Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và các chức danh lãnh đạo cấp sở

Một phần của tài liệu đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp cơ sở cấp phòng ở tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 46 - 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và các chức danh lãnh đạo cấp sở

đạo cấp sở cấp phòng ở Hà tĩnh

a) Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh có số lượng đảng viên là 88.710 đồng chí, trong đó có 732 đảng viên gốc giáo (chiếm 0,83 %); 31 đảng viên người dân tộc thiểu số. Tổng số cán bộ, công chức của toàn tỉnh là 4.862 người, trong đó khối đảng, đoàn thể: 1.185 người, khối quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp là 3.677 người (không tính đối tượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội v.v… 27.203 người). Trình độ chính trị: Cử nhân 187, cao cấp 529, trung cấp 1.182. Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ 14, thạc sỹ và tương đương 424, đại học 3.583.

Cán bộ lãnh đạo các cơ quan Đảng, nhà nước, mặt trận và đoàn thể phần lớn đã trải qua rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối của Đảng; có kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý và vận động quần chúng, được nhân dân tín nhiệm; thực sự là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong các phong trào, đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực được tăng cường, phát huy tốt năng lực, trí tuệ, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống. Cán bộ quản lý doanh nghiệp đã có bước trưởng thành, thể hiện được sự năng động sáng tạo, có phương pháp tiếp cận, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, qua đánh giá vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: Đội ngũ cán bộ của tỉnh hiện nay xét về số lượng, chất lượng và cơ cấu còn nhiều mặt chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ; cơ cấu độ tuổi chưa hợp lý, cán bộ quản lý kinh tế, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực, cán bộ lãnh đạo trẻ chưa nhiều, tỷ lệ cán bộ nữ chưa nhiều và thiếu ổn định qua các thời kỳ. Hầu hết cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa, trình độ và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn yếu; một số ít cán bộ thiếu ý thức học tập, phấn đấu vươn lên, thiếu trách nhiệm, thiếu sâu sát cơ sở, năng lực hạn chế.

b) Thực trang các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng ở Hà tĩnh Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo cấp sở, cấp phòng ở Hà Tĩnh

- Được cấu tạo từ nhiều nguồn, nhưng phần lớn là những người ở địa phương và con em của họ có truyền thống trong nghành, lĩnh vực; một số cán bộ, công chức do được điều động từ cấp cơ sở hoặc từ doanh nghiệp lên;

- Các cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý là các chuyên gia giỏi về các lĩnh vực có liên quan, có việc làm ổn định, lâu dài theo lĩnh vực, nghề nghiệp;

- Đa số được rèn luyện, trưởng thành từ trước và trong thời kỳ đổi mới đất nước (lấy mốc năm 1986) nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, tận tuỵ trong công tác, gần gũi, gắn bó với nhân dân trong lao động sản xuất; tuy nhiên còn hạn chế trong việc cập nhật kiến thức, công nghệ mới, trong đào tạo và tự đào tạo;

- Đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trẻ ngày càng tăng về số lượng, chất lượng đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự nghiệp phát triển chung trong thời kỳ mới, nhưng đa số họ chưa được trải nghiệm nhiều nên việc vận dụng thực tiễn chưa nhuần nhuyễn, nhiều lúc còn thiếu chủ động.

c)Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

- Việc quản lý cán bộ được thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh:

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Quy định số 335-QĐ/TU ngày 22/3/2012 về phân cấp quản lý cán bộ, quy định rõ đối tượng, chức danh cán

bộ thuộc diện quản lý của từng cấp từ tỉnh đến cơ sở, theo đó Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt tương đương phó giám đốc trở lên (đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh); uỷ viên ban thường vụ, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân trở lên (đối với cấp huyện). Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 43/2008/QĐ- UBND ngày 11/4/2008 Quy định về quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức.

Số lượng cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý có 445 đồng chí, độ tuổi trung bình là 46,5 đối với cấp tỉnh và 42,6 đối với cấp huyện. Về trình độ học vấn: Sau đại học có 64 đồng chí (chiếm 14,4%), trình độ đại học có 375 đồng chí (chiếm 84,3%). Về lý luận chính trị: 90 đồng chí có trình độ cử nhân (chiếm 20,2%), 288 đồng chí cao cấp (chiếm 64,7%).

- Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ thường xuyên được quan tâm.

