7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn
Bên cạnh việc đưa ra những chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ huyện Hoài Đức luôn coi việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển, người dân yên tâm sản xuất, do đó kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải được đầu tư đúng hướng, có trọng điểm, lĩnh vực sản xuất gắn với an ninh quốc phòng, thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong 5 năm (1996 – 2000), tổng số vốn đầu tư xây dựng là 82 tỷ đồng, tập trung vào xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Qua đầu tư, nhiều năng lực sản xuất mới được tăng thêm, phục vụ có hiệu quả cho kinh tế - xã hội của huyện phát triển.
Trong giao thông, đã đầu tư làm mới và nâng cấp một số tuyến đường giao thông quan trọng của huyện và đường liên xã như 161 km đường giao thông và mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện. Hệ thống giao thông đã đảm bảo cho ô tô vận tải tới từng xã, từng thôn trong huyện, góp phần cho kinh tế nông nghiệp phát triển đặc biệt là trong khâu vận chuyển hàng hóa nông sản.
Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn được đầu tư ngày càng lớn. Trong đó huyện đã kiên cố hóa được 52km hệ thống kênh mương tưới, xây dựng thêm 4 trạm bơm tiêu, 2 trạm bơm tưới. Huyện ủy cũng đã tranh thủ các nguồn vốn xây dựng được 68 trạm biến áp, nâng tổng công suất cung ứng điện tử 26.470 KVA năm 1995 lên 46.395 KVA năm 2000 với lượng điện tiêu thụ năm 2000 trên 35 triệu KWh, tăng 15 triệu KWh so với năm 1995 đảm bảo sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
Ngành Bưu điện thực hiện tốt công tác phát hành báo chí, bảo đảm thông tin liên lạc, phục vụ kịp thời cho sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền,
42
các ban ngành trong huyện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân đặc biệt là công tác tuyên truyền, thông báo thời vụ gieo cấy mạ, chọn giống và các biện pháp canh tác, chăm sóc. Đến năm 2000, huyện ủy đã xây dựng 14 điểm bưu điện văn hóa xã. Hệ thống thông tin liên lạc của huyện phát triển mạnh, số máy điện thoại tăng bình quân 2,35 máy trên 100 người dân và có 5 thuê bao Internet, phục vụ, góp phần tích cực truyền đạt thông tin liên lạc của người dân trong đời sống sinh hoạt xã hội.Nhờ đó mà đời sống của người dân được cải thiện hơn rất nhiều.
Hoạt động khoa học công nghệ của huyện Hoài Đức đã triển khai ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khoa học công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn Hoài Đức, đặc biệt đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới và kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi (lúa, ngô, đậu tương, dâu tằm, gia súc, gia cầm…). Thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu như chương trình chăn nuôi, kiên cố cứng hóa kênh mương, chương trình lương thực, xóa đói giảm nghèo và chương trình nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp. Nhờ đó mà bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới.
Song song với quá trình tập trung phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện chỉ đạo thực hiện các chính sách xã hội như: đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng quỹ tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho các đối tượng chính sách. Xây dựng mới 25 ngôi nhà tình nghĩa, tu sửa 78 ngôi nhà cho thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Vận động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa được 420,5 triệu, tặng 539 sổ tiết kiệm cho gia đình thương binh, liệt sĩ. Theo Nghị định 28/CP, huyện đã đề nghị Nhà nước điều chỉnh chế độ cho 3.421 đối tượng, giải quyết chế độ cho 3.898 người hoạt động kháng chiến hoặc bị tù đày.
Công tác xóa đói giảm nghèo của huyện thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 7,35% (năm
43
1995) xuống 3% (năm 2000), số hộ khá và giàu tăng lên. Huyện ủy đã giải quyết việc làm cho 16.500 lao động, trong đó 7.200 lao động mới có việc làm.100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc tại cộng đồng.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, quy mô trường lớp ổn định.
