Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hoài đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 97 - 117)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

Từ kết quả của quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ huyện Hoài Đức với những ưu điểm, hạn chế trên có thể rút ra một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện như sau:

Thứ nhất, quán triệt nghiêm túc, sâu sắc những chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Tây nhưng quan trọng là phải vận dụng sát đúng với tình hình địa phương.

Trong những năm 1996 – 2008, Đảng bộ huyện Hoài Đức đã quán triệt một cách nghiêm túc những chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ

91

tỉnh Hà Tây về phát triển kinh tế nông nghiệp, coi đó như kim chỉ nam cho hành động. Đồng thời trong quá trình vận dụng Huyện ủy đã tiến hành nghiên cứu sâu tình hình cơ sở để có sự chỉ đạo sát thực với địa phương. Mỗi địa phương có những đặc điểm, tiềm năng riêng do đó không thể áp đặt những chủ trương, chính sách một cách cứng nhắc. Đó là trong những năm 1996 – 2000, nếu các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tây tập trung thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tạo ra nông sản hàng hoá có chất lượng, đạt hiệu quả giá trị trên đơn vị diện tích ngày càng cao thì Hoài Đức dựa vào tình hình thực tế địa phương còn là một huyện thuần nông, do đó đã tập trung vào giải quyết vấn đề cơ bản là ổn định sản xuất lương thực đặc trong đó tập trung chủ yếu là cây lúa góp phần khắc phục tình trạng đói giáp hạt, tạo sự ổn định đời sống nhân dân và làm tiền đề phát triển cho giai đoạn sau. Trong những năm 2001 – 2008 do chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, Đảng bộ huyện đã chọn giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống cây, con mới đảm bảo chất lượng, có giá trị kinh tế và sức cạnh tranh cao như cây ăn quả, ra, hoa, cây cảnh vào hoạt động sản xuất nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, hiệu quả và bền vững. Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế cũng như đặc điểm của địa phương, Huyện ủy đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các xã, thị trấn xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, các mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp. Ví dụ như Hoài Đức có lợi thế về vị trí địa lý, là chiếc cầu nối Thủ đô Hà Nội với các vùng miền khác, đó sẽ là một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn của huyện góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp huyện phát triển, do đó huyện đã đẩy mạnh mô hình trồng cây ăn quả và trồng rau sạch.

Đảng bộ huyện Hoài Đức sớm nhận ra vấn đề đất canh tác hạn hẹp nên rất quan tâm tới vấn đề thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất

92

nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển.

Thứ hai, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đặc biệt phải tạo được sự đồng thuận của nhân dân.

Công cuộc đổi mới đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp mọi vùng miền của đất nước. Tỉnh Hà Tây nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng cũng đang hòa mình vào dòng chảy chung: phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bên cạnh những mặt tích cực mà kinh tế thị trường đem lại (thúc đẩy hàng hóa phát triển) thì cơ chế thị trường cũng còn tiềm ẩn những vấn đề xã hội phức tạp. Bởi vậy, để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, cần tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, tăng cường vai trò điều tiết quản lý của chính quyền thông qua các công cụ pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Quá trình thực hiện đường lối chính sách nông nghiệp luôn có những vấn đề mới đặt ra đòi hỏi cần phải giải quyết trong đời sống xã hội cũng như trong phát triển sản xuất. Đảng bộ, chi bộ cơ sở phải nắm bắt và kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh. Do vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng phải tiến hành ngay từ cơ sở để mỗi tổ chức đảng ở nông thôn nhận thức được rõ nhiệm vụ của mình trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Để thực hiện tốt vai trò trên, Đảng bộ và chính quyền huyện Hoài Đức cần tập trung thực hiện những vấn đề sau:

Quán triệt và cụ thể hóa, đồng thời phổ biến nhanh chóng, kịp thời, sâu rộng nội dung đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ kế hoạch của địa phương; trên cơ sở đó tổ chức phong trào thi đua thực hiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra nhân dân.

93

Thực sự coi trọng công tác dân vận, khơi dậy mọi tiềm năng, sáng tạo trong nhân dân, coi đây là một trong những nhân tố quan trọng trong việc tổ chức thực hiện thuận lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở địa phương. Hướng mọi hoạt động về cơ sở, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở theo khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, sự hợp tác của người dân vào quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, làm cho diện mạo quê hương không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao.

Chăm lo củng cố, xây dựng Đảng bộ vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm tạo ra sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong nhân dân. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt của tổ chức Đảng cơ sở, thường xuyên tự phê bình và phê bình trong nội bộ kết hợp với tổ chức cho quần chúng nhân dân có điều kiện tích cực tham gia phê bình sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền. Đặc biệt coi trọng việc phát hiện, giáo dục, bồi dưỡng và kết nạp những người thực sự có đủ tiêu chuẩn vào Đảng, đồng thời kiên quyết đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng, làm cho Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh.

Ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, sức chiến đấu cao, đồng thời tăng cường quản lý tốt đội ngũ cán bộ, đảng viên đó. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để những vi phạm như tệ bè phái, cửa quyền, đặc quyền, đặc lợi trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên.

Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh các cấp trong việc tham gia

94

quản lý kinh tế - xã hội ở nông thôn, vận động và tổ chức nhân dân tham gia vào xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh, thi đua đẩy mạnh sản xuất, xây dựng nếp sống mới khu dân cư. Đây được coi là nhiệm vụ then chốt có vai trò quyết định trong lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra.

Thứ ba, đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng sản xuất ngành.

Kinh nghiệm thành công trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Hoài Đức là không ngừng nâng cao hiệu quả ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào trong sản xuất và đời sống. Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong sản xuất và đời sống thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương.

