Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hoài đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 62 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Căn cứ vào chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Đức lần thứ XX, trên cơ sở phát huy thành tích đã đạt được trong giai đoạn 1996 – 2000, Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã bước vào thực hiện sản xuất nông nghiệp trong những năm 2001 – 2010 với sự cố gắng và quyết tâm cao nhất.

Sau khi Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX kết thúc, ngày 10/08/2000, BCH Đảng bộ huyện Hoài Đức ra Báo cáo số 38 – BC/HU Về chương trình và giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2000 -2005, làm tiền đề thực hiện thắng lợi những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra. Bản báo cáo đã xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội cùng với những giải pháp thực hiện cụ thể, trong đó Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững là một trong những chương trình trọng tâm có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện thông báo số 20 – TB/HU, Thông báo Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi,

Huyện ủy đã giao cho UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá thực trạng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ năm 2000 – 2005; nêu rõ các mô hình sản xuất có hiệu quả; đồng thời đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm; đề ra các giải pháp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ năm 2006 – 2010 và cân đối nguồn ngân sách của huyện để hỗ trợ việc chuyển đổi trong các năm tiếp theo.

56

Đồng thời Huyện uỷ đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện, các cấp, các ngành tích cực xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, cụ thể hoá nội dung các chương trình thành các đề án, dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các xã, thị trấn căn cứ vào các chương trình kinh tế, xã hội của huyện và đặc điểm tình hình, điều kiện của địa phương đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển kinh tế cụ thể ở cơ sở. Ban Thường vụ Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và cấp uỷ chính quyền các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện định kỳ 6 tháng đến 1 năm. Nhiều cấp uỷ, chính quyền đã chú trọng kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai thực hiện ở cấp mình.

Đối với chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, trong nhiệm kỳ này, huyện Hoài Đức đã đẩy mạnh đầu tư nhiều mặt, từ việc xây dựng phương thức quản lý đến việc định ra các cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển từng cây, từng con, từng vùng chuyên canh… Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ được tập trung thống nhất từ huyện đến cơ sở, khắc phục khó khăn, chỉ đạo chuyển đổi mạnh cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống lúa tiến bộ. Huyện uỷ đã chỉ đạo Phòng NN & PTNT chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng vụ, thành lập ban chỉ đạo sản xuất, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã, thị trấn, cân đối giống lúa và giống cây trồng vụ đông cho hộ nông dân. Quá trình tổ chức sản xuất có sự chỉ đạo sát sao, phân công các đồng chí thường vụ phụ trách cụm, huyện uỷ viên phụ trách xã, thị trấn, thường xuyên bám sát cơ sở, chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn đảm bảo đủ nguồn nước, giải phóng đất nhanh, chú trọng các biện pháp chăm sóc bảo vệ sản xuất, khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, nên đáp ứng đủ nước tưới tiêu kịp thời, vì vậy cây lúa và hoa màu đều phát triển tốt. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, trang bị cho cán bộ, nhân dân kiến thức khoa học kỹ thuật được tăng cường thường xuyên như tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kiến thức sản xuất nông nghiệp cho nông dân,

57

mở rộng chương trình IPM và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát hành tập san Nông nghiệp, tổ chức tham quan mô hình sản xuất tiên tiến trong và ngoài tỉnh, tăng cường chỉ đạo bổ sung quy hoạch, củng cố các cơ sở dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện để phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phối hợp đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010, trên cơ sở quán triệt thực hiện Nghị quyết TW5 khoá IX, Chương trình số 24 của Tỉnh uỷ Hà Tây khoá XIII Về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hà Tây thời kỳ 2001 - 2010. Đảng bộ huyện đã tiến hành chỉ đạo UBND, các ngành, phòng ban liên quan quán triệt Nghị quyết đến các cơ sở, xây dựng các chương trình, hành động cụ thể như: ngày 26/8/2002, Huyện uỷ Hoài Đức đề ra Chương trình 07 – CTr/HU, Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện Hoài Đức từ năm 2001 – 2010 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX nhằm xấy dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững và có sức cạnh tranh cao; một nông thôn có cơ cấu kinh tế hợp lý.

