Thi pháp cốt truyện

Một phần của tài liệu Thi pháp thể loại với việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT (Trang 29)

1. Thi pháp thể loại, thi pháp tự sự

1.2.3.2 Thi pháp cốt truyện

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán; Trần Đình Sử; Nguyễn Khắc Phi định nghĩa khái niệm cốt truyện như sau: “Cốt truyện là hệ

thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự và kịch”. [26, tr 99]. Ngoài ra cốt

truyện còn được hiểu là “toàn bộ các biến cố, các sự kiện được nhà văn kể ra,

là cái mà người đọc có thể đem kể lại” [25, tr 101]

Như vậy cốt truyện là yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự là tất cả những hoạt động, biến cố được phát triển trong cả tiến trình kể chuyện và khi thuật lại một chuyện, người ta dễ dàng kể lại biến cố ấy theo một trình tự kiến người nghe có thể hiểu được. Một cốt truyện thường có các thành phần cơ bản như: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Dựa vào đây người ta có

thể phân tích “Sự tạo thành của truyện, nhân vật ra mạch truyện và sự vận

hành của nó” [Đỗ Bình Trị (1991) – Văn học (Giáo trình đào tạo giáo viên hệ

tiểu học, hệ CĐSP và SP 12 + 2) – NXB Giáp dục). Tuy nhiên “truyện không

đơn giản chỉ là sự vận hành của hoạt động, biến cố (sự kiện). Sự vận hành của truyện tạo thành ý nghĩa của truyện, biểu hiện một phương diện của quan niệm tác giả về thế giới và con người”. (Giáo trình đào tạo giáo viên hệ tiểu

học, hệ CĐSP và SP 12 + 2) – NXB Giáo dục). Tìm hiểu thi pháp cốt truyện tức là phải tìm hiểu cá ý nghĩa của các sự kiện và cách thức xây dựng truyện của tác phẩm đồng thời thấy được các nguyên tắc, quan niệm chi phối các ý nghĩa ấy.

1.2.3.3 Thi pháp nhân vật

Ở đây nhân vật được hiểu là nhân vật văn học, là con người chủ thể cá thể được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học, nhằm làm khái quát về những tính cách và số phận con người.

Thi pháp nhân vật là “hệ thống các phương thức và phương diện nghệ

thuật mà các nhà nghiên nghệ sĩ chọn lựa, sử dụng để tái hiện, để xây dựng những hiện tượng về con người, nhân vật trung tâm của bức tranh cuộc sống trong tác phẩm hoặc trong một thể loại” [Vũ Anh Tuấn (2004) Truyện thơ

Tày nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại. NXB ĐHQG Hà Nội] Vì lẽ đó, nghiên cứu thi pháp, nhân vật là đi vào khám phá chiều sâu thế giới tư tưởng, thẩm mĩ của nhà văn, cách đánh giá nhìn nhận về con người của nhà văn.

Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Dù là tác phẩm trữ tình, tự sự, kịch dù trực tiếp hay gián tiếp thì văn học đều miêu tả con người. Nhân vật văn học là hình thức miêu tả con người một cách tập trung. Hay nói một cách khái quát, nhận vật văn học là con người được miêu tả ra bằng các phương tiện văn học (ngôn từ, tả, kể, nhận xét..)

Cũng cần lưu ý rằng: Nhiệm vụ nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với nhiệm vụ phân tích nhân vật.việc phân tích nhân vật phải chỉ ra các nội dung phong phú được thể hiện trong nhân vật: tính cách, khí chất, bản chất xã hội, tác giả lên án và khẳng định cái gì.... Còn việc phân tích thi pháp nhân vật là khám phá cách cảm nhận con người qua miêu tả nhân vật. Thi pháp ít quan tâm tới nhân vật mà quan tâm tới cách thể hiện nhân vật như thế nào. Đối với

thơ cũng vậy, điều quan trọng không phải là khẳng định tài năng của nhà thơ qua những chi tiết hay từ đắt… Phương diện quan trọng cơ bản hơn của việc bình thơ là tìm xem nhà văn đã lí giải, quan niệm đối tượng đó như thế nào, sử dụng hệ thống các phương tiện để thể hiện phù hợp ra sao, và cuối cùng, tất cả những điều đó cho phép tác giả thể hiện đối tượng với một chiều sâu nào, phát hiện thêm ở đâu.

