Các men bạch cầu trong máu bảo quản

Một phần của tài liệu Sản xuất và đánh giá chất lượng khối tiểu cầu lọc bạch cầu (Trang 26 - 27)

Bạch cầu hạt đời sống ngắn, trong máu bảo quản sau 48-72 giờ chúng chết và phân hủy, giải phóng ra nhiều thành phần nội bào nhƣ các men bạch cầu (Phosphatase, eslatase, LDH, Protease), histamine, serotonin,…hòa tan vào huyết tƣơng. Bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu hạt trung tính và mono/đại thực bào có rất nhiều men thuộc nhóm diệt khuẩn, tiêu đạm… do đời sống của bạch cầu trung tính rất ngắn (14 ngày kể từ khi mới sinh) nên trong máu bảo quản ngay trong tuần đầu bạch cầu hạt đã chết, giải phóng các chất trung gian từ các hạt đặc hiệu của bạch cầu vào huyết tƣơng máu bảo quản. Mức độ của các chất này cũng tăng theo thời gian bảo quản. Tƣơng tự nhƣ sự hình thành các cytokine, nếu loại bỏ bạch cầu thì các men này có mặt trong huyết tƣơng ở mức thấp [8].

Nhƣ chúng ta biết, các cytokine, các chất trung gian nhƣ serotonin, histamine, các men bạch cầu nhƣ: protease, phosphatase có lƣợng rất thấp trong máu, nay trong máu bảo quản tăng lên gấp hàng chục lần, sự tăng này đã gây các tác hại sau đây cho chất lƣợng máu bảo quản.

Trƣớc hết, do xuất hiện một số men bạch cầu làm pH máu bảo quản giảm, pH giảm gây nhiếu bất lợi, trong đó một số bất lợi đáng chú ý là tạo điều kiện hình thành các gốc tự do có nhiều tác hại [8].

18

Mặt khác men bạch cầu, nhất là protease, các gốc tự do, các cytokine (TNF) tác động lên màng hồng cầu làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của chúng làm cho hiệu quả trao đổi oxy của hồng cầu sẽ bị ảnh hƣởng, chất lƣợng máu truyền sẽ giảm sút.

Các chất trung gian nhƣ serotonin, histamine, prostaglandin…, các cytokine xuất hiện trong huyết tƣơng bảo quản sẽ gây các phản ứng sốt, dị ứng khi truyền máu, nếu nhiều ở các cá thể nhạy cảm có thể gây tụt huyết áp và sốc.

Ngoài ra, sự có mặt của bạch cầu còn lại khác nhƣ gây bệnh ghép chống chủ do truyền máu, gây phản ứng miễn dịch đồng loại làm giảm bạch cầu, tiểu cầu sau truyền máu, gây bệnh phổi cấp tính do kháng thể đặc hiệu bạch cầu làm kết dính bạch cầu vi mạch phổi. Sự có mặt của bạch cầu có thể làm lây nhiễm HIV do truyền máu trong giai đoạn cửa sổ không sang lọc đƣợc [8]. Vì các lý do trên, vấn đề tách và chuẩn hóa các thành phần máu, truyền máu từng thành phần, vấn đề loại bỏ bạch cầu bằng ly tâm hoặc lọc bạch cầu là một vấn đề có tính chiến lƣợc trong an toàn truyền máu.

Một phần của tài liệu Sản xuất và đánh giá chất lượng khối tiểu cầu lọc bạch cầu (Trang 26 - 27)