Đồng thời, Đảng bộ huyện chỉ đạo, giao cho các phòng ban, ngành tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, từ đó tổng kết kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện trước UBND huyện để thấy được những kết quả đạt được và những hạn chế của lĩnh vực nông nghiệp là cơ sở để Đảng bộ có định hướng và giải pháp cụ thể phát triển nông nghiệp trong những năm tiếp theo.

Sau hơn 7 năm thực hiện các Nghị quyết của Huyện uỷ về chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững. Với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong toàn huyện, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Cụ thể:

58

Về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được thể hiện rõ nét nhất qua sự chuyển đổi diện tích cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Tính đến đầu năm 2008, tổng diện tích huyện đã chuyển đổi được là 901,37 ha, chiếm 22,9% diện tích lúa – màu. Trong đó: Diện tích lúa cắt giảm để chuyển sang đất trồng cây hàng năm là 13,43ha ở các Khu B, Khu C xã Dương Liễu, bãi xã Minh Khai. Diện tích lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm là 62, 64 ha ở khu vực đồng và vùng bãi sông Đáy của các xã Đắc Sở, Vân Côn, Đông La, An Thượng, Song Phương. Diện tích lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản là 5,5 ha ở khu vực xã Đức Giang, Vân Côn. Diện tích chuyển đổi sang trồng rau an toàn trên địa bàn là 142 ha. Diện tích chuyển đổi sang trồng hoa cây cảnh là 77,8 ha. Diện tích trồng cây ăn quả là 600 ha.

Các mô hình chuyển đổi của huyện Hoài Đức chủ yếu là mô hình chăn nuôi, mô hình trồng cây ăn quả cho lãi suất cao mỗi năm hàng trăm triệu đồng, đồng thời cũng giải quyết việc làm quanh năm cho nhiều lao động trên địa bàn huyện.

Qua khảo sát 20 xã, thị trấn những năm 1996-20008 trên địa bàn huyện, một số mô hình chuyển đổi điển hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Diện tích chuyển đổi từ sản xuất lúa sang chăn nuôi. Mô hình trừ chi phí cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, thu nhập từ 400-600 triệu đồng/năm (mô hình của ông Trần Ngọc Nhạ ở thôn Thượng Thụy, xã Đức Thượng. Diện tích chuyển đổi từ đất màu sang trồng hoa cây cảnh ở Minh Khai, Song Phương, Đông La đem lại hiệu quả kinh tế cao từ vài trăm triệu đến 1 tỷ đồng/ha canh tác. Diện tích chuyển đổi từ đất màu sang trồng cây ăn quả thu lãi từ 100 đến 150 triệu đồng/năm (như hộ Nguyễn Duy Trung ở An Thượng, Đào Văn Khuất ở Đông La…)

59

Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Xu hướng phát triển chung của ngành trồng tro ̣t Hoài Đức trong quá trình đô thị hó a thời gian vừa qua là giảm dần cả về tỷ tro ̣ng giá tri ̣ sản xuất , diện tích, từ đó làm giảm tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Mă ̣c dù năng suất có tăng lên do áp dụng giống mới và tiến bô ̣ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiê ̣p và thực hiê ̣n các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hình thành những vùng chuyên canh có gíá tri ̣ kinh tế cao, nhưng vẫn không bù đắp được tốc đô ̣ suy giảm về mă ̣t diê ̣n tích đất canh tác, điều đó đã làm cho sản lượng và giá tri ̣ sản xuất của ngành trồng tro ̣t có xu hướng giảm.

