Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Cầu Giấy

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 - 30)

4. Luật Giao thông và các quy định dành cho người đi bộ (LAW): 3 biến

3.1.3. Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Cầu Giấy

a. Giới thiệu chung

Đây là cây cầu vượt dành cho người đi bộ thứ hai tại Hà Nội (sau cầu vượt bộ hành trước cổng bệnh viện Bạch Mai) được đặt trên tuyến đường Cầu Giấy (trước cổng Đại học Giao thông Vận tải và công viên Thủ Lệ) quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Với các thông số kỹ thuật chính: chiều dài 45,15m, chiều cao 4,75 m so với mặt đường, bề ngang 3m. Trụ mố cầu dạng ống và kết cấu dàn ống thép 2. Cầu có 2 nhánh cầu thang lên xuống cho phép người lên và người xuống theo hai làn mà không ảnh hưởng đến nhau. Đây là một trong những cây cầu có thiết kế đẹp nhất cho đến nay tại Hà Nội, đồng thời cũng là một cây cầu phát huy khá tốt vai trò của mình. Tổng kinh phí xây dựng cầu là hơn 4 tỷ đồng.

b. Quá trình hình thành và sử dụng

Được xây dựng từ tháng 8 năm 2007 và đến tháng 10 năm 2007 chính thức được đưa vào sử dụng. Hiện nay cầu vẫn đang hoạt động, phục vụ nhiều lượt người đi bộ mỗi ngày và được đánh giá là cây cầu bộ hành phát huy tác dụng tốt nhất trong các cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

c. Đặc điểm của cầu

- Vị trí cầu

Được đặt trước cổng Trường Đại học Giao thông Vận tải, Công viên Thủ Lệ và ngay gần điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy, đây là một vị trí rất thuận lợi và phục vụ được nhiều đối tượng sử dụng khác nhau chẳng hạn như: rất thuận tiện cho sinh viên qua đường, các du khách tham quan công viên và những người dân khu vực xung quanh. Do đó, có khá nhiều người sử dụng cầu này

- Cơ sở vật chất

+ Thiết kế đẹp, chắc chắn, hiện đại nổi bật với hai làn cầu thang cho người lên xuống ở cùng một nhịp cho phép nhiều người đi bộ có thể lên, xuống cùng lúc và không bị cản trở.

+ Thông thoáng do thiết kế không có thành cầu, do đó cũng có thể dễ dàng quan sát cảnh quan xung quanh.

+ Hệ thống chiếu sáng hiện đại, cung cấp đủ ánh sáng cần thiết cho người đi bộ qua đường khi trời tối.

d. Thực trạng cầu qua khảo sát của nhóm nghiên cứu

Hiện nay đây vẫn là một cây cầu có thiết kế đẹp tại Hà Nội, gây được sự chú ý với đông đảo người sử dụng cũng như những người và phương tiện lưu thông dưới lòng đường. Không những thế cầu này vẫn được đánh giá là một trong những cây cầu vượt bộ hành phát huy tác dụng tốt nhất tại Hà Nội hiện nay.

- Thiết kế hai làn cầu thang lên xuống song song, nổi bất, độc đáo của cầu.

Hình 3.5: Thiết kế hai làn cầu thang song song tại cầu vượt bộ hành trên đường Cầu Giấy

- Thực tế là sinh viên vẫn liều mạng “phi thân” băng qua đường, mặc kệ cầu vượt dành cho người đi bộ nằm ngay kia.

Hình 3.6: Băng qua đường không cần cầu vượt bộ hành

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w