ thuật, lối đánh giá lấy chuẩn mực cho tác phẩm là giống hay không giống, giống nhiều hoặc ít so với hiện thực, không tính đến mỗi tác phẩm đều là một mô hình nghệ thuật và bất cứ sự phản ánh nào cũng là “hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan”. Kiểu cảm thụ vụn vặt theo lối “tầm thường trích cú” hoặc dựa vào ấn tượng ban đầu của người đọc phiêu lưu cùng tác phẩm cũng đem lại hiểu biết về chân giá trị của sáng tác. Những khuynh hướng nghiên cứu ngoài xã hội như vậy đã từng đi vào nhà trường để bất cứ hình ảnh thơ văn nào cũng có thể quy chiếu với thực tế. Các nhà giáo dục cũng đã lên tiếng về tình trạng “do chưa phân biệt được đầy đủ đặc trưng thi pháp của loại thể nên việc cắt nghĩa tác phẩm văn chương ở nhà trường đã có những hạn chế kéo dài nhiều năm qua chưa được khắc phục.
Trong giờ giảng dạy văn theo hướng thi pháp, cần chú ý đến thể loại vì
nó chi phối tất cả các yếu tố còn lại của hình thức tác phẩm. Bakhtin nói “Thi
cầu phân tích theo một phương pháp riêng. Thể loại hiện nay đang là một trong những trục tích hợp của sách giáo khoa Ngữ Văn trung học phổ thông. Bởi vậy quan tâm đến những đặc điểm thi pháp của từng loại thể nhất định có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không nhỏ đối với việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh. Thi pháp thể loại đặt vấn đề về bản thể, về phương thức tồn tại thực sự của văn học, cung cấp một “chìa khoá” khoa học mở cánh cửa văn chương đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đang đi dần vào chiều sâu trong nhà trường phổ thông hiện nay. Các nhà phương pháp, những người quan tâm đến giáo dục nói chung, dạy học văn chương trong nhà trường nói riêng đã chủ động nắm lấy “chìa khóa” đó để phục vụ cho mục đích của mình: Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến sự học gò bó cứng nhắc áp chế từ bên ngoài thành tự học là biểu hiện nhu cầu thân thiết ở bên trong của chủ thể. GS. Phan Trọng Luận nói tới quan điểm đồng bộ khi tiếp cận văn chương mà “một trong những con đường đi vào tác phẩm văn chương là nhận diện được loại thể”. Trong nhà trường, Sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay đã quan tâm nhiều đến Thi pháp học, “chất văn” đã được chú ý đúng mức trong giờ văn. Đề thi và đáp án môn văn thường yêu cầu học sinh “phải bám sát vào văn bản tác phẩm”, phân tích vẻ đẹp nghệ thuật ngôn từ. Việc dạy và học các tác phẩm trung đại trong nhà trường cũng cần tiến sâu vào quỹ đạo thi pháp học, và trong tương lai, tinh thần thi pháp học sẽ được vận dụng triệt để hơn. Thi pháp học có biến thành thực tiễn sinh động hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự vận dụng tích cực của thầy và trò trong giờ giảng văn.
Tuy vậy để việc vận dụng thi pháp thể loại vào dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại đạt hiệu quả tốt chúng ta cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản như:
Tìm hiểu thi pháp thể loại không tách rời với việc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường. Từ những đặc điểm phổ biến có tính chất quy luật của các yếu tố hình thức mang tính nội dung mà khám phá vẻ đẹp của sáng tác nghệ thuật chính là quá trình đi sâu vào hướng tiếp cận những đặc trưng thẩm mỹ của văn học. Ở đây tác phẩm hiện lên như là chính nó nên nếu không có ý thức về những đặc trưng thi pháp thể loại riêng biệt thì khó có thể mở đúng con đường đi tới đích. Tiếp cận văn bản gắn với những tìm tòi về thi pháp rõ ràng là vô cùng quan trọng. Suy cho đến cùng mọi sự sáng tạo, ý đồ, tài năng nghệ thuật của nhà văn đều gửi gắm, thể hiện trong tác phẩm của mình. Và cũng chính ở sáng tác văn học người đọc làm một hành trình từ ngôn ngữ và phương thức trình bày nghệ thuật mà cập đến cái Đẹp, cái Thiện, đến chiều sâu của triết lý nhân sinh ẩn chứa cũng sâu thẳm, kỳ diệu như chính bản thân sức sống và sự biến hoá kỳ lạ của hình tượng nghệ thuật một khi đã được “chuyển vào trong” cho người đọc. Chú ý đến thi pháp thể loại trong hướng tiếp cận trực tiếp vào văn bản trả lời cho câu hỏi “như thế nào?” trong quá trình giải mã văn học nghệ thuật. Những hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, tư tưởng thời đại và cá nhân con người, tiểu sử nhà văn chẳng những để lý giải (tất nhiên là theo cách nhìn của văn chương) các yếu tố mờ ẩn trong tác phẩm mà nhiều khi chính những tìm tòi từ thi pháp thể loại, thi pháp tác phẩm chỉ có thể cắt nghĩa bằng cái “mã văn hoá”. Nguyên tắc thi pháp chỉ có thể được lý giải trên bối cảnh văn hoá và văn học của khu vực, dân tộc và thời đại. Mô hình vũ trụ trong tam giáo đã ảnh hưởng tới cách miêu tả con người trung đại.