60

Bảng 2.1: Diê ̣n tích và sản lƣợng mô ̣t số cây trồng chính

Cây trồng

2000 2005 2007 2008

Diện tích

Sản

lƣợng Diện tích Sản lƣợng Diện tích Sản lƣợng Diện tích Sản lƣợng

Đơn vị tính Ha tấn Ha tấn Ha tấn Ha tấn 1. Lúa 9179 50024 7205 40205 5906,4 31811,7 5716,8 30871 2. Ngô 1308 3765 1060,5 999,9 1.041,6 Trong đó: Ngô lương thực 563 2.558,2 568 2.700,9 435,1 2.088,5 3. Rau, đậu 1887 28713 1910,8 35.581,7 1.918,1 36.216,4 2.023,2 39.626,8 4. Đậu tương 106,7 195 106,7 159 113,1 187,7 90,6 158,6 5. Lạc 131 203 85 221 106 278,4 48,8 117,6 6. Sắn 66 495 9 189 8 160 6 138 7. Khoai lang 1226 12531 535 6404,6 400 4995,7 340,1 4.457,5 8. Hoa 66 58,5 50,8

9. Cây ăn quả 416 480 550

(Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức năm 2008) Bảng số liệu trên cho thấy diê ̣n tích và sản lượng các loa ̣i cây chính của huyện có xu hướng giảm dần từ năm 2000 đến 2008.

Cây lúa giảm từ 9179 ha năm 2000 xuống còn 7728 ha năm 2005 và chỉ còn 5716,8 ha năm 2008. Diện tích lúa giảm chủ yếu là được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Do đó sản lượng lúa giảm mạnh từ 50.024 tấn năm 2000 xuống còn 30871 tấn năm 2008.

Tuy nhiên, diện tích rau đâ ̣u lại tăng từ 1887 ha năm 2000 lên 2.023,2 ha năm 2008.

Đáng chú ý, trong thời gian 2001-2008, huyê ̣n đã triển khai thực hiê ̣n các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vừng chuyên canh rau an toàn , hoa cây cảnh và cây ăn quả có giá tri ̣ kinh tế cao như cam canh, bưở i diễn, nhãn muộn… Chương trình rau an toàn được triển khai thực

61

hiê ̣n từ năm 2005 ở xã Song Phương với tổ ng diê ̣n tích 60 ha, năm 2006 tiếp tuc mở rô ̣ng mô hình ta ̣i các xã Song Phương , Tiền Yên với tổng diê ̣n tích đăng ký là 119,5 ha. Đến năm 2008, diê ̣n tích quy hoa ̣ch trồng rau an toàn trên toàn đi ̣a bàn là 142 ha ta ̣i các xã Song Phư ơng (88 ha), Tiền Yên (43ha), Minh Khai (11 ha) đạt 94,6% so với chỉ tiêu Nghi ̣ quyết. Đầu năm 2008 có 2 vùng thí điểm mô hình rau an toàn được cấp giấy chứng nhận rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGaP với diện tích 4,7 ha (trong đó HTX Tiền Lê ̣ (Tiền Yên) 2,5 ha và HTX Phương Viên (Song Phương) 2,2 ha)[87; 8,9].

Chương trình sản xuất hoa cũng được triển khai thực hiê ̣n . Theo nghi ̣ quyết đến hết 2010 toàn huyện có 135 ha chuyên canh hoa các loa ̣i . Kết quả đầu năm 2008 đã có 77,8 ha hoa cây cảnh.

Chương trình cây ăn quả được huyê ̣n khá chú tro ̣ng do có thế ma ̣nh vùng đặc sản cam canh , bưởi diễn, nhãn muô ̣n đã cho hiê ̣u quả kinh tế rõ rê ̣t . Tổng diê ̣n tích thực hiê ̣n năm 2006 là 450 ha, đến năm 2008 mở rộng được trên 600 ha [87;8]. Mô ̣t số trang tra ̣i trồng tro ̣t đã được hình thành đă ̣c biê ̣t ở vùng bãi sông Đáy , tạo tiền đề cho phát triển vùng du lich sinh thái trong tương lai.