Các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở coi đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác cán bộ. Song song với việc nguồn, tuyển dụng mới cán bộ được đào tạo cơ bản, có lý lịch rõ ràng, các cấp, các ngành và các địa phương từng bước củng cố, đổi mới, kiện toàn theo hướng trẻ hóa, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, quan tâm đến tỷ lệ cán bộ nữ, từng bước chuẩn hóa theo các chức danh.

Trong 5 năm (2006-2010) tỉnh Hà Tĩnh đã tuyển dụng, tiếp nhận, điều động được 1.793 cán bộ, trong đó có 1.128 cán bộ có trình độ đại học trở lên. Trong năm 2011, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ về việc tuyển dụng sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, toàn tỉnh thực hiện tuyển dụng 317 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi các trường đại học công lập hệ chính quy, thạc sỹ về công tác tại các cơ quan cấp tỉnh cấp huyện, tuyển dụng hơn 1.000 công chức có trình độ cao đẳng, đại học (trong đó 726 đại học) về công tác tại cơ sở xã, phường, thị trấn.

- Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ được đẩy mạnh:

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã dần đi vào nền nếp. Hằng năm, tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ các mặt cho cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng được triển khai toàn diện và không ngừng đổi mới về hình thức, phương pháp, chú trọng nâng cao chất lượng, bảo đảm tính khoa học, gắn lý luận với thực tiễn. Nhờ đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ của cán bộ ngày càng được nâng cao. Đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được mở rộng, số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng tăng lên hằng năm. Cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đều là cán bộ đương chức hoặc thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu về trình độ lý luận chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã đề nghị Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh mở các lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tại chức tại tỉnh. Hằng năm, tỉnh còn cử nhiều cán bộ đi học các lớp cử nhân chính trị; cao cấp chính trị; cử nhân chính trị chuyên ngành công tác tổ chức, công tác kiểm tra tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I. Từ 2006 - 2010, đã cử 414 đồng chí đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị (trong đó tập trung 177 đồng chí, tại chức hai lớp 237 đồng chí); năm 2011 cử 153 đồng chí (trong đó lớp cao cấp chính trị tại chức 121 đồng chí); năm 2012 cử 27 đồng chí đi học tập trung và đang chiêu sinh 01 lớp tại chức tại tỉnh với 110 chỉ tiêu theo kế hoạch của Ban Tổ chức Trung ương.

- Công tác quy hoạch cán bộ:

Trước thời điểm có Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về quy hoạch cán bộ; trên cơ sở thực hiện Nghị quyết TW3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ và Hướng dẫn số 17-HD/TCTW ngày 23/4/2003 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khoá XIV) đã ban hành Kế hoạch số 22-KH/TU ngày 28/02/2003 về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ và giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn để triển khai thực hiện. Năm 2003, toàn tỉnh đã triển khai xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2005 - 2010.

Sau khi có Nghị quyết số 42-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chủ trương rà soát quy hoạch cán bộ giai đoạn 2005-2010, triển khai thực hiện quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo. Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã có các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện (vào năm 2007). Ngày 21/10/2008, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn số 22- HD/BTCTW về thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành văn bản số 987-CV/TU ngày 08/4/2009 chỉ đạo các cấp ủy đảng, lãnh đạo các địa phương, đơn vị tiếp tục việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010-2015 trước khi chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng các cấp và bầu cử Quốc hội khoá XIII, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhiệm kỳ 2011-2016. Kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ các cấp đã tạo điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và bổ sung thay thế cán bộ kịp thời theo yêu cầu đặt ra.

Sau đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tiếp tục thực hiện Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã có Công văn số 261-CV/TU ngày 08/9/2011 về việc xây dựng quy hoạch cán bộ; Ban Tổ chức Tỉnh uỷ ban hành Hướng dẫn số 03-HD/BTCTU ngày 03/10/2011 hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện công tác quy hoạch cán bộ. Theo đó công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm mục đích yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự thủ tục, các bước tiến hành một cách rõ ràng, công khai, dân chủ, minh bạch. Cụ thể:

- Tập thể lãnh đạo, cấp uỷ có trách nhiệm đánh giá cán bộ; tổ chức hội nghị giới thiệu nguồn quy hoạch; phổ biến, quán triệt các nội dung công tác

quy hoạch cán bộ về mục đích, yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ tại hội nghị; quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch theo phân cấp quản lý.

- Thực hiện quy trình giới thiệu quy hoạch theo 3 bước:

+ Bước 1: Tổ chức hội nghị cán bộ cốt cán để giới thiệu quy hoạch. + Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến ban chấp hành đảng bộ, lãnh đạo chủ chốt cơ quan, đơn vị.