Trước năm 1996, điểm xuất phát về kinh tế nông nghiệp của huyện thấp, việc tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật còn chậm, cải biến tập quán sản xuất cũ để phát triển kinh tế nông nghiệp còn nhiều hạn chế .

Từ năm 1996 đến năm 2008, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt các công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ chất lượng việc sản xuất và cung cấp các giống cây lâu năm…nên đã góp phần làm tăng năng suất, tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Trong trồng trọt, Hoài Đức đã thành công trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với phương châm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm, cơ cấu giống cây trồng vụ đông cũng được cải tiến bằng việc đưa các giống cây đông chủ đạo như đậu tương, ngô, lạc…mới, có năng suất cao, tỉ lệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao, chịu nhiệt độ thấp trong vụ đông vào thay thế

95

giống cũ. Đảng bộ huyện cũng xác định cơ cấu và tập đoàn cây ăn quả phù hợp với từng vùng sinh thái, một số giống có thế mạnh phát triển như nhãn chín muộn, phật thủ, cam đường, cam Canh, bưởi Diễn …Trong chăn nuôi, đã khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, sản xuất chăn nuôi tập trung và chuồng trại tiên tiến, đưa chăn nuôi xa khu dân cư, kết hợp làm hầm biôga để xử lý chất thải. Các chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn…đã được tích cực triển khai, đem lại hiệu quả to lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện đã chú trọng hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ thú y, đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh phục vụ chăn nuôi, dần đưa chăn nuôi trở thành thế mạnh của huyện.

Đi đôi với việc đưa những tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, huyện còn có chế độ ưu đãi đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác. Tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp (các công ty, HTX làm dịch vụ) nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm đến từng xã nhằm đưa tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất và đáp ứng tốt các điều kiện sản xuất của nông hộ.

96

KẾT LUẬN

Hơn 20 năm qua, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Là một nước nông nghiệp, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thì việc tiến hành CNH – HĐH toàn bộ nền kinh tế trở thành một tất yếu khách quan. Trong đó CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và đã thực sự đi vào cuộc sống.

1.Hoài Đức là một huyện nông nghiệp nằm trong tỉnh Hà Tây. Nông

nghiệp và nông thôn đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của huyện. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, hoài Đức cũng đang dần đi lên phát triển khi mà xuất phát điểm cũng là từ một nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. Tính từ năm 1996 đến trước khi tỉnh Hà Tây nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng sáp nhập vào thành phố Hà Nội (tháng 8 – 2008), Đảng bộ huyện Hoài Đức đã có hơn 12 năm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong quá trình hơn 12 năm đó, Đảng bộ huyện Hoài Đức đã trải qua 3 kỳ Đại hội (Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, XX, XXI), không những đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Trung ương, mà Đảng bộ huyện đã tích cực đề ra mục tiêu, giải pháp, xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và tập trung hết khả năng để chỉ đạo thực hiện tốt. Những chủ trương mà Đảng bộ huyện Hoài Đức đưa ra phù hợp với quy luật khách quan, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Nhờ đó, Hoài Đức đã nhanh chóng tạo được bước đột phá trên mặt trận nông nghiệp và thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

97

2.Từ chỗ là một huyện thường xuyên thiếu lương thực, nạn đói giáp hạt là

một vấn nạn đối với cán bộ và nhân dân, Hoài Đức đã vươn lên giải quyết cơ bản vấn đề lương thực cho nhân dân, từng bước xoá nạn đói giáp hạt hàng năm, đảm bảo an toàn lương thực cho nhu cầu địa phương và bước đầu có sự tích luỹ. Cùng với đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH. Liên kết ngành nghề, liên doanh hợp tác, mở rộng thị trường, tăng nhanh tích luỹ, phát triển đầu tư với phương châm đa dạng hoá sản phẩm kinh tế nông thôn, đa dạng hoá thành phần và sở hữu, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nét mới của công tác quản lý là xác lập vai trò của các hộ sản xuất và mối liên kết HTX sản xuất giữa các hộ với nhau trong nội bộ ngành nghề. Đồng thời nổi bật lên là vai trò lãnh đạo của Huyện uỷ và vai trò quản lý của UBND huyện.

Những năm 1996 - 2008, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện đã có bước phát triển toàn diện và bền vững. Thành tựu mà sản xuất nông nghiệp đạt được là rất lớn với những thay đổi rõ rệt cả về cơ cấu sản xuất, diện tích, năng suất, sản lượng, đồng thời có những chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ.

Những thành tựu đạt được trong thời gian 1996 - 2008 là kết quả của quá trình nỗ lực phấn đấu gian khổ của Đảng bộ và nhân dân huyện Hoài Đức. Đảng bộ huyện đã luôn năng động, sáng tạo, vận dụng cơ chế và chính sách hợp quy luật trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân toàn huyện phát huy truyền thống đoàn kết, tự lực tự cường, kiên trì, lao động sáng tạo, khai thác tận dụng mọi tiềm năng, lợi thế sẵn có để có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối vững chắc, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, XX và XXI đã đề ra.

98

3. Bên cạnh những thành tựu đạt được là vô cùng đáng khích lệ thì quá

trình phát triển kinh tế nông nghiệp ở Hoài Đức phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện, vẫn còn một số hạn chế như: chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đổi mới cách thức sản xuất diễn ra chậm, nền sản xuất vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán; năng suất lao động còn thấp, giá thành sản phẩm chưa cao, chất lượng không đồng đều gây khó khăn cho việc thu mua chế biến, do đó sức cạnh tranh trên thị trường yếu. Kinh tế tập thể còn

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hoài đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 97 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)