1.2.3.4 Thi pháp ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một phương diện để phản ánh cuộc sống thành hình tượng trong truyện, mặt khác cũng là phương diện để biểu hiện thái độ tư tưởng, tình cảm, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống.

Ngôn ngữ tự sự phân thành ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện.

Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật có ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại.

Ngôn ngữ nhân vật được nhà văn sử dụng như một phương tiện để miêu tả đời sống tâm lí và khắc họa tính cách nhân vật. Nhờ việc khảo sát ngôn ngữ nhân vật có thể nhận diện nhân vật, nhận diện được tính cách nhân vật. Còn nhà văn thông qua đó mà thể hiện tư tưởng tác phẩm.

Khi nói đến ngôn ngữ nhân vật cần quan tâm đến giọng điệu nhân vật. Ngôn ngữ người kể chuyện đứng ngoài tác phẩm với tư cách là người trần thuật. Ngôn ngữ người kể chuyện chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản để thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính tác giả.

Từ những đặc trưng trên, giảng dạy các tác phẩm tự sự trung đại chính là thông qua việc phân tích ba yếu tố đó để tìm ra và nắm vững cấu tạo hữu cơ của hình tượng tác phẩm tự sự trung đại từ đó mà tiếp thu và phát huy được hết ý nghĩa và tác dụng về mặt giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ của tác phẩm.

1.3 Thi pháp với tiếp nhận văn học 1.3.1 Tiếp nhận văn học 1.3.1 Tiếp nhận văn học

Cùng với hoạt động sáng tạo là hoạt động tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm. Hoạt động này cũng chịu sự chi phối của qui luật nhận thức của triết học duy vật. Phương pháp tiếp nhận đi từ hình thức đến nội dung. Để khám phá tác phẩm phải biết được tác phẩm làm ra bằng con đường nào, được soi sáng bằng quan điểm triết học nào việc tiếp nhận phải đi lại, đi tiếp con đường mà nhà văn đã làm ra tác phẩm.

Theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ, tiếp nhận là “đón nhận cái

từ người khác, nơi khác chuyển giao cho”

Từ điển thuật ngữ văn học, định nghĩa: “Tiếp nhận văn học là hoạt

động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc, cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch chuyển thể…”

Trong “Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương” Nguyễn Thanh Hùng cho rằng “tiếp nhận văn học là quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng thụ

và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực cảm xúc của con người trước đời sống”. [1.tr105]

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi quan niệm, tiếp nhận văn học là “hoạt động chiếm lĩnh các giá trị

tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc, cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch chuyển thể.”

Thực chất của việc tiếp nhận văn học là hoạt động nhận thức của con người nhằm chuyển tải phần nội dung vốn tồn tại khách quan đối với người đọc vào trong tâm hồn và tư tưởng của người đọc tạo cho tác phẩm có đời sống, số phận riêng trong cảm nhận của mỗi người. Khi chuyển vào thực tế thì vốn sống tri thức trong tác phẩm sẽ trở thành vốn sống của cá nhân và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển cũng như hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Vì vậy, tiếp nhận văn học chính là cuộc trao đổi ngầm giữa bạn đọc và tác giả văn học.

Tiếp nhận văn học thường do tính tự phát bởi nhu cầu thị hiếu của mỗi cá nhân. Trong trường THPT tiếp nhận văn học mang tính tự giác và có mục đích rõ ràng. Đối với mỗi tác phẩm, người nghệ sĩ sáng tạo bằng một phương thức nhất định, phương thức ấy qui định cách thức tiếp nhận tác phẩm. Việc giảng dạy các tác phẩm văn học thực chất là tổ chức cho người đọc cách đọc tác phẩm, do vậy, mục đích cuối cùng của dạy học là giúp học sinh hiểu và cảm nhận tác phẩm, từ đó các em tự hoàn thiện nhân cách của mình.

