Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hoài đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4.Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa IX của Đảng đã xác định: CNH, HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (…) xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường

72

sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ở nông thôn.

Quán triệt và cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa IX, trong Chương trình số 07 – CT/HU (ngày 28/6/2002), của Huyện ủy Hoài Đức về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện Hoài Đức từ năm 2001 – 2010 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, đã xác định những tiêu chí để xây dựng nông thôn mới: “xây dựng nông thôn có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại, giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”[38; 4].

Nội dung chính của quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm xây dựng về chính trị, kinh tế và xã hội:

Về chính trị

Đảng bộ huyện Hoài Đức luôn chú trọng xây dựng sự gắn kết và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị: nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, vai trò quản lý của các cấp, chính quyền, tạo sự đồng thuận trong các tổ chức đoàn thể, cùng thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Qua quá trình rèn luyện và đấu tranh, Đảng bộ huyện Hoài Đức không ngừng lớn mạnh trưởng thành. Tính đến năm 2008, toàn huyện có 72 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó có 20 Đảng bộ. Tỷ lệ Đảng bộ đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh là 16/24 Đảng bộ, chiếm 66,7%. Số đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ đạt 97%.

Công tác tư tưởng luôn được các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở quan tâm, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng. Trong giai đoạn 2001-2008, 100% các tổ chức cơ sở Đảng đã triển khai tổ chức quán triệt các đợt học tập Nghị quyết và các chuyên đề của Đảng cho

73

cán bộ, đảng viên tham gia học tập với tỷ lệ đạt 96 - 97%, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng cho cán bộ, đảng viên.

Về kinh tế

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý

Đảng bộ luôn coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cùng với việc đề ra những giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững nên Đảng bộ huyện luôn chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các vùng nông thôn. Ngoài ra, Huyện ủy cũng phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.

Với vị trí là huyện có truyền thống lâu đời và thế mạnh nổi trội về phát triển làng nghề, hiện toàn huyện có 51 làng nghề, trong đó, 12 làng nghề được công nhận đạt đầy đủ các tiêu chí làng nghề. Các làng nghề ở các xã: La Phù, Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai, Đức Giang, An Thượng, Sơn Đồng, Kim Chung… làm các nghề như: chế biến nông sản thực phẩm, nghề dệt, in nhuộm, nghề bánh; bún; nghề ảnh... các làng nghề được duy trì và khôi phục phát triển có hiệu quả.

Ngoài các doanh nghiệp thương mại, trên địa bàn huyện có 16 chợ các loại trong đó có 2 chợ hạng 2 là chợ hoa quả Dương Liễu và chợ Sấu (Dương Liễu), còn lại là các chợ hạng 3. Trong 20 xã và thị trấn của huyện, có 7 xã không có chợ nhưng lại có nhiều chợ cóc, chợ tạm, ví dụ Cát Quế có tới 4 chợ tạm hoặc chợ cóc.

Tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn huyện khá lớn, hệ thống giao thông thuận lợi, nhiều làng nghề nổi tiếng như tạc tượng Sơn Đồng, nhiếp ảnh

74

Lai Xá, dệt La Phù... Hoạt động du lịch làng nghề - làng sin thái trên địa bàn huyện mỗi năm có từ 2.000 đến 3.000 khách du lịch đến thăm.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng, trong những năm từ 2000 – 2007, Đảng bộ huyện Hoài Đức đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Về giao thông:

Hệ thống giao thông của huyện Hoài Đức chỉ có giao thông đường bộ là chính, trong những năm qua đã được đầu tư cải tạo nâng cấp nên đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Huyện như:

Các tuyến quốc lộ gồm: Đại lộ Thăng Long chạy qua huyện dài 8,4 Km với 8 làn xe; đường quốc lộ 32 qua huyện dài 5,5 km.

Đường huyện lộ gồm 6 tuyến với tổng chiều dài là 19 Km như: Đường Sơn Đồng –Song Phương: dài 3,6 km, nền đường rộng 5m; kết cấu mặt đường láng nhựa rộng 4,5 m; đường Lại Yên - An Khánh: Từ ngã tư Phương Bảng đi đường 423 dài 6,2 km, nền đường rộng 5 m, kết cấu mặt láng nhựa 3,5 m; đường Lại Yên - Vân Canh dài 2,5 km, nền đường rộng 5 m, đã đầu tư xây dựng được 0,3km đạt tiêu chuẩn cấp V, còn lại là kết cấu mặt đường cấp phối 3,5 m; đường từ đê Song Phương đi Vân Côn dài 3,1 km, mặt đường rộng 5 m, trong đó đoạn từ đê Song Phương đi đại lộ Thăng Long dài 1,7 km: Đổ bê tông xi măng; đoạn từ đại lộ Thăng Longđi Vân Côn (Sông Đáy), đã xuống cấp với chiều dài 1,4km; đường Lại Yên - Tiền Yên (từ ngã tư Phương Bảng– đê Tiền Yên) dài khoảng 1,8 Km đã được nâng cấp đạt đường cấp V đồng

