Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hoài đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 34 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là một trong những nội dung cơ bản thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây, đặc biệt là để triển khai Nghị quyết số 01 – NQ/TU của Tỉnh ủy Hà Tây và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoài Đức lần thứ XIX,

Sớm xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là trọng tâm của quá trình tiến hành CNH, HĐH, Đảng bộ huyện Hoài Đức đã chủ động đề ra những chủ trương cho phát triển kinh tế nông nghiệp về mọi mặt và chỉ đạo UBND, Phòng NN & PTNT cùng với các phòng, ban, đoàn thể khác như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… và các cấp chính quyền cơ sở ở xã, thị trần xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp, giữ vững ổn định sản xuất vụ xuân và vụ hè, tăng diện tích gieo trồng vụ đông, ngày càng nâng cao tốc độ thâm canh trong nông nghiệp.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Huyện ủy đã đưa ra một số giải pháp cơ bản sau: Bởi sớm coi sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong đó nhấn mạnh chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện và hiệu quả, nên Đảng bộ huyện Hoài Đức đặc biệt quan tâm tới khâu chọn giống, đóng vai trò quan trọng số một trong những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện. Để từ đó đưa những giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo chất lượng, cho năng suất và hiệu quả cao vào hoạt động sản xuất nông nghiệp thay thế cho những giống cây, con đạt hiệu quả thấp.

Trong trồng trọt, Đảng bộ nhấn mạnh cần giải quyết vững chắc vấn đề lương thực bằng đẩy mạnh thâm canh toàn diện và trước mắt cần làm tốt khâu giống.

28

Với quyết tâm chỉ đạo thâm canh cao, thực hiện quy trình thâm canh tiến bộ, vừa đảm bào an toàn lương thực, vừa dần hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có khối lượng hàng hoá chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, toàn huyện đã tập trung mở rộng diện tích trồng trọt, nhất là cây lương thực. Muốn đạt được năng suất, sản lượng như vậy cần bố trí lại các trà lúa, xác định cơ cấu giống phù hợp với từng vùng, từng vụ và đặc điểm của từng địa phương. Do đó, Đảng bộ chủ trương cần phải tiến hành tập trung thâm canh lúa trên diện tích đất, chủ động tưới, đưa nhanh giống lúa lai có năng suất cao thay dần bộ giống cũ đồng thời cơ cấu các loại giống lúa, ngô tiến bộ cho năng suất cao tăng nhanh. Để có đủ giống mới, có năng suất cao, phẩm chất tốt, đảm bảo toàn bộ diện tích trồng lúa, ngô cần chấn chỉnh tổ chức chỉ đạo sản xuất dịch vụ giống tại chỗ là chính. Xác định được cơ cấu cho từng vụ, phù hợp từng vùng, từng địa phương để làm cơ sở chỉ đạo các HTX chủ động chuẩn bị giống trước khi bước vào vụ gieo cấy.

Đảng bộ chỉ đạo Ngành NN & PTNT huyện tập trung làm tốt nhiệm vụ nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp:

Chỉ đạo tổ chức sản xuất giống tại các HTX có khả năng làm giống tốt để cung ứng cho các HTX và hộ xã viên trên địa bàn. Chỉ đạo sản xuất giống lúa, lúa thuần, lúa lai, ngô lai, hướng dẫn kỹ thuật công nghệ làm giống cho các điểm giống các HTX.

Tiến hành tổng kết đánh giá giống nào có năng suất cao, về kỹ thuật thâm canh từng vùng, từng HTX. Phải luôn luôn nhập giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kịp thời thay thế những giống cũ năng suất thấp, chất lượng kém.

Chỉ đạo từng HTX khoanh vùng chuyên sản xuất giống cho các hộ có kinh nghiệm sản xuất giống. HTX chủ động làm dịch vụ các loại giống cho

29

các hộ thông qua Công ty giống tỉnh, Trung ương và Viện sản xuất giống để cung cấp đủ giống cây trồng cho các xã.