1.3.1.1 Cơ sở tiếp nhận văn học

Để tiếp nhận một tác phẩm văn học có rất nhiều cách khác nhau, nhưng dù có tiếp nhận cách nào đi chăng nữa thì đều nhằm đạt tới mục đích cảm nhận và hiểu tác phẩm, tiếp nhận văn học là cả một quá trình. Văn học là một sản phẩm tinh thần, kết tinh những kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của con người trước một cuộc sống nhất định, chỉ khi nào sử dụng đến thế giới tinh

thần đó mới được coi là tiếp nhận văn học trọn vẹn: Tố Hữu đã nói “Văn học

không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời. Cuộc đời sẽ là mơi xuất phát và đi với của văn học. Hay nói khác đi văn học chính là tấm gương phản ánh cuộc sống và gắn liền với đời sống.”

Hiểu tiếp nhận văn học là một quá trình trước tiên ta phải hiểu được quá trình sáng tác một tác phẩm. Nếu “thực chất của quá trình sáng tác văn học là quá trình truyền cảm xúc đến bạn đọc “cộng hưởng” được cảm xúc đó. Và nếu đặc thù của quá trình sáng tác văn học là giai đoạn tồn tại của hình tượng nghệ thuật thì đặc thù của quá trình tiếp nhận văn học là quá trình đi

ngược lại quá trình sáng tác. Ở đó “người đọc phải bắt đầu từ việc đọc tác

phẩm từ những yếu tố nhỏ nhất trong văn bản tới việc tiếp nhận ý nghĩa của toàn bộ văn bản, chuyển nội dung văn bản thành thế giới tinh thần của mỗi con người thành tác phẩm riêng của họ” Trong quá trình này người đọc sẽ

tìm ra những tình cảm thẩm mĩ quan trọng như tính chân thực và soi sáng của ngôn từ nghệ thuật, sự thống nhất nội tại trong sự kết cấu, tính độc đáo của những phát hiện, chân lí của những sự phản ánh, trọng lượng của những xung đột, đặc trưng thi pháp thể loại, quan niệm về nghệ thuật, con người của tác giả.

Tiếp nhận văn học đòi hỏi người đọc trước hết phải tri giác, cảm thụ tác phẩm, phải hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, loại thể để có thể cảm nhận hình tượng trong sự ven toàn các chi tiết, các liên hệ. Sau đó người đọc tiếp nhận với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư tưởng, tình cảm của tác giả. Ở cấp độ tiếp theo, người đọc phải đưa hình tượng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm đời sống của mình để thể hiện đồng cảm. Cuối cùng nâng cấp, lí giải tác phẩm trong lịch sử, văn học, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật. Quá trình tìm ra cách giải thích ý nghĩa của văn bản đến tìm ra ý nghĩa hình tượng, ý nghĩa tượng trưng của văn bản và ý định chủ quan của tác giả chính là quá trình tiếp nhận văn học.

Như vậy cơ sở của tiếp nhận văn học phải được bắt nguồn từ các sáng tác, các tác phẩm đến việc tiếp nhận chân lí nghệ thuật. Việc sáng tạo tác

phẩm và tiếp nhận tác phẩm văn chương mặc dù tồn tại độc lập nhưng thống nhất và có mối quan hệ biện chứng với nhau.

1.3.1.2 Các bước tiếp nhận tác phẩm văn học 1.3.1.2.1 Hoạt động đọc (văn bản)

Đây là hoạt động khởi đầu quan trọng của việc tiếp nhận văn học và là hoạt động sáng tạo, mang tính trực cảm. Văn bản tồn tại một cách khách quan, sản phẩm tinh thần đó do nhà văn sáng tạo nên. Đó là một tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ được tổ chức theo một kiểu loại nào đó (liên quan đến cấu trúc bên ngoài của văn bản ngôn từ). Người đọc chỉ có thể tiếp nhận tác phẩm khi hệ thống kí hiệu ngôn từ được giải mã. Hoạt động đọc không chỉ là hoạt động mở đầu cho việc tiếp nhận văn học mà còn để hiểu tác phẩm, tìm ra ý nghĩa mới, con người mới xuất hiện trong tác phẩm (mới so với sự tồn tại trong người đọc, mới trong sự sáng tạo của nhà văn và mới trong cuộc sống.)