75

bằng; đường Sơn Đồng - Đắc Sở - Tiền Yên: Dài 1,8 Km đã được nâng cấp cải tạo khoảng 1Km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

Hệ thống đường liên xã, trục xã, thôn xóm do xã quản lý, các tuyến đường này đi qua trung tâm xã, thôn, xóm; nối giữa xã này với xã khác, thôn này với thôn khác, xóm này với xóm khác, có tổng chiều dài các tuyến chính là: 478,46 km trong đó đường đã được cải tạo mặt là 254,4 Km

Hệ thống điện: Do có hướng ưu tiên phát triển điện của tỉnh Hà Tây, nên hiện nay trên địa bàn huyện Hoài Đức đã có 100% số xã và thị trấn có điện lưới Quốc gia, với 100% số thôn và 99,6% số hộ gia đình đã được dùng điện. Năm 2005 huyện ủy đã hoàn thành bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý và chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn. Năm 2008 huyện đã xây dựng 16 tram biến áp với tổng công suất 7.640 KVA, nâng tổng số biến áp toàn huyện lên 296, tổng công suất lên 132.086 KVA.

Thông tin liên lạc: Trên địa bàn huyện có 1 trạm bưu chính ở trung tâm thị trấn và mạng lưới vệ tinh là 15/19 xã có điểm bưu điện văn hóa xã. Hiện nay trên địa bàn Huyện số máy điện thoại cố định đạt 15,5 máy/100 hộ dân.

Mạng lưới bưu chính đảm bảo được yêu cầu của nhân dân về cung cấp dịch vụ. Những năm tới, khi nhu cầu văn hóa, xã hội của địa phương ngày càng cao thì các điểm bưu điện văn hóa xã, kể cả trung tâm bưu chính huyện cũng cần được mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ hơn bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hạ tầng thủy lợi

Toàn bộ các tuyến kênh mương thủy lợi đã được kiên cố hóa ở hầu hết cã xã trên địa bàn huyện.

Hệ thống tiêu nước của Huyện được xây dựng vào năm 1973. Hệ thống thủy nông được quy hoạch các trục kênh tiêu chính dựa trên các lạch tiêu tự nhiên cải tạo thành kênh tiêu, hệ số tiêu thiết kế chọn cho lưu vực là 3,2 l/s-ha.

76

Trong những năm 2000 - 2007 tỉnh ủy và huyện đã đầu tư kinh phí tu sửa, nạo vét, khơi thông các tuyến kênh tiêu chính (kênh T2, T5, T2-6, T2-9, T3A, T2-4, T2-5, T2-9,...)

Về xã hội

Đảng bộ Hoài Đức tiếp tục chủ trương phát triển giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao; thực hiện tốt công tác chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo…và đã đạt được những thành quả nhất định.

Sự ổn định về chính trị, sự phát triển về kinh tế-xã hội dần dần tạo nên hình ảnh một nông thôn mới ở Hoài Đức.

Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Tây đề ra, Đảng bộ huyện Hoài Đức đã quán triệt và đề ra các kế hoạch, chương trình cụ thể, chỉ đạo UBND huyện, các phòng ban, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện ủy đề ra. Trong những năm 2001 – 2008, nền kinh tế nông nghiệp của huyện ủy có bước phát triển khá. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 (GCĐ năm 1994) đạt 294 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch năm. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 32.935,3 tấn, đạt 124,4 so với kế hoạch. Năng suất lúa cả năm đạt 108 tạ/ha đạt 94,7% kế hoạch, tăng 0,2% so với năm 2007. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 27,4 triệu đồng (GCĐ 1994).

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong những năm 2000 – 2008 đã có những bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, phát triển nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH. Cụ thể, ngành trồng trọt giảm mạnh từ 60% năm 2000 xuống 40,8% năm 2008; thay vào đó tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu tổng sản phẩm nông nghiệp tăng mạnh từ 40% năm 2000 lên 59,2% năm 2008.

77

Trong trồng trọt

Thành tựu nổi bật nhất của Hoài Đức là từ một huyện độc canh cây lúa là chủ yếu đã chuyển dịch sang đa dạng hoá cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2000 – 2005, diện tích gieo trồng lúa giảm 1451 ha; đến giai đoạn 2005 – 2007 tiếp tục giảm 2011,2 ha, nhưng năng suất lúa lại tăng từ 545 tạ/ha năm 2000 lên 560 tạ/ha năm 2005.