Tiếp cận sâu vào đặc trưng thẩm mỹ của văn chương cũng không loại trừ việc “đưa cái nhìn vào đối tượng” từ phương diện mối quan hệ giữa “sản xuất” và “tiêu thụ” sản phẩm văn hoá tinh thần. Nó đòi hỏi phải chú ý đến quá trình tiếp nhận của người đọc: tầm đón nhận, nhu cầu thẩm mỹ, những khó
khăn, thuận lợi và sự trưởng thành nhiều mặt của họ khi đến với sáng tác văn chương.
Tìm hiểu thi pháp thể loại là cơ sở để phát hiện nét độc đáo của thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả.
Loại thể cho thấy ứng với một loại nội dung nhất định có một kiểu hình thức biểu hiện nhất định. Con đường của nhà nghiên cứu thi pháp trong đó có thi pháp thể loại là từ cứ liệu ngôn từ (sự lặp lại, sự đối lập, lựa chọn...) nhà nghiên cứu thi pháp cấu tạo lại thế giới bên trong của thế giới nghệ thuật. Mọi sự khái quát đều dựa trên cái chung có màu sắc lý luận của sự khái quát hoá song không thể nào bao quát được muôn hình vạn trạng của những cái riêng, nhất là khi mỗi tác phẩm văn học dẫu thuộc cùng về một thể loại nhất định cũng vẫn là một vũ trụ thu nhỏ, một sáng tạo mà nhà văn phải nung nấu cả đời. Thể loại thể hiện ký ức sáng tạo trong quá trình phát triển, cái phần ký ức truyền thống là cơ sở, là điều kiện để từ đó những sáng tác mới ra đời không tự lặp lại những gì đã có. Nếu không chú ý đến việc khám phá cái riêng của thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm, bức tranh văn học sẽ nghèo nàn, đơn điệu cả về bố cục và màu sắc, dễ lầm tưởng thi pháp thể loại là cái thước đo cứng nhắc áp khuôn cho mọi sản phẩm ra lò theo lối công nghiệp hàng loạt triệt tiêu cái phần cá tính sáng tạo của con người.
Vận dụng thi pháp thể loại vào dạy học tác phẩm văn chương gắn liền với lý luận dạy học hiện đại. Sự “tuyên chiến” của lý luận dạy học hiện đại với các phương pháp dạy học giáo điều quyền uy trước đây bắt đầu từ việc xác định một cách đúng đắn về vị trí, vai trò của đối tượng người học. Từ chỗ là nhân vật thụ động, chịu sự truyền thụ, tiếp nhận một chiều với nguồn kiến thức duy nhất của thầy, dạy học hiện đại đề cao sự chủ động tích cực nhập cuộc, sáng tạo và phát triển của người học sinh. Kết quả của sự nhận thức này bắt nguồn từ tâm lý học sư phạm, giáo dục học, triết học và sự liên kết bổ trợ
của nhiều ngành khoa học phát triển khác trong xã hội hiện đại. Đặt trọng tâm chú ý ở sự phát triển người học cũng có nghĩa là xác lập cho họ một tư cách chủ thể trong quá trình phức tạp dài lâu mà hàng ngày họ đang trực tiếp đối mặt. Chủ thể không phải là cái có sẵn, cái đã định hình, cái chỉ nói là xong. Chủ thể là sự làm thành, đồng sản sinh với đối tượng.
Nhìn ở phương diện này, ý nghĩa của con đường gợi dẫn từ thi pháp thể
loại là ở chỗ trong tay người giáo viên văn học nó trở thành một thứ “công cụ
nghệ thuật” để cập đến sự hiểu biết đúng đắn thấu đáo về sáng tạo nghệ thuật
nhiều khi là những trăn trở nghĩ “ suốt cả nghìn đời”.