Như vậy, mỗi một kiểu, mỗi văn bản có cách đọc khác nhau: Đọc một vở kịch khác với đọc một truyện ngắn, đọc một tác phẩm văn xuôi khác với đọc một tác phẩm trữ tình.

1.3.1.2.2 Hoạt động phân tích (văn bản)

Hoạt động phân tích là bước kế tiếp của quá trình tiếp nhận tác phẩm

văn học. “Phân tích là hoạt động chia nhỏ đối tượng để có cái nhìn cụ thể

những yếu tố làm nên chỉnh thể sâu hơn. Đó là sự mổ xẻ chỉnh thể tác phẩm để ghi chép, hợp lại những yếu tố đã phân tích theo cách hoàn toàn khác thường sẽ phát hiện ra những khía cạnh bất ngờ của chỉnh thể tác phẩm”

(“Đọc và tiếp nhận văn chương” của Nguyễn Thanh Hùng). Phân tích là hoạt động không thể tiến hành với tất cả các yếu tố cấu thành tác phẩm mà chỉ có thể tiến hành với một yếu tố nào đó. Điều này buộc phải thực hiện một thao tác lựa chọn, xây dựng một tiêu chí phù hợp. Ngoài ra còn phải căn cứ vào điều kiện khác nhau như phương pháp sáng tạo (Thi pháp) để những tiêu chí

đó diễn ra một cách đúng hướng. Vì vậy mà hoạt động phân tích sẽ đem lại sự phong phú và sâu sắc hơn cho tác phẩm văn học.

1.3.1.2.3 Hoạt động cắt nghĩa (văn bản)

Hoạt động cắt nghĩa là hoạt động quan trọng trong việc tiếp nhận. Cắt nghĩa là sự giảng giải ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh để tiến tới việc cắt nghĩa nội dung, hình tượng cao hơn cắt nghĩa một tác phẩm. Cắt nghĩa đem lại nhận thức, có cơ sở cho những hiện tượng có giá trị.

Hoạt động cắt nghĩa một tác phẩm văn chương đi từ việc lí giải những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm để thấy được cái hay, cái đẹp tiến tới cắt nghĩa hình tượng trong tác phẩm, cao hơn nữa là cắt nghĩa tác phẩm văn học với cùng một tác phẩm văn học, mỗi người sẽ lại cắt nghĩa tác phẩm theo một cách riêng dường như không có sự giống nhau, nó sẽ tạo ra cái nhìn đa chiều đối với mỗi tác phẩm, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá mức độ hiểu của mỗi người vì có hiểu thì mới cắt nghĩa được.Tùy vào sự hiểu biết kinh nghiệm của mỗi con người và nó là một qui luật trong quá trình tiếp nhận văn chương. Yếu tố cảm tính và chủ quan trong cắt nghĩa luôn luôn tồn tại thực và trong quá trình tiếp nhận phải chấp nhận điều đó như một thực tế.

1.3.1.2.4 Hoạt động bình giá (văn bản)

Đây là hoạt động cuối cùng trong việc tiếp nhận tác phẩm. Bình là hoạt động mang tính chủ quan, người đọc đưa ra ý kiên bàn bạc, đánh giá nhận xét của mình, bàn luận thêm về tác phẩm. Hoạt động bình giá tác phẩm dựa trên cơ sở của việc đọc, phân tích, cắt nghĩa vì: Đọc là yếu tố bắt buộc để tiếp nhận tác phẩm, tạo định hướng cho việc phân tích, còn việc cắt nghĩa là để xác định rõ nội dung của việc phân tích. Như vậy, hoạt động bình giá tác phẩm là sự mở mang đi sâu vào nội dung tác phẩm ngoài sự hiểu biết còn thể hiện cá tính của người tiếp nhận văn học. Việc bình giá phải đảm bảo đưa ra

được những ý kiến đóng góp về tác phẩm, đặc sắc, hạn chế và vị trí của tác

Một phần của tài liệu Thi pháp thể loại với việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)