Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Trần Đại Nghĩa

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 26 - 28)

4. Luật Giao thông và các quy định dành cho người đi bộ (LAW): 3 biến

3.1.2. Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Trần Đại Nghĩa

a. Giới thiệu chung

Cầu vượt dành cho người đi bộ trên phố Trần Đại Nghĩa (gần cổng sau trường Đại học Kinh tế Quốc dân) thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội là cây cầu vượt bộ hành thứ 5 tại Hà Nội.

Cầu được thiết kế với kết cấu hệ dầm thép lắp ghép, kết cấu nhịp gồm 2 dầm dạng dầm hộp thép. Chiều dài nhịp chính là 18m, chiều dài toàn cầu là 21,5m, cầu rộng 3,5m. Kết cấu phần dưới gồm 2 trụ chính và 2 trụ cầu thang. Mỗi trụ hai cột bằng thép có đường kính 30cm. Kết cấu phần trên làm bằng thép hợp kim, mặt cắt ngang cầu gồm hai dầm hộp thép chiều cao 0.45m; bản mặt cầu bằng thép bề mặt có vân tạo ma sát chống trơn trượt; lan can cầu dạng thanh làm bằng thép mảnh. Cầu thang mỗi bên rộng 1,5m, cấu tạo cầu thang gồm 2 dầm thép dạng dầm hộp cao 0,27m. Bề mặt cầu thang và chiếu nghỉ đều làm bằng thép có vân tạo ma sát. Hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại, đảm bảo đủ chiếu sáng theo qui định. Tổng kinh phí xây dựng cầu lên tới 1.98 tỷ đồng.

b. Quá trình hình thành và sử dụng cầu

Công trình cầu đi bộ trên phố Trần Đại Nghĩa (Hà Nội) được khởi công xây dựng ngày 11/11/2009 và hoàn thành ngày 30/12/2009 với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Cơ khí 120. Cầu được xây dựng nhằm giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn đi lại cho người dân, và chủ yếu là các sinh viên cụm các trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng. Cho đến nay cầu đã sử dụng được hơn 4 năm và vẫn đang phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, sinh viên trong khu vực.

c. Đặc điểm của cầu

- Vị trí của cầu và điều kiện giao thông

Mặc dù ngay gần cổng sau trường Đại học Kinh tế Quốc dân - nơi tập trung rất nhiều sinh viên qua lại, nhưng luồng giao thông ở đây không phức tạp, lòng đường hẹp, ngoại trừ giờ sinh viên lên lớp hoặc tan lớp thì đoạn đường này rất vắng người, thông thoáng và không hề ùn tắc. Hơn nữa nhóm đối tượng mà cầu phục vụ ở đây

chính là những sinh viên đi bộ (đa phần là sinh viên từ kí túc xá – đại học Kinh tế Quốc dân) nhưng chiều đi về kí túc xá lại ngược chiều đặt cầu vượt bộ hành. Do đó, rất ít sinh viên sử dụng cầu này để đi bộ sang đường.

- Cơ sở vật chất

+ Mái che: Không có mái che mưa che nắng.

+ Thành cầu hở nên rất thoáng mát, người đi bộ sẽ không cảm thấy ngột ngạt, bí khí như cầu trên đường Giải Phóng - Lê Thanh Nghị.

+ Thiết kế đơn giản, không cầu kì, phức tạp, do được thiết kế lắp ghép cầu có thể được tháo rời ra và chuyển đến nơi khác khi không còn nhu cầu sử dụng ở đây nữa.

- Ý thức của người dân

Vấn đề nổi cộm nhất tại cầu vượt bộ hành Trần Đại Nghĩa là việc sử dụng cầu sai mục đích: Thay vì để đi bộ, người ta chiếm dụng cầu thành nơi bán trà đá, trà chanh vào các buổi tối, phục vụ nhu cầu tụ tập, tán gẫu của sinh viên trong khu vực.

d. Thực trạng của cầu qua khảo sát thực tế của nhóm nghiên cứu

- Nổi bật nhất với thiết kế đơn giản tiện lợi và rất thoáng mát

Hình 3.3: Cầu vượt bộ hành trên đường Trần Đại nghĩa

- Chiếm dụng cầu để bán trà chanh

Hình 3.4: Dùng cầu vượt bộ hành để bán trà chanh

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w