Giải pháp 3: Nâng cao ý thức của người dân

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 50 - 55)

4. Luật Giao thông và các quy định dành cho người đi bộ (LAW): 3 biến

4.3.3.Giải pháp 3: Nâng cao ý thức của người dân

4.3.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Theo như những đánh giá, thực tế, mô hình hồi quy có thể thấy được rằng ý thức của người dân là nhân tố quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả cầu vượt dành cho người đi bộ.

Nâng cao ý thức của người dân giúp người dân có thể tự giác bảo vệ sự an toàn của bản thân khi tham gia giao thông, đồng thời cũng đảm bảo an toàn giao thông cho những người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.

Nâng cao ý thức của người dân giúp họ sẽ có ý thức tự giác trong việc sử dụng cầu vượt bộ hành khi ngang qua đường tại những điểm giao thông đã có cầu vượt bộ

hành được xây dựng. Ngoài ra, do có ý thức khi tham gia giao thông người dân sẽ chú ý, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, những yếu tố ảnh hưởng đến cầu vượt bộ hành để có những đóng góp, kiến nghị với cơ quan chức năng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ.

4.3.3.2. Biện pháp thực hiện

- Thực hiện các hoạt động giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức an toàn giao thông của người đi bộ nói riêng và của người tham gia giao thông nói chung.

- Có chương trình bản tin trên các phương tiện truyền thông về các vụ tai nạn giao thông đối với người đi bộ với các con số thống kê về số người bị thương và chết do tai nạn giao thông để người dân hiểu và có ý thức hơn trong việc giữ an toàn giao thông.

- Chú trọng việc tuyên truyền đối với các công dân đang ngồi trên ghế nhà trường. Một khi các em đã ý thức được mức độ quan trọng của việc sử dụng cầu đi bộ an toàn khi tham gia giao thông, các em sẽ chính là nhân tố quan trọng tác động đến người lớn trong việc thực hiện an toàn giao thông. Từ đó không chỉ cải tạo ý thức thế hệ cũ mà còn cần xây dựng lại một tư tưởng ý thức hoàn toàn mới cho thế hệ tương lai. - Chú trọng tuyên truyền những nhân tố điển hình, gương người tốt việc tốt trong việc chấp hành pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông, ý thức tầm quan trọng của việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ; phê phán tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông; đồng thời cho thông báo công khai danh sách tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, sang đường không đúng nơi quy định. Chẳng hạn như: đối với người đi bộ là sinh viên, nếu sang đường sai quy định và không sử dụng cầu vượt bộ hành tại nơi có cầu thì ngoài các hình thức xử phạt đã đưuọc quy định, sinh viên đó còn bị gửi kết quả vi phạm đó về đơn vị chủ quản như khoa, trường để đánh giá vào điểm hoạt động của sinh viên đó. Từ đó giúp người dân ý thức hơn trong việc tham gia giao thông.

- Các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội cần tăng cường phổ biến, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên của cơ quan, đơn vị mình nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông, sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ khi sang đường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 của đề tài nghiên cứu làm rõ được những nội dung sau:

- Thứ nhất: Đưa ra mục tiêu của việc đề ra giải pháp nâng cao việc sử dụng cầu

vượt dành cho người đi bộ.

- Thứ hai: Nêu ra các căn cứ để xây dựng hệ thống giải pháp.

- Cuối cùng: Đưa ra hệ thống các giải pháp với mục đích cụ thể và các biện

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở phần mở đầu:

Một là, đề tài đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ của người dân dựa trên nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu, chọn lọc các tài liệu, tư liệu, công trình nghiên cứu, các bản báo cáo cả trong nước và nước ngoài. Đồng thời dựa trên điều tra, phỏng vấn những người dân sử dụng cầu vượt bộ hành để rút ra được các yếu tố ảnh hưởng, đưa vào mô hình nghiên cứu.

Hai là, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ và từ kết quả phân tích đưa ra 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng của người dân là: Luật lệ giao thông dành cho người đi bộ và ý thức của chính người dân sử dụng. Đồng thời yếu tố ý thức của người đi bộ có ảnh hưởng tới việc sử dụng của người dân lớn hơn yếu tố luật lệ dành cho người đi bộ.

Ba là, trên cơ sở thực trạng sử dụng cầu vượt bộ hành hiện nay và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, đề tài cũng đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng của người dân. Với mỗi giải pháp có đặt ra mục đích cụ thể và các biện pháp để thực hiện giải pháp đó.

Những đề xuất trên đây không thể tránh khỏi những thiếu sót, tính thực tế của các giải pháp do nguồn lực và kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Nhóm nghiên cứu kính mong ý kiến đóng góp, giúp đỡ từ các thầy cô để nghiên cứu được hoàn thiện và góp phần vào thực tế giải quyết tình trạng sử dụng cầu vượt bộ hành hiện nay tại Hà Nội.

1. Carpani, Colin C; Keogh; J; Archbold, P., Fanning, Paul (2012), Computer and structure: “Enhancement factors for the vertical response of footbridges subjected stochastic crowd loading”.

2. El-sayed Mashaly, Tarek M.Ebrahim, Hamdy Abou- Elfath, Omar A Ebrahim (2013), Structural Eng, Faculty of engineering, Alexandria university, Alexandria, Egypt: “Evaluating the vertical vibration response of footbridge using a response

spectrum approach” .

3. Mohammad Abojaradeh (2013) Faculty of Engineering, Department of Engineering, Zarqua University: “Evaluation of Pedestrian bridge and pedestrian safety in Jordan”.

4. Nguyễn Hữu Giáp và cộng sự (Đại học Công nghiệp Hà Nội) (2012), Luận văn cầu đi bộ.

5. Onanong Sangphong (2011) transportation Engineering, center for applied transportation anand logistic technology: “A study of Footbridge utilization behavior in NaKhon Ratchasima”.

6. Quốc Hùng và Lương Thiện (2012), “Cầu vượt vắng người đi”, báo Xã hội. 7. Mir Javed Rahman (2012), “Residents demand pedestrian bridges”,

www.thenews.com.pk

8. Ths.KTS. Nguyễn Hoàng Linh (2011), “Cầu vượt giao thông, cảnh quan đô thị”, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạp chí Kiến trúc Việt Nam.

9. W.Victor Anderson, Joanne McCall Delcan corporation (2011), Toronto, Ontario, Canada: “Design and construction of urban footbridges in Canada”.

10. Zheng Yang, Ying Jiang (2012), School of urban design, Wuhan university , Wuhan, China: “Discussion on Downtown area overpass pedestrian system” 11. http://tensegrity.wikispaces.com.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 50 - 55)