Định giá giá trị cộng hưởng thương vụ sáp nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thương vụ sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 64)

Phương pháp nghiên cứu

Để xác định giá trị của NH, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, áp dụng phương pháp định giá giá trị vốn cổ phần NH dựa trên mô hình hệ số P/B theo ROE đã được đề cập ở mục 2.2.2. Đồng thời tác giả sử dụng phần mềm Eviews 6 để

47

thực hiện ước lượng hồi quy mô hình nghiên cứu cũng như thực hiện kiểm định các khuyết tật.

Dựa trên cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu đã được đề cập ở mục 2.2.2. Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước được liệt kê sơ lược như sau:

- Bước 1: Thu thập và tính toán dữ liệu nghiên cứu là tỉ số P/B và ROE của 15 NHTM được chọn làm mẫu tại 2 thời điểm 31/12/2012 và 31/12/2013 (gọi tắt là năm 2012 và 2013).

- Bước 2: Tiến hành phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu đã tính toán để tìm ra 2 công thức hồi quy chung của hệ số P/B theo ROE vào 2 năm 2012 và 2013.

- Bước 3: Từ kết quả 2 phương trình hồi quy trên, tiến hành kiểm định các giả định hồi quy của từng phương trình để đảm bảo sự phù hợp của mô hình hồi quy bao gồm: (i) kiểm định T-student để kiểm định giả thiết về hệ số hồi quy và kiểm định F để kiểm định sự phù hợp của mô hình; (ii) kiểm định BG (Breusch – Godfrey) để phát hiện hiện tượng tự tương quan; (iii) kiểm định White để phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy vừa ước lượng.

- Bước 4: Từ công thức hồi quy mô hình hệ số P/B theo ROE năm 2012 và 2013, tiến hành tính toán giá trị của 2 NH trước sáp nhập (VA, VB) và NH sau sáp nhập (VAB). Từ đó tính toán giá trị cộng hưởng của thương vụ sáp nhập theo 2 hướng: dựa trên giá trị chung NH và dựa trên giá trị vốn cổ phần của NH.

Bảng 3.7: Bảng mô tả các biến đo lường sử dụng trong nghiên cứu Loại biến Tên

biến

Định

nghĩa Cách đo lường Nguồn dữ liệu

Biến phụ thuộc P/B Tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛

Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Biến độc lập ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

48

Mẫu nghiên cứu

Tính đến thời điểm 31/12/2013, Việt Nam tổng cộng có 06 NHTM Nhà nước, 35 NH TMCP và 05 NH 100% vốn nước ngoài (theo thống kê từ website của NHNN). Sau khi nghiên cứu nguồn số liệu của các NHTM như Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị, Bản cáo bạch và các nguồn đáng tin cậy khác… Nghiên cứu chọn ra 15 NH TMCP, bao gồm 8 NH đã niêm yết trên sàn chứng khoán với thông tin được công khai minh bạch và ghi nhận được sự biến động về giá cổ phiếu cùng với 7 NH khác có đầy đủ các số liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Tất cả các NH được chọn đều có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên, những NH được chọn có NH quy mô lớn lẫn nhỏ khác nhau, gồm các NHTM nhà nước và NH TMCP, 2 loại hình NH có số lượng nhiều nhất hệ thống hiện nay. Do đó, mẫu được lựa chọn có tính đại diện cho các NH trong ngành và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Xử lý số liệu nghiên cứu

Tác giả sử dụng phần mềm Excel để xử lý các dữ liệu cơ bản, tính toán các giá trị biến số cần thiết (hệ số P/B và ROE) đưa vào mô hình. Kết quả xử lý số liệu như sau:

Bảng 3.8: Kết quả xử lý số liệu mẫu nghiên cứu

Tên NH TMCP Ký hiệu 31/12/2012 31/12/2013

P/B ROE P/B ROE

1. Á Châu ACB 1,23 6,38% 1,16 6,58%

2. Công thương Việt Nam CTG 1,26 19,87% 0,93 13,25% 3. Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB 1,23 13,32% 1,05 4,32%

4. Quân đội MBB 0,91 20,49% 0,89 16,25%

5. Quốc dân NVB 0,67 0,07% 0,65 0,58%

6. Sài Gòn - Hà Nội SHB 0,48 0,34% 0,59 8,56% 7. Sài Gòn thương tín STB 1,61 7,10% 1,13 14,49% 8. Ngoại thương Việt Nam VCB 1,51 12,60% 1,47 10,43%