Đối với giống gia súc, gia cầm

Đảng bộ chỉ đạo phát triển mạnh đàn lợn có tỷ lệ nạc cao, tập trung nhập giống nái hậu bị có tỷ lệ nạc cao nuôi để nhân ra trong sản xuất và cung cấp cho nhân dân. Phát triển thêm mạng lưới thụ tinh nhân tạo cho đàn bò, mở rộng các hộ sản xuất lợn giống, để phục vụ tốt trong chăn nuôi. Đưa các giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng vào sản xuất. Tăng cường các biện pháp thú y đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Đồng thời với khâu chọn giống, Đảng bộ huyện cũng chỉ đạo các phòng ban liên quan cần phải tuyên truyền tới người dân về những quy định của Quản lý nhà nước đối với giống cây trồng và vật nuôi:

Tuyên truyền Nghị định 07 của Chính phủ về giống cây trồng, về vật nuôi, về chất lượng thức ăn; Pháp lệnh thú y, bảo vệ thực vật để mọi người biết thực hiện. Tổ chức kiểm tra chất lượng giống với cơ sở sản xuất giống (trên cơ sở phối hợp các ngành chức năng của tỉnh, huyện). Xử lý nghiêm minh từng trường hợp buôn bán giống mà không có giấy phép kinh doanh, hoặc có giấy phép kinh doanh giống không đảm bảo chất lượng.

Để tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đạt kết quả tốt, Đảng bộ chỉ đạo UBND huyện xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Huyện ủy có chỉ thị về công tác phòng chống lụt, bão, úng mà nhiệm vụ trung tâm là phải củng cố hệ thống đê, kè, đập và các công trình phân lũ khi mùa lũ đến. Huyện ủy đã tiến hành hoàn chỉnh quy hoạch thủy lợi từ huyện đến xã, củng cố xây dựng các công trình thủy nông để hoạt động có hiệu quả. Đồng thời đầu tư nâng cấp thiết bị và các công trình đầu mối hiện có do Nhà nước quản lý, từng bước kiên cố hóa hệ thống kênh mương nhằm

30

tiết kiệm đất, hạ thấp tỷ lệ hao điện nước, giảm chi phí… Các HTX tổ chức tốt đội thủy nông, tu sửa nâng cấp các công trình thủy lợi nội đồng để hoạt động có hiệu quả cao, cần huy động sức mạnh tổng hợp tập thể - hộ xã viên để cứng hóa kênh mương nội đồng.

Nâng cấp các công trình về điện, cải tiến quản lý điện để cung cấp điện nước cho nông dân, thuận tiện và phát triển.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Đức lần thứ XIX, Đảng bộ và nhân dân Hoài Đức đã phát huy những lợi thế, tranh thủ thuận lợi, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, nền kinh tế của huyện đạt được những bước phát triển khá. Năm 2000 tốc độ tăng bình quân của huyện đạt 13,1%, vượt mục tiêu đại hội đề ra 2,1%, cao hơn tăng trưởng 5 năm trước 3,6%.

Cơ cấu kinh tế huyện có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên còn rất chậm và chưa đạt được mục tiêu do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra: tỷ trọng nông - lâm nghiệp từ 43,7% năm 1996 đến năm 2000 chỉ còn 32,5%; tiểu thủ công nghiệp – xây dựng từ 33,1% năm 1996 tăng lên 36,2% năm 2000; du lịch dịch vụ từ 23,2% năm 1996, năm 2000 là 31,3% (mục tiêu của Đại hội là nông nghiệp 45%, công nghiệp 40%, dịch vụ 15%). So với toàn tỉnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức còn chậm.

Riêng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1996 – 2000 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,5%/năm, vượt mục tiêu Đại hội đề ra 1,9%.Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân đạt 53.332 tấn, đạt 95,23% kế hoạch, tăng 10% so với % năm. Bình quân lương thực đầu người đạt 315kg/người, tăng 43 kg so với

31

bình quân lương thực năm 1995 góp phần quan trọng khắc phục tình trạng đói giáp hạt.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Hoài Đức được thể hiện qua tỷ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.1. Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp (Đơn vị: %)

Hạng mục Năm 1995 Năm 2000

Ngành nông nghiệp 100 % 100 %

Trồng trọt 61,4 % 60% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăn nuôi 38,6 % 40%

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoài Đức, 2000).