Tuy nhiên, tốc đô ̣ chuyển di ̣ch cơ cấu hình thành các vùng chuyên canh còn chậm, diê ̣n tích mở rô ̣ng còn ít , sản phẩm chưa đa dạng và chưa thực sự tạo được uy tín trên thị trường , điều này đòi hỏi thời gian tới huyê ̣n cần tâ ̣p trung đẩy mạnh hơn nữa tốc đô ̣ phát triển cá c vùng sản xuất hàng hóa tâ ̣p trung này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của huyện những năm 2000 - 2008 đã được chú trọng phát triển đa dạng theo hướng mô hình trang trại gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình, phục vụ nhu cầu của thị trường nội huyện, khách du lịch và nhu cầu của nhân dân thủ đô Hà Nội, tỉnh Hòa Bình. Ngành chăn nuôi đã tích cực đưa

62

các loại giống có năng suất, chất lượng cao, áp dụng các phương pháp chăn nuôi tiên tiến để giảm chi phí lao động, rút ngắn thời gian chăn nuôi; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi tới hộ nông dân, chú trọng khuyến khích các hộ chăn nuôi lớn, đạt năng suất cao. Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm đúng mức, nhất là đã khoanh vùng, dập dịch cúm gia cầm, kịp thời đảm bảo vệ sinh môi trường, không để dịch cúm gia cầm tái phát… Nhờ vậy đã giúp cho chăn nuôi ổn định và phát triển, giá trị đóng góp của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao.

Bảng 2.2 : Tình hình phát triển đàn gia súc gia cầm (Đơn vị: tấn)

Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008

1. Đàn Trâu 652 426 321 285 411

Bán, giết trong năm (tấn) 10 28 22 14 16

2. Đàn Bò 3701 5387 7653 7590 3703

Bán, giết trong năm (tấn) 91 253 107 186 282

3. Đàn Lợn 82880 129323 82223 87058 87908

Sản lượng thịt xuất chuồng (tấn) 7439 17126 18127 9314 15813

4. Đàn Gia cầm (con) 310114 341264 300331 299270 376.735

Gà 274434 277500 277500 245500 245447

Vịt, ngan, ngỗng 35680 63764 22831 53770 54559

(Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức năm 2008)

Trong 8 năm (2000 – 2007), giá trị chăn nuôi tăng bình quân hàng năm 10%. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp đang có xu hướng tăng lên một cách vững chắc: năm 2000 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 93 tỷ đồng chiế m 40%%, năm 2002 là 46%, đến năm 2008 đạt 176 tỷ đồng chiếm 59,8%.

63

Chăn nuôi lợn

Thế ma ̣nh của nông nghiê ̣p Hoài Đức là chăn nuôi lợn , đă ̣c biê ̣t là lợn thịt hướng nạc , lơn nái ngoa ̣i đang phát triển . Năm 2000, toàn huyện c ó 82.880 con, năm 2005 tăng mạnh đạt 129323 con và đến năm 2008 còn 87.908 con. Tổng sản lượng thịt lơn xuất chuồng tăng nhanh từ 7439 tấn năm 2000 lên 17.126 tấn năm 2005 và 15.813 tấn năm 2008. Mặc dù trên địa bàn huyện chưa có các vùng chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp, nhưng đã có nhiều trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trên 100 con/ trang trại. Cũng ở các trang trại này, các hộ đã đưa lợn nái hướng nạc (3/4 máu ngoại) vào nuôi với quy mô 20 – 30 nái/ trang trại, đạt thu nhập hàng năm từ 58 – 80 triệu đồng/trang trại/năm (năm 2008 có 17 trang trại).

Chăn nuôi trâu bò

Theo số liệu thống kê, đến năm 2008 toàn huyện có 411 con trâu và 3.703 con bò, so với năm 2000 thì đàn trâu có xu hướng giảm 244 con, đàn bò cơ bản giữ được ổn định. Hiện tại, vấn đề cày kéo đã được cơ giới hóa nên trâu, bò nuôi chủ yếu là giết thịt và sinh sản. Trong vài năm gần đây, đàn bò của huyện phát triển tốt và ổn định, thị trường đầu ra thuận lợi. Người dân đã nhận thức được việc trồng cỏ để nuôi trâu bò ở hầu hết các xã song diện tích

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hoài đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)