9. Đông Á DAF 0,77 9,69% 0,74 5,47%

10. Nam Á NamABank 0,52 5,62% 0,52 4,13%

11. Sài Gòn Công thương SGBank 0,66 8,69% 0,46 4,91% 12. Bưu điện Liên Việt LienVietpostbank 0,64 12,42% 0,78 7,72%

13. Sài Gòn SCB 0,40 0,56% 0,35 0,35%

14. Phương Đông OCB 0,69 6,07% 0,49 6,20%

15. Kỹ thương Việt Nam TCB 1,03 5,94% 0,81 4,84%

49

Kết quả nghiên cứu

Kết quả hồi quy mô hình hệ số P/B theo ROE năm 2012 như sau:

Bảng 3.9: Kết quả hồi quy mô hình hệ số P/B theo ROE năm 2012

Dependent Variable: PB Method: Least Squares Sample: 1 15

Included observations: 15

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.660012 0.156545 4.216117 0.0010

ROE 2.869823 1.483983 1.933865 0.0752

R-squared 0.263409 Mean dependent var 0.907074

Adjusted R-squared 0.226372 S.D. dependent var 0.383143

S.E. of regression 0.350388 Akaike info criterion 0.864014

Sum squared resid 1.596032 Schwarz criterion 0.958421

Log likelihood -4.480107 Hannan-Quinn criter. 0.863009

F-statistic 3.739835 Durbin-Watson stat 1.535836

Prob(F-statistic) 0.075200

Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mềm Eviews 6

Từ mô hình hồi quy trên thấy, biến độc lập ROE có xác suất (Prob) = 0,0752 = 7,52%. Điều này có thể giải thích rằng xác xuất 7,52% trường hợp biến độc lập ROE không tác động lên biến phụ thuộc P/B, tức với độ tin cậy hơn 90% có thể chấp nhận biến ROE có ảnh hưởng đến P/B. Đồng thời vì là mô hình hồi quy đơn biến nên có thể chấp nhận với R-squared = 26,34% giải thích thực tế.

Tiếp theo, trước khi sử dụng kết quả từ mô hình hồi quy, ta cần kiểm định xem mô hình có mắc phải một số khuyết tật hay không, cụ thể là mô hình có xảy ra các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan hoặc phương sai thay đổi hay không.

Theo đó, do mô hình đang sử dụng là mô hình đơn biến nên không thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Để kiểm định hiện tượng tự quan trong mô hình, nghiên cứu sử dụng kiểm định BG với tương quan bậc 2 để kiểm tra (Trần Đức Luân, 2009). Các giả thuyết như sau:

H0 : ρ = 0 (mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan) H1: ρ # 0 (mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan)

Bảng 3.10: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan mô hình hồi quy hệ số P/B theo ROE năm 2012

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.307924 Prob. F(2,11) 0.7411

Obs*R-squared 0.795268 Prob. Chi-Square(2) 0.6719

50

- Nhận xét: giá trị p-value= Pro(Obs*R-squared) = 0,6719 = 67,19% > α=5% nên ta bác bỏ H1, chấp nhận giả thuyết H0 , tức mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan. Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng kiểm định White để kiểm định mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi (Gujarati, 2004; Trần Đức Luân, 2009) với giả thuyết:

H0 : ρ = 0 (mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi) H1: ρ # 0 (mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi)

Nếu giá trị P-value < 5% thì bác bỏ giả thuyết H0, đồng nghĩa mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và ngược lại thì không. Kết quả kiểm định White như sau:

Bảng 3.11:Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi mô hình hồi quy hệ số P/B theo ROE năm 2012

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 0.679163 Prob. F(2,12) 0.5255

Obs*R-squared 1.525259 Prob. Chi-Square(2) 0.4664

Scaled explained SS 0.950106 Prob. Chi-Square(2) 0.6219

Nguồn: Tính toán của tác giả

- Nhận xét: Ta thấy Pro(Obs*R-squared) = 0,4664 = 46,64% > α=5% nên ta bác bỏ H1, chấp nhận giả thuyết H0 , tức mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. Như vậy, mô hình đang xét khá tốt và không xảy ra các khuyết tật, ta có thể sử dụng để xác định hệ số P/B của các ngân hàng trong năm 2012. Cụ thể công thức của mô hình hồi quy hệ số P/B theo ROE năm 2012 như sau:

𝐏

𝐁 = 𝟎, 𝟔𝟔 + 𝟐, 𝟖𝟕 ∗ 𝐑𝐎𝐄 (1)

Tương tự, kết quả hồi quy mô hình hệ số P/B theo ROE năm 2013 như sau:

Bảng 3.12: Kết quả hồi quy hệ số P/B theo ROE năm 2013

Dependent Variable: PB Method: Least Squares Sample: 1 15

Included observations: 15

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.541994 0.130539 4.151985 0.0011

ROE 3.600752 1.533715 2.347732 0.0354

R-squared 0.297747 Mean dependent var 0.801438

Adjusted R-squared 0.243727 S.D. dependent var 0.309458

S.E. of regression 0.269117 Akaike info criterion 0.336221

Sum squared resid 0.941508 Schwarz criterion 0.430628

Log likelihood -0.521659 Hannan-Quinn criter. 0.335216

F-statistic 5.511846 Durbin-Watson stat 2.213164

Prob(F-statistic) 0.035375

51

Từ kết quả trên ta thấy, chỉ có 3,54% (Prob ROE) khả năng biến độc lập ROE không tác động đến biến phụ thuộc P/B nên ta chấp nhận với độ tin cậy 95% ROE có ảnh hưởng đến P/B với 29,77% giải thích thực tế.