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Hoài Đức có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng còn rất chậm, tốc độ chuyển dịch chưa cao. Cụ thể:

Ngành trồng trọt

Tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1996- 2000 giảm từ 61,4% (năm 1996) xuống còn 60% (năm 2000) do sự chuyển đổi giống cây trồng, thay thế những cây trồng cho năng suất thấp bằng những giống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2000, diện tích lúa chủ yếu là các giống mới như Q5 và Khang dân 18, lúa lai chiếm gần 60%. Đã cơ bản cấp I hoá giống lúa và sử dụng ngô lai . Giống ngô lai chiếm 100% diện tích, trong đó các giống lai đơn chiếm 50% diện tích. Cùng với cây lúa, toàn huyện đã phát triển nhanh cây vụ Đông như ngô, khoai và các loại rau màu

32

Cây lương thực còn chiếm tỷ lệ cao về diện tích và giá trị. Sản lượng lương thực quy ra thóc bình quân đạt 57.023 tấn trong đó sản lượng thóc đạt 47.338 tấn.

Lúa là cây lương thực chính của huyện. Trong giai đoạn 1996-2000, huyện Hoài Đức đã chỉ đạo thực hiện cấp I hóa giống lúa trong toàn huyện, tích cực chuyển dịch cơ cấu giống lúa, đưa giống lúa thuần, lúa lai Trung Quốc có năng suất cao vào sản xuất đạt trên 80% diện tích, chuyển mạnh cơ cấu mùa vụ: vụ xuân cấy 80% diện tích lúa xuân muộn, vụ mùa cấy 75% diện tích mùa sớm. Nhờ đó đã góp phần đẩy nhanh năng suất lúa của huyện, năng suất lúa bình quân năm 2000 đạt 110 tạ/ha.

Cùng với đẩy mạnh trồng cây lương thực, Đảng bộ huyện tập trung chỉ đạo phát triển cây hoa màu và cây công nghiệp với diện tích trồng ngày càng tăng. Cây ngô là cây màu quan trọng nhất sau lúa, với giống mới tiến bộ, song mới trồng được 1.308 ha (năm 2000) và sản lượng đạt 3765 tấn, năng suất ngô cả năm đạt 2,9 tấn/ha.

Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm và các con đặc sản, thả cá cũng là một thế mạnh của Hoài Đức. Huyện thực hiện chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, đa dạng hoá các giống gia cầm có hiệu quả kinh tế cao do đó đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển không ngừng. Năm 1995, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 38,6%, đến năm 2000 đạt 40% đạt chỉ tiêu Đại hội đề ra.

Đàn trâu có xu hướng giảm do trong nông nghiệp đã được cơ giới hoá khâu làm đất và vận chuyển. Năm 1996, đàn trâu có 1.414 con đến năm 2000 giảm xuống còn 571 con (giảm 60% so với đầu nhiệm kỳ), tốc độ giảm bình quân hàng năm là 9,5%; đàn bò giữ được ổn định.

Đàn lợn có xu hướng tăng nhanh: bình quân 5 năm, đàn lợn đạt 77.295 con, tăng bình quân 8,4%/năm, đến năm 2000 đạt 80.739 con, vượt chỉ tiêu

33

kế hoạch đề ra 19%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2000 đạt 8.269 tấn, tăng bình quân 7,9%/năm. Điều này chứng tỏ chăn nuôi lợn thịt tốt và trở thành ngành sản xuất hàng hóa cho thu nhập cao đối với người nông dân.

Đàn gia cầm năm 2000 có 312.838 con, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 5%. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình với sản lượng ít vì cơ chế thị trường điều tiết và không có nơi tiêu thụ ổn định. Đây là một hạn chế rất lớn đến tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.

Về nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước của Hoài Đức cũng được khai thác trong đó chủ yếu là thả cá, năm 2000 sản lượng cá tăng 9%.

Chăn nuôi được chú ý đầu tư đã đem lại thu nhập kinh tế cho các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình phát triển chăn nuôi thành ngành chính và trở thành những điển hình tiên tiến trong phát triển thi đua sản xuất giỏi. Năm 2000, toàn huyện có 102 hộ nông dân sản xuất giỏi, có nhiều hộ đạt danh hiệu sản xuất giỏi liên tục nhiều năm.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hoài đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 34 - 40)