Quan điểm đổi mới phƣơng thức tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng

Một phần của tài liệu đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp cơ sở cấp phòng ở tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm đổi mới phƣơng thức tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng

3.1. Quan điểm đổi mới phƣơng thức tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng cấp phòng

- Quan triệt rõ mục tiêu của đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng là nhằm góp phần lựa chọn được người có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ trình độ, năng lực giữ các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của cả hệ thống chính trị, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các khâu của công tác cán bộ; từ thực tiễn thí điểm, tiến hành tổng kết, đánh giá để có căn cứ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định hiện hành về tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với công tác cán bộ nói chung và việc đổi mới phưyơng thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng nói riêng. Nắm vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là người đứng đầu; việc bổ nhiệm cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực và sở trường của cán bộ; đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tập thể lãnh đạo cũng như từng cá nhân.

- Phải thực sự hướng tới thu hút những người có đức, có tài trên cơ sở các tiêu chuẩn chức danh cụ thể, rõ ràng; khắc phục những hạn chế, bất cập

của công tác tuyển chọn cán bộ theo quy định hiện hành. "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" chất lượng cán bộ, công chức (mà các chức danh lãnh đạo, quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng) là yếu tố quyết định sự vững mạnh của mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị. Nếu nơi nào có chính sách tốt, phù hợp, tạo môi trường thuận lợi để người có tài phát huy năng lực, sở trường tì sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức mạnh, khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Đảm bảo tính kế thừa và xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của cả hệ thống chính trị và công chức lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng hiện nay.

- Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng; tăng cường sự giám sát của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân.

- Phân cấp mạnh cho cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý và sử dụng công chức; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; gắn quyền hạn với trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong công tác tuyển chọn cán bộ.

3.2. Các giải pháp đổi mới phƣơng thức tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng

3.2.1. Nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và xã hội về sự cần thiết thí điểm đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh sự cần thiết thí điểm đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức trong hệ thống chính trị và xã hội về sự cần thiết đổi mới phương thức tuyển chọn các chưc danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng; giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy chế dân chủ cơ sở của cán bộ, công chức ở khu dân cư, tổ dân phố sau khi được bổ nhiệm.

b) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để tạo bước chuyển căn bản trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn hệ thống chính

trị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cũng như trong toàn xã hội về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc đổi mới công tác tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng nhằm tạo ra sự thống nhất và đồng thuận cao trong toàn hệ thống chính trị và xã hội về đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng.

3.2.2. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về công tác tổ chức cán bộ để thuận lợi cho viẹc đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng. Trường hợp chưa kịp sửa đổi, bổ sung, kiến nghị cấp có thẩm quyền có văn bản cho phép làm khác quy định hiện hành để phục vụ thí điểm tuyển chọn.

Hiện nay Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đang dự thảo và lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị về Quy định tiêu chuẩn cán bộ cấp trưởng, phó sở, ban, ngành và tương đương trở lên, trong đó quy định về tiêu chuẩn của cấp trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các chức vụ tương đương, cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn chung

Có tinh thần yêu quê hương, đất nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, sâu sát, cụ thể, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Gương mẫu về đạo đức, lối sống. Có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ.

Có trình độ chuyên môn đại học trở lên; có khả năng sử dụng được một ngoại ngữ để giao tiếp thông thường (trình độ B trở lên); sử dụng được công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành.

Có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân trở lên.

Đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Đã được bổ nhiệm vào ngạch công chức Chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên .

Hằng năm được đánh giá, xếp loại đảng viên, công chức "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên.

Đảm bảo sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.

Tiêu chuẩn cụ thể lãnh đạo cấp sở, cấp phòng

Ngoài các tiêu chuẩn chung, còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

- Về hiểu biết, kiến thức và năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành:

Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.

Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao và các văn bản pháp quy của tỉnh ban hành.

Hiểu biết sâu về nghiệp vụ quản lý thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành.

Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của của đất nước, của tỉnh. Có năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành.

Có khả năng nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải pháp, phương pháp quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của tỉnh.

Có năng lực điều hành, có khả năng quy tụ, đoàn kết, tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị thực hiện và phối hợp với các cấp, các cơ quan có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Về độ tuổi, quá trình công tác:

Bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử lần đầu các chức danh trên phải đủ thời gian công tác từ 2 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải trọn một nhiệm kỳ (5 năm): dưới 55 tuổi đối với nam và dưới 50 tuổi đối với nữ (trừ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh), tính tại thời điểm bổ nhiệm hoặc giới thiệu bầu cử.

Phải có trong quy hoạch cán bộ được cấp có thẩm quyền xác nhận, phê duyệt (trừ trường hợp do điều động, luân chuyển và một số trường hợp đặc biệt khác).

Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, tùy theo từng ngành, lĩnh vực, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của các bộ, ban, ngành Trung ương.

- Về độ tuổi, quá trình công tác:

Bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử lần đầu các chức danh trên phải đủ thời gian công tác từ 2 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải trọn một nhiệm kỳ (5 năm): dưới 55 tuổi đối với nam và dưới 50 tuổi đối với nữ (trừ Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh), tính tại thời điểm bổ nhiệm hoặc giới thiệu bầu cử.

Phải có trong quy hoạch cán bộ được cấp có thẩm quyền xác nhận, phê duyệt (trừ trường hợp do điều động, luân chuyển và một số trường hợp đặc biệt khác).

Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, tùy theo từng ngành, lĩnh vực, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của các bộ, ban, ngành Trung ương.

c) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện bộ chỉ số đánh giá mứ c đô ̣ tín nhiệm của cán bộ, công chức sau khi được bổ nhiệm chức vu ̣ lãnh đa ̣o cấp sở, cấp phòng.

d) Sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo môi trường thuận lợi cho công chức lãnh đạo cấp sở, cấp phòng được tuyển chọn yên tâm làm việc, cống hiến theo hướng cán bộ đã được tuyển chọn qua thi tuyển được hưởng mọi quyền lợi và trách nhiệm của các vị trí lãnh đạo theo quy định hiện hành.

3.2.3. Quy định rõ và cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu đầu

Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan thực hiện theo chế độ thủ trưởng về công tác nhân sự cần được xác định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm (khác với các tổ chức thực hiện theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách). Các quy định của Đảng luôn nhấn mạnh việc chú trọng đề cao trách nhiệm người đứng đầu, nhưng việc thực hiện điều này trong thực tiễn vẫn còn bị hạn chế ở nhiều mặt, trách nhiệm của người đứng đầu vẫn chưa được quy định rõ ràng và gắn với thẩm quyền. Nhất là trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đối với công tác cán bộ nói chung và việc tuyển chọn, bổ nhiệm nói riêng, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cần được xác định rõ ràng, cụ thể hơn nữa. Vì các cơ quan hành chính và tổ chức sự nghiệp công lập đều thực hiện phương thức làm việc theo chế độ thủ trưởng, do đó ý kiến đề nghị của người đứng đầu phải được xác định là quan trọng trong việc lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Và kèm theo đó, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về việc bổ nhiệm trường hợp nhân sự do mình giới thiệu, đề nghị. Như thế, khi có vấn đề xảy ra đối với người được bổ nhiệm về năng lực, phẩm chất, trình độ... thì mới có chỗ để quy trách nhiệm, khắc phục được tình trạng hiện nay, cán bộ yếu kém hoặc vi phạm pháp luật không biết quy trách nhiệm cho một người nào cụ thể, mặc dù quy trình bổ nhiệm phải qua rất nhiều cấp. Cấp nào cũng có thẩm quyền ở một mức độ nhất định nhưng khi có vấn đề xảy ra thì không ai nhận trách nhiệm cả.

Theo nội dung này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp trên trực tiếp quản lý phải có chính kiến đề xuất nhân sự cụ thể khi đưa ra làm quy trình và đề xuất nhân sự để các cấp ủy đảng xem xét, bổ nhiệm sau khi đã trải qua các bước của quy trình tuyển chọn. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình.

3.2.4. Đổi mới quy trình tuyển chọn

Quy trình tuyển chọn gồm các bước:

- Xác định số lượng và tiêu chuẩn, nguồn nhân sự cần tuyển chọn. Đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, có số dư.

- Thẩm định số lượng và nguồn, tiêu chuẩn nhân sự cần tuyển chọn. - Phê duyệt số lượng và nguồn, tiêu chuẩn nhân sự cần tuyển chọn. - Công khai số lượng và tiêu chuẩn nhân sự cần tuyển chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cơ quan, đơn vị.

- Tổng hợp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn và thẩm định (sơ tuyển). - Xây dựng phương án tuyển chọn và thành lập Hội đồng tuyển chọn. - Tổ chức tuyển chọn.

- Ra quyết định công nhận kết quả tuyển chọn, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với người trúng tuyển.

- Đánh giá sau bổ nhiệm.

3.2.5. Sơ tuyển (giới thiệu nguồn và xét hồ sơ đăng ký dự tuyển)

a) Nguyên tắc:

+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bô ̣; + Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ;

+ Đề cao thẩm quyền và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; + Gắn với đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức cần tuyển cho ̣n đã được phê duyệt;

+ Công tâm, minh bạch, khách quan; + Đảm bảo nguyên tắc thực tài;

+ Phương án và nguồn nhân sự: tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan cần tuyển chọn đều có quyền đề xuất. Tùy từng trường hợp cụ thể, nhân sự được giới thiê ̣u không nhất thiết phải là người trong quy hoa ̣ch, là đảng viên.

b) Về tiêu chuẩn:

+ Có năng lực nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, đề xuất; khả năng tổ chức và giải quyết các vấn đề thực tiễn và kinh nghiệm, trải nghiệm thực tiễn;

+ Không phân biệt hình thức đào tạo, bằng cấp;

+Không nhất thiết phải tốt nghiệp chương trình đào tạo lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước;

+ Không nhất thiết là đảng viên; có thể dành một tỷ lệ nhất định trong số được tuyển chọn chưa phải là đảng viên;

+ Không nhất thiết phải trong quy hoạch.

Ưu tiên người đáp ứng các yêu cầu trên và có thêm các điều kiện: + Trong quy hoạch của cơ quan;

+ Có thâm niên công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; + Có đề án dự thi thể hiện ý tưởng sáng tạo, đổi mới; + Sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin;

+ Được thủ trưởng cơ quan đang công tác (nếu đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước) và tổ chức, cấp ủy đảng nơi cư trú nhận xét, đánh giá tốt;

+ Người trẻ tuổi hơn;

+ Nhận được số phiếu nhất trí cao hơn của Hội đồng sơ tuyển;

+ Được người đứng đầu tiến cử (người đứng đầu được tiến cử với điều kiện phải còn đảm nhận vị trí đứng đầu ít nhất 01 nhiệm kỳ);

+ Kết quả điểm tuyển chọn cao hơn các ứng viên khác.

Một phần của tài liệu đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp cơ sở cấp phòng ở tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)