Đồng thời đây là mô hình hồi quy đơn biến nên không thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Kết quả kiểm định BG tương quan bậc 2 nhằm phát hiện hiện tượng tự tương quan trong mô hình như sau:

Bảng 3.13:Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan mô hình hồi quy hệ số P/B theo ROE năm 2013

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.214290 Prob. F(2,11) 0.8104

Obs*R-squared 0.562510 Prob. Chi-Square(2) 0.7548

Nguồn: Tính toán của tác giả

- Nhận xét: Ta thấy giá trị p-value = Prob (Obs*R-squared) = 0,7548 = 75,48% > α=5% nên ta bác bỏ H1, chấp nhận giả thuyết H0 , tức mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan.

Kết quả kiểm định White nhằm phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình như sau:

Bảng 3.14:Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi mô hình hồi quy hệ số P/B theo ROE năm 2013

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 0.689813 Prob. F(2,12) 0.5205

Obs*R-squared 1.546709 Prob. Chi-Square(2) 0.4615

Scaled explained SS 0.871670 Prob. Chi-Square(2) 0.6467

Nguồn: Tính toán của tác giả

- Nhận xét: Ta thấy giá trị p-value = Prob(Obs*R-squared) = 0,4615 = 46,15% > α=5% nên ta bác bỏ H1, chấp nhận giả thuyết H0 , tức mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.

Như vậy có thể thấy, mô hình hồi quy cũng không có các khuyết tật và có biến ROE được chấp nhận với độ tin cậy 95%, tương ứng mức ý nghĩa 5%, ta được công thức hệ số P/B theo ROE năm 2013 như sau:

𝐏

52

Định giá giá trị cộng hưởng của thương vụ sáp nhập

Trước khi sáp nhập (31/12/2012), giá trị của 2 NH (VA, VB) được tính toán dựa vào công thức hồi quy hệ số P/B theo ROE năm 2012 (hàm (1)) như bảng sau:

Bảng 3.15: Giá trị 2 NH trước sáp nhập (31/12/2012)

Chỉ tiêu DaiABank HDBank

ROE 5,54% 7,30% BVPS 10.895 đồng/cp 10.787 đồng/cp Số cp 310.000.000 500.000.000 Giá trị nợ 14.531 (tỷ đồng) 47.389 (tỷ đồng) P/B (hàm (1)) = 0,66 + 2,87*5,54% = 0,82 = 0,66 + 2,87*7,30% = 0,87 P = 0,82 * 10.895 = 8.927 (đồng) = 0,87 * 10.787 = 9.380 (đồng) Giá trị vốn cổ phần = 8.923 * 310.000.000 = 2.767 (tỷ đồng) = 9.380 * 500.000.000 = 4.690 (tỷ đồng) Giá trị vốn cổ phần + nợ = 2.767 + 14.531 = 17.298 (tỷ đồng) = 4.690 + 47.389 = 52.079 (tỷ đồng)

Nguồn: Tính toán của tác giả

Giá trị của NH sau khi sáp nhập (31/12/2013) dựa vào công thức hồi quy hệ số P/B theo ROE năm 2013 (hàm (2)):

Bảng 3.16: Giá trị của NH sau sáp nhập (31/12/2013)

Chỉ tiêu HDBank sau sáp nhập

ROE 5,66% BVPS 10.617 đồng/cp Số cp 810.000.000 Giá trị nợ 77.627 (tỷ đồng) P/B (hàm (2)) = 0,54 + 3,6 * 5,66% = 0,74 P = 0,74 * 10.617 = 7.918 (đồng) Giá trị vốn cổ phần = 7.918 * 810.000.000 = 6.414 (tỷ đồng) Giá trị vốn cổ phần + nợ = 6.414 + 77.627 = 84.041