+ Bước 3: Tổ chức hội nghị ban thường vụ, tập thể lãnh đạo thảo luận và quyết định quy hoạch.

Trên cơ sở kết quả giới thiệu quy hoạch của cấp dưới, của hội nghị cán bộ cốt cán, của hội nghị ban chấp hành, cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị; ban thường vụ cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận cụ thể từng chức danh và nhân sự, tiếp tục lấy phiếu giới thiệu trong hội nghị ban thường vụ cấp uỷ, tập thể lãnh đạo để lập danh sách quy hoạch chính thức. Những người đạt trên 50% số phiếu trong hội nghị ban thường vụ cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mới được đưa vào danh sách quy hoạch. Lập danh sách quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp mình, danh sách quy hoạch chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc cấp trên quản lý, trình cấp trên thẩm định, xác nhận quy hoạch.

Đến nay, Hà Tĩnh đã thực hiện xong việc soát xét quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015, xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã hoàn thành việc thẩm định, xác nhận quy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý cho các cơ quan, đơn vị. Kết quả cụ thể như sau: Soát xét, bổ sung đưa vào quy hoạch giai đoạn 2010 - 2015 tổng số 979 người, trong đó cán bộ nữ 108 người, chiếm 11,3%, cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) 194 người, chiếm 19,8%; xây dựng quy hoạch giai đoạn 2015 - 2020 tổng số 1.169 người, trong đó cán bộ nữ 149 người, chiếm 12,8%, cán bộ trẻ 372 người, chiếm 31,8%.

Công tác quy hoạch cán bộ ở Hà Tĩnh được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm nguyên tắc, đúng trình tự thủ tục. Tuy vậy, qua quá trình thực hiện vẫn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc:

Về nhận thức, vẫn còn một số cấp uỷ đảng, chính quyền và một số cán bộ lãnh đạo kể cả người đứng đầu chưa thấy hết vai trò, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ. Việc đánh giá cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch chưa chuẩn xác, thiếu kiên quyết, làm lướt, làm cho xong; vẫn còn tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm. Hầu hết các đơn vị quy hoạch cán bộ vẫn còn tình trạng cát cứ, khép kín, quy hoạch theo thứ tự, thiếu tính đột phá, chưa mạnh dạn giới thiệu người từ nơi khác quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý tại địa phương, đơn vị mình; chưa phát hiện được nhiều nhân tố mới, thực sự có năng lực để đưa vào quy hoạch nhằm đào tạo, bồi dưỡng để dự nguồn cho quy hoạch lâu dài.

Trên thực tế, cán bộ dự nguồn ở một số địa phương, đơn vị rất khó khăn, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Ngoài các đơn vị đặc thù như quân sự, công an… hầu hết là nam giới, không có nguồn cán bộ nữ để đưa vào quy hoạch thì ở cấp cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, phần lớn lực lượng lao động trẻ đều thoát ly gia đình hoặc đi làm ăn xa, cán bộ đảng viên sinh sống tại địa phương chủ yếu là cán bộ nghỉ hưu, bộ đội xuất ngũ; số khác muốn có tín nhiệm để giới thiệu được vào quy hoạch phải trải qua rèn luyện, thử thách trong các phong trào quần chúng nên độ tuổi không còn trẻ, cán bộ đảng viên nữ ở nông thôn thường tập trung vào công việc gia đình, chăm sóc con cái, xây dựng kinh tế, không quan tâm nhiều đến các công tác đoàn thể, xã hội.

- Về công tác luân chuyển cán bộ:

Trong các năm từ 1992- 2001, công tác điều động, luân chuyển cán bộ đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Với quan điểm thận trọng có bước đi thích hợp, vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm, từng bước làm ra diện rộng. Số cán bộ được luân chuyển đều thuộc diện quy hoạch, nhìn chung đã phát huy được tác dụng ở vị trí công tác mới. Tuy

nhiên, giai đoạn này chưa có chủ trương của Trung ương nên số lượng cán bộ luân chuyển không nhiều (chỉ có 39 cán bộ trong vòng 10 năm; trong đó huyện lên tỉnh 29, tỉnh về huyện 10).

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; việc luân chuyển cán bộ trở thành chủ trương lớn. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 01/10/2003 về tăng cường lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ trong những năm tới, công tác cán bộ nói chung và công tác điều

Một phần của tài liệu đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp cơ sở cấp phòng ở tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)