Xây dựng đường chuẩn cường độ hấp thụ nồng độ metyl da

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH KHOÁNG HÓA MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ HỌ AZO TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM BẰNG PHƯƠNG PHÁP FENTON ĐIỆN HÓA (Trang 111 - 113)

Đường chuẩn sự phụ thuộc cường độ hấp thụ vào nồng độ metyl da cam được xây dựng trên cơ sở 9 mẫu dung dịch Na2SO4 0,05 M, pH3 chứa metyl da cam với các nồng độ từ 0,0612 mM đến 0,13 mM. Phổ UV-Vis của 9 dung dịch được biểu diễn trên hình 3.41. Metyl da cam được đặc trưng bởi một dải phổ trong vùng nhìn thấy với cực đại hấp thụ tại bước sóng 501 nm, tương ứng với cấu trúc của liên kết azo trong phân tử metyl da cam, đây là vùng hấp thụ màu xanh da trời, chính vì vậy dung dịch metyl da cam tại pH3 có màu đỏ, màu bù của màu xanh da trời. Hấp thụ cực đại này tương ứng với sự chuyển mức n  *

của electron  ở liên kết đôi - N = N - trong phân tử metyl da cam. Ngoài ra còn 2 dải phổ khác ở bước sóng 280 và 215 nm, đặc trưng cho cấu trúc vòng benzen và gốc axit. Kết quả cho thấy, cường độ của các pic trên phổ UV-Vis giảm dần theo sự suy giảm nồng độ metyl da cam phù hợp với định luật Lambe-Bia.

Quan sát đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ hấp thụ cực đại tại bước sóng 501 nm vào nồng độ metyl da cam (hình 3.42) cho thấy, sự biến đổi cường độ hấp thụ theo nồng độ metyl da cam được đặc trưng bởi đường thẳng gần như tuyến tính, tương ứng với phương trình: y = 5,4707x + 1,1982 xác định theo phương pháp bình phương tối thiểu có độ chính xác R2

= 0,9959. Phương trình đường thẳng này được sử dụng để xác định nồng độ metyl da cam trong quá trình khoáng hóa bằng hiệu ứng Fenton điện hóa.

Hình 3.41. Phổ UV-Vis của metyl da cam ở các nồng độ khác nhau

Hình 3.42. Đường chuẩn sự phụ thuộc cường độ hấp thụ cực đại tại bước sóng 501 nm vào nồng độ metyl da cam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH KHOÁNG HÓA MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ HỌ AZO TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM BẰNG PHƯƠNG PHÁP FENTON ĐIỆN HÓA (Trang 111 - 113)