53

Bảng 3.17: Giá trị cộng hưởng của thương vụ sáp nhập

ĐVT: tỷ đồng

DaiABank HDBank HDBank*

Giá trị 2 NH độc lập trước sáp nhập 17.298 52.079

Tổng giá trị 2 NH trước sáp nhập 69.377

Giá trị NH sau sáp nhập 84.041

Giá trị cộng hưởng (dựa trên giá trị NH) 14.664

Giá trị vốn cổ phần 2 NH độc lập trước sáp nhập 2.767 4.690 Tổng giá trị vốn cổ phần 2 NH trước sáp nhập 7.457 Giá trị vốn cổ phần NH sau sáp nhập 6.414

Giá trị cộng hưởng (dựa trên giá trị vốn cổ phần)

(1.043)

*: NH sau sáp nhập

Nguồn: Tính toán của tác giả

Đánh giá kết quả phân tích

Từ kết quả phân tích, việc định giá giá trị cộng hưởng của thương vụ sáp nhập DaiABank vào HDBank tại thời điểm tính toán cho ta 2 kết quả. Nếu dựa vào giá trị chung của NH, bao gồm giá trị thị trường của vốn cổ phần và giá trị nợ, thương vụ sáp nhập đạt giá trị cộng hưởng khoảng 14.664 tỷ đồng. Ngược lại, khi đánh giá dựa trên giá trị vốn cổ phần của NH thì giá trị cộng hưởng đang mang giá trị âm 1.043 tỷ đồng. Lợi ích của giá trị cộng hưởng được tính toán dựa trên giá trị chung của NH đến từ sự tăng trưởng trong quy mô của NH sau sáp nhập. Với mạng lưới được mở rộng nhanh chóng sau thương vụ sáp nhập đã giúp NH dễ dàng nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình, là yếu tố chính giúp cho giá trị nợ của NH sau sáp nhập rất cao.

Tuy nhiên, nếu tính toán lợi ích cộng hưởng dựa trên giá trị thị trường của vốn cổ phần, tức đánh giá lại giá của cổ phiếu các cổ đông nắm giữ, thì giá trị cộng hưởng đang mang giá trị âm 1.043 tỷ đồng, tức đến thời điểm 31/12/2013 có thể thấy thương vụ sáp nhập chưa mang lại hiệu quả cho chủ sở hữu, tức cổ đông của 2 NH so với thời điểm trước sáp nhập (31/12/2012). Nguyên nhân của kết quả này cũng như những nội dung

54

đã được phân tích ở phần 3.3.1, là do kết quả hoạt động kinh doanh của NH sau sáp nhập trong năm 2013 không cao và các chỉ tiêu sinh lời đều giảm so với trước sáp nhập.

Đồng thời, cũng do tình hình hoạt động toàn ngành kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong năm 2013 đầy khó khăn và thách thức bên cạnh việc NHNN giảm mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay đã ảnh hưởng đến số liệu hoạt động kinh doanh của các NHTM, trong đó có các NHTM được chọn làm mẫu phân tích. Đặc biệt một vấn đề cần quan tâm là vì khóa luận được thực hiện trong thời gian phần lớn các NH vẫn chưa công bố thông tin mới nhất để tác giả có thể phân tích tại thời điểm gần nhất nên các số liệu nghiên cứu hầu như được chọn tại thời điểm 31/12/2013.

Mặt khác, trong năm 2013, thương vụ sáp nhập giữa DaiABank và HDBank được chính thức diễn ra vào tháng 11/2013, trước đó cả 2 NH đều hoạt động độc lập với nhau nên quá trình hoạt động chung của NH từ sau sáp nhập đến thời điểm phân tích là khá ngắn.

Một vấn đề khác là do mô hình nghiên cứu được sử dụng để xác định giá trị cộng hưởng là mô hình đơn biến nên vẫn chưa đánh giá được sự tác động của những yếu tố khác như đã đề cập ở phần 2.2.2. Chính vì thế, kết quả chỉ mang tính tham khảo tại thời điểm các số liệu được nghiên cứu sử dụng. Và những nghiên cứu mang tính mở rộng hơn cần được thực hiện trong tương lai để kiểm chứng tính hiệu quả của thương vụ sáp nhập trong bối cảnh hiện tại còn nhiều vấn đề tác động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Có thể thấy, HDBank và DaiABank trước sáp nhập đều là những NH hoạt động ổn định và có truyền thống lâu đời. Nếu HDBank có thế mạnh ở việc hoạt động tốt ở các hoạt động như ủy thác đầu tư, mua bán chứng khoán bên cạnh hoạt động cấp tín dụng thì DaiABank lại có thị trường “truyền thống” ở vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là Đồng Nai. Các động cơ để thương vụ diễn ra có thể kể đến như quá trình tái cơ cấu hệ thống NH đang được triển khai mạnh mẽ; chiến lược tái cấu trúc và tham vọng của HDBank trở thành một ngân hàng hiện đại, đa năng; và đặc biệt là sự kiện “bầu Kiên”

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thương vụ sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)