Trong cơ cấu trồng trọt của huyện, bên cạnh cây lúa là cây trồng chính, chủ yếu, còn có các loại cây rau màu, cây công nghiệp và các loại cây ăn quả tăng dần. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mô hình canh tác huyện Hoài Đức trong thời gian qua diễn ra tích cực theo hướng tăng chất lượng nông sản hàng hoá và nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác. Các giống cây trồng có ưu thế về năng suất, chất lượng và hiệu quả trên cơ sở những giống cây trồng, vật nuôi mới được khảo nghiệm, chọn lọc, xây dựng mô hình và nhân rộng đại trà trên diện rộng. Đó là ngoài cây lúa và các cây trồng vụ đông, huyện Hoài Đức còn trồng mới: rau sạch 59,3 ha; đặc biệt là cây ăn quả 150 ha cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Trong chăn nuôi

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành trồng trọt, thành quả đạt được trong chăn nuôi là một sự nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp. Tốc độ phát triển hàng năm tăng trên 8,6%. Trong những năm 2001 - 2008, ngành chăn nuôi của huyện Hoài Đức đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp: từ 40% (năm 2000) lên 59,2% (năm 2008). Các loại vật nuôi chủ yếu như: bò, lợn, gia cầm và các loại thuỷ sản trong 7 năm qua tăng trưởng khá, đàn trâu có xu hướng giảm đi. Cụ thể: năm 2008, toàn huyện có 411 con trâu và 3.703 con bò, so với năm 2000 thì đàn trâu có xu hướng giảm 244 con, đàn bò cơ bản giữ được ổn định. Đàn lợn có 87.908 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng

78

các loại là 17.760 tấn, tăng 3,5 % so với kế hoạch. Xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi lợn theo hướng trang trại quy mô mỗi hộ từ 50 - 100 lợn thịt, 30 - 50 nái ngoại cho thu nhập 58 - 80 triệu đồng/năm như: Cát Quế, Đắc Sở, Kim Chung…Tổng đàn gia cầm năm 2000 là 310.114 con đến năm 2008 tăng lên 376.735 con. Đã xuất hiê ̣n nhiều hô ̣ chăn nuôi đi theo hướng công nghiê ̣p , bán công nghiệp với quy mô lớn nên đã trở thành hộ giàu từ sản xuất chăn nuôi; Năm 2008 toàn huyện có 150 hộ chăn nuôi từ 1.000-3.000 con gà/lứa.

Sở dĩ ngành chăn nuôi đạt được những thành tựu trên là do Đảng bộ huyện Hoài Đức đã tập trung chỉ đạo, đổi mới, nâng cao chất lượng cơ cấu giống vật nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi. Huyện xác định tập trung phát triển chăn nuôi toàn diện cả gia súc, gia cầm, thuỷ sản theo mô hình trang trại nhỏ, gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình, phục vụ nhu cầu thị trường nội huyện và nhu cầu của nhân dân Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hoà Bình. Hiện tại trên địa bàn huyện, đàn bò đã được Sind hoá 90%; đàn lợn với tỷ lệ hướng nạc từ F2 trở lên chiếm 60%, đàn lợn nái chủ yếu là nái ngoại và F2 chiếm trên 90%; các loại giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng chiếm 60% tổng đàn … với số lượng ngày càng tăng. Có thể nói cơ cấu giống vật nuôi đã đạt mức trung bình tiên tiến so với vùng đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi đã và đang đẩy mạnh áp dụng các phương pháp chăn nuôi tiên tiến để giảm chi phí lao động, rút ngắn thời gian chăn nuôi, đồng thời tăng cường công tác thú y, tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm 2001 – 2008, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hoài Đức, nhân dân đã tiến hành phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Quán triệt thực hiện những chủ trương của Trung ương Đảng, Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Hà Tây và dựa trên điều kiện cụ thể của huyện, Huyện ủy Hoài Đức đã thực hiện nhiều chương

79

trình cụ thể để phát triển nông nghiệp. Nền nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm đều tăng. Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp đã được coi trọng với định hướng cho từng vùng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa được đẩy mạnh. Trong nông nghiệp, chăn nuôi ngày càng phát triển trở thành ngành sản xuất chính, tỷ trọng chăn nuôi tăng lên nhanh chóng, chiếm 59,2% trong tổng giá trị nông nghiệp. Trong trồng trọt diện tích lúa giảm đi đáng kể thay vào đó là những cây trồng cho giá trị kinh tế cao hơn, chủ yếu là cây ăn quả như nhãn chín muộn, bưởi diễn…, các loại rau và cây hoa, cây cảnh. Trong chăn nuôi do tác động của cơ giới hóa nông nghiệp nên tổng đàn trâu, bò kéo giảm đi, trong khi đó đàn lợn và gia cầm lại tăng lên nhanh chóng. Công tác thủy lợi, cung ứng vật tư, bảo vệ thực vật, ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng được huyện ủy quan tâm góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tuy nhiên, trong sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện vẫn còn một số hạn chế

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hoài đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 78)