Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tuyển chọnvà sử dụng ngƣời có tài

Một phần của tài liệu đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp cơ sở cấp phòng ở tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 26 - 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tuyển chọnvà sử dụng ngƣời có tài

Từ xưa, ông cha ta đã coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. Trong thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống đó được kế thừa và phát huy. Trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân tài trở thành vấn đề có tính chiến lược.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài bắt nguồn từ tư tưởng trọng dân, tin dân, nêu cao vai trò làm chủ đất nước của dân, là sự nối tiếp và phát triển truyền thống cầu hiền tài trong điều kiện mới của đất nước.

Hồ Chí Minh cho rằng: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Người

cũng khẳng định một quốc gia, một đất nước không biết sử dụng nhân tài là một khuyết điểm to, làm lãng phí một vốn quý của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và kiến thiết. Theo Hồ Chí Minh, khuyết điểm đó trước hết là của những người lãnh đạo Đảng và Chính phủ và chính Người cũng tự phê bình và nhận khuyết điểm đó. Người chủ trương phải “tìm người tài đức” vì “kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”.

Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm, ngay trong thời kỳ chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1925, Hồ Chí Minh tập hợp những thanh niên trẻ, giàu lòng yêu nước, có tri thức vào tổ chức hội Thanh niên cách mạng Việt Nam. Người đích thân tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ, rèn luyện đạo đức cách mạng và bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho họ. Đây là những lớp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ nhân tài đầu tiên trở thành lực lượng có ảnh hưởng to lớn đối với cách mạng của thời kỳ dựng Đảng, cứu quốc trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Chỉ sau hai tháng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh viết bài Nhân tài và kiến quốc, đăng Báo Cứu quốc (ngày 14/11/1945). Cuối năm 1946, Người ra Chỉ thị “Tìm người tài đức”… Người kêu gọi “đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó (giới thiệu, lựa chọn nhân tài, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay”. Đồng thời, Người đã yêu cầu các địa phương trong vòng một tháng phải điều tra và báo cáo với Chính phủ những “người tài đức, những người có thể làm được những việc ích nước, lợi dân” để trọng dụng.

Đi đôi với việc phát hiện nhân tài, Hồ Chí Minh yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải biết sử dụng, trọng dụng nhân tài một cách hợp lý, để không

làm “thui chột” nhân tài. Theo Người, việc này phải làm thường xuyên, liên tục như “người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”. Và phải biết tuỳ tài mà dùng người: “Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”. Việc dùng nhân tài phải hợp lý, đúng năng lực và sở trường của họ, đúng người, đúng việc, chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn” và phải cho họ hiểu rõ mọi mặt các công việc họ phải phụ trách. Dùng người tài mà không đúng công việc sẽ không chạy, không được việc, làm thui chột nhân tài và có hại cho Đảng và nó cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác cán bộ của Đảng. Muốn trọng dụng nhân tài, theo Hồ Chí Minh phải làm tốt một số vấn đề:

Phải thực hiện tốt việc đánh giá, sử dụng đúng người đúng việc. Hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên vì “mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hoá cũng lòi ra”. Đảng ta cũng khẳng định việc đánh giá cán bộ là khâu quan trọng nhất trong công tác cán bộ. Trong đánh giá cán bộ, lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu. Đây là căn cứ để thực hiện các nội dung khác của công tác cán bộ như bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ. Thông qua đánh giá đúng cán bộ mà bố trí họ vào những vị trí công tác xứng đáng để phát huy được năng lực, sở trường của họ, đồng thời phát hiện những người thoái hoá biến chất, nhất là những kẻ cơ hội để loại ra khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước.

Phải kiên quyết chống bệnh hẹp hòi, chia rẽ, bè phái trong Đảng và trong công tác cán bộ. “Bệnh hẹp hòi” cùng với các căn bệnh khác như chủ quan, ích kỷ, cục bộ địa phương, bè phái và chia rẽ… phá hoại Đảng từ trong phá ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vì bệnh hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài, việc gì cũng ôm lấy hết. Ôm lấy hết thì cố nhiên làm không nổi”. Còn bệnh bè phái thì “Nó làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất

nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí. Nó gây ra những mối nghi ngờ”. Muốn sử dụng được nhân tài thì phải ra sức chống các bệnh đó và phải chữa khỏi những bệnh đó.

Muốn trọng dụng nhân tài, phải có cách lãnh đạo phù hợp, phải chống quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mất dân chủ. Muốn sử dụng người tài phải quý trọng nhân cách của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, vì “cách lãnh đạo của ta còn kém, thói quan liêu còn nồng cho nên có những người như thế cũng bị dìm xuống, không được cất nhắc. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về trọng dụng nhân tài. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã tập hợp được nhiều nhân sỹ, trí thức xuất thân từ những địa vị xã hội khác nhau nhưng họ đều là những trí thức có tâm huyết xây dựng nước Việt Nam mới. Tháng 1/1946, trong tình thế hết sức phức tạp, nhưng Hồ Chí Minh tin tưởng sâu sắc ở lòng yêu nước của toàn dân nên vẫn kiên quyết chỉ đạo thực hiện Tổng tuyển cử và công việc trọng đại đó đã diễn ra hết sức thành công, lập ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, đánh dấu bước ngoặt mới trong đời sống chính trị Việt Nam. Điều đặc biệt là thành viên Chính phủ rất đa dạng, tập hợp được người tài thuộc các tầng lớp khác nhau, gồm các trí thức Hán học tiêu biểu như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hoè, Hồ Đắc Điềm..., trí thức Tây học như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai... Họ đều chung một ý chí, đó là đoàn kết dân tộc, chung tay góp sức xây dựng chế độ mới, bảo vệ độc lập dân tộc.

Năm 1946, trong thời gian sang Pháp đàm phán, Hồ Chí Minh đã thu phục được các trí thức Việt kiều ở Pháp, nhiều trí thức sẵn sàng từ bỏ cuộc sống thuận lợi, cùng với Bác về nước tham gia cứu quốc, đánh giặc. Tên tuổi và những cống hiến hết mình của họ đã cổ vũ cuộc kháng chiến của nhân dân

ta đi đến thắng lợi trọn vẹn. Chúng ta còn nhớ mãi những người như GS, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, GS, Bác sỹ Tôn Thất Tùng, Nhà toán học Lê Văn Thiêm, GS. Hồ Đắc Di, Nhà triết học lừng danh Trần Đức Thảo...

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, trong hòa bình xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, rèn luyện các thế hệ cách mạng cho đời sau. Trước khi đi xa, Người ân cần căn dặn trong Di chúc: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Nhìn lại lịch sử cách mạng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài là bài học vô giá của cách mạng Việt Nam trước đây và nhất là hiện nay.

1.3. Kinh nghiệm tuyển chọn quan chức trong lịch sử dân tộc và việc thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng ở mộ số địa phƣơng

Một phần của tài liệu đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp cơ sở cấp phòng ở tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)