Trong lĩnh vực y tế, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh hoạt động y tế dự phòng.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang, lễ hội được nhân dân hưởng ứng tích cực. Năm 2000, đã có 51/60 làng xây dựng được quy ước làng (tăng 2,35 so với năm 1995), 14 làng được tỉnh công nhân làng đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 23% (thấp hơn mục tiêu đề ra 42%) và có 60%gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng rãi trong các xã và khối cơ quan, trường học…thu hút nhiều đối tượng tham gia.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp Hoài Đức trong những năm 1996- 2000 có bước phát triển tích cực. Các mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng bộ Hoài Đức được nêu ra tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đang dần được cụ thể hóa trong thực tiễn. Đạt được những thành tựu đó một phần nhờ vào sự chỉ đạo thực hiện các chính sách khuyến nông, kiên cố hóa đê điều, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống mới có năng suất, chất lượng cao, đưa máy móc thiết bị hỗ trợ trong sản xuất tạo ra năng suất lao động cao và giảm sức lao động của con người.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế nông nghiệp Hoài Đức cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức: tốc độ tăng trưởng chậm, nông nghiệp vẫn còn độc canh cây lúa, việc áp dụng khoa
44
học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng đều, chưa phát triển nhanh theo hướng CNH, HĐH. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp của huyện vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tài nguyên đất đai chưa được khai thác triệt để trong nông nghiệp. Vốn và kỹ thuật phục vụ sản xuất và chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp chưa đảm bảo. Đặc biệt huyện chưa tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Điều này đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Hoài Đức cần phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa trong nhiệm kỳ tới.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tây về phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ huyện Hoài Đức đã chỉ đạo các ngành, phòng ban liên quan, các đoàn thể xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đồng thời chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đúc rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, Huyện ủy cũng đã chỉ đạo ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cũng như tích cực chỉ đạo công tác thủy lợi, làm nội đồng, kiên cố hóa kênh mương và đặc biệt là công tác phòng chống lụt, bão, úng đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển.
Dưới sự chỉ đạo đúng đắn và sát với thực tế của Đảng bộ huyện Hoài Đức, trong 5 năm (1996 – 2000) sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có bước phát triển khá, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,5%, vượt mục tiêu Đại hội đề ra 1,9%. Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân đạt 53.332 tấn, đạt 95,23% kế hoạch. Bình quân lương thực đầu người đạt 315kg/người, tăng 43 kg so với bình quân lương thực năm 1995 đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ huyện Hoài Đức vẫn còn một số hạn chế nhất định như thiếu quy
45
hoạch định hướng trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Một số cấp ủy chính quyền xã, thị trấn chưa chú trọng chỉ đạo, xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc thường xuyên nên thời vụ thường rất chậm so với yêu cầu chỉ đạo như ở xã Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, thị trấn. Công tác quản lý và điều hành làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
Nhìn chung, dưới sự chỉ đạo đúng đắn và sát thực của Đảng bộ huyện Hoài Đức, kinh tế nông nghiệp Hoài Đức có bước phát triển khá. Những ưu điểm, hạn chế được rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện đã để lại những kinh nghiệm giúp cho Đảng bộ huyện Hoài Đức tiếp tục phát huy thế mạnh của huyện, phát triển đẩy mạnh hoạt động kinh tế nông nghiệp theo đường lối CNH, HĐH mà Đảng đã đề ra.
46
Chương 2
ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀI ĐỨC LÃNH ĐẠO, ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008 2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Hoài Đức về phát triển kinh tế nông nghiệp
2.1.1. Đường lối của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Tây
Bước vào năm 2001, là năm có ý nghĩa trọng đại: thế kỷ XX kết thúc, thế kỷ XXI bắt đầu. Tính đến thời điểm này, toàn Đảng, toàn dân ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 – 2000) và 15 năm đổi mới.
Trong thời điểm có ý nghĩa quan trọng ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm (2001 – 2010) tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chiến lược nêu rõ sự cần thiết khả năng rút ngắn quá trình CNH, HĐH. Tư tưởng được nhấn mạnh là phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh đường lối tiếp tục đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, coi đây là một trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phương hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời gian tới sẽ là “chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. Ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản
47
xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết công – nông nghiệp – dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn” [11; 276]
Trong quá trình thực hiện, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp không ngừng được bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Ngày 18/3/2002, tại Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 15– NQ/TW Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001– 2010. Nghị quyết đã đưa ra những quan điểm toàn diện về CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta trong tình hình hiện nay; đồng thời đưa ra những chủ trương đẩy mạnh hơn nữa con đường phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chung của nền nông nghiệp đất nước là: “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [12; 96]. Nhờ mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn mà kinh tế nông nghiệp tiếp tục đạt thêm nhiều kết quả, thành tựu mới, bộ mặt xã hội nông thôn văn minh hơn và đời sống nông dân ngày càng cải thiện.
Tháng 7/2008, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X tiếp tục khẳng định cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn tiếp tục giữ vị trí, vai trò chiến lược, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Do đó, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông
48
nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt [7; 2].
Mục tiêu tổng quát và lâu dài về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn là: “không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trinh ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân – nông dân – trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” [7; 3].
Để triển khai những chủ trương, chính sách CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIII đã xác định nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2000 – 2005 của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh là: “Nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, quan điểm và chỉ đạo của Trung ương, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân (...) chuyển dịch mạnh cơ
49