Các lý do thúc đẩy hoạt động M&A các NH tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thương vụ sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25 - 29)

Đề án 254 của Chính phủ về “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” và các động thái tích cực của NHNN

NHNN cho rằng, sáp nhập, hợp nhất NH là xu hướng tất yếu và khách quan hiện nay để nâng cao khả năng cạnh tranh. Sáp nhập, hợp nhất NH đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các NH đứng riêng rẽ nhờ đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô lớn hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, mạng lưới phân phối... Ngày 18/10/2011, NHNN đã thông tin về quan điểm và định hướng triển khai chủ trương tái cấu trúc hệ thống NH mà Trung ương Đảng vừa đưa ra. Theo đó, NHNN đưa ra bốn quan điểm và nguyên tắc cơ bản đối với quá trình tái cơ cấu này. Trong đó, quan điểm thứ 3 về việc sáp nhập, hợp nhất NH theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan.

Ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành đề án về việc “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” với mục tiêu cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc. “Trong giai đoạn 2011 – 2015 tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD, nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động NH. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1 – 2 NH thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các NH trong khu vực” (Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015, trang 1). Theo đó, khuyến khích việc tái cơ cấu NH yếu kém được thực hiện thông qua các giải pháp như sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở tự nguyện hoặc cơ cấu lại cổ đông lớn, đảm bảo các cổ đông có đủ năng lực tài chính, để đưa thêm vốn vào xử lý các tổn thất theo yêu cầu tái cơ cấu, có kinh nghiệm chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản trị, điều hành NH. Đến nay, NHNN đã trình báo cáo Thủ tướng và phê duyệt 11 phương án cơ cấu lại NH TMCP yếu kém. Tuy nhiên NHNN cũng thừa nhận quá trình triển khai đề án 254 đã phát sinh những khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Nguyên nhân chính là vì quyền lợi cá nhân, một số cổ đông lớn của các NH TMCP yếu kém, thiếu sự hợp tác hoặc chống đối với chính sách, biện pháp cơ cấu lại của NHNN. Để sẵn sàng xử lý trường hợp các phương án tái cơ cấu do NH đề xuất không khả thi (trong đó có nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu hợp tác từ phía các cổ đông lớn), NHNN đã trình Thủ tướng ban hành quyết định về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, NHNN sẽ được quyền yêu cầu các cổ đông

18

nắm quyền kiểm soát, chi phối của các TCTD phải chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho NHNN hoặc TCTD được chỉ định.

Đề án được xem là một nỗ lực về mặt pháp lý sớm nhất và quan trọng nhất trong việc tái cấu trúc hệ thống NH, tạo hành lang rộng để xử lý các NH yếu kém và đề ra một lộ trình cho đến năm 2015. Theo đó, Việt Nam cần phát triển một hệ thống các TCTD có quy mô lớn hơn, chất lượng và hiệu quả hoạt động tốt hơn. Với những hậu thuẫn này của NHNN, chắc chắn hoạt động M&A giữa các NH sẽ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế sâu sắc thì hệ thống các TCTD cũng cần phải được củng cố và phát triển để có đủ khả năng tận dụng cơ hội phát triển mới và đối phó với những thách thức từ bên ngoài như khủng hoảng, biến động bất lợi của thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế.

Các NH trong nước nhìn chung có năng lực tài chính còn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp

Trong suốt nhiều năm vừa qua, hệ thống tài chính Việt Nam “bùng nổ” về số lượng, với 5 NH thương mại nhà nước, với 2 NH thương mại đã cổ phần hóa là Vietcombank và VietinBank; 37 NH thương mại cổ phần, với 13 NH thương mại chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên thành thị; 40 chi nhánh NH nước ngoài; 5 NH 100% vốn nước ngoài; 5 NH liên doanh 18 công ty tài chính; 12 công ty cho thuê tài chính; 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (tính đến tháng 9/2013). Tuy nhiên, sự tăng trưởng của hệ thống tài chính NH chỉ đơn thuần về mặt số lượng mà lại thường không đi kèm với sự cải thiện về chất lượng, hiệu quả hoạt động tương xứng. Có thể thấy, thị trường đang tồn tại nhiều NH có quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng hoặc là “sân sau” của các tập đoàn lớn. Hoạt động trong một môi trường vốn được xem là cực kỳ quan trọng trong việc điều phối nguồn vốn của nền kinh tế và có mức độ cạnh tranh khá cao, tất yếu sẽ dẫn đến việc một số NH hoạt động không hiệu quả sẽ phải gặp khó khăn, thậm chí là phá sản. Điều này sẽ đem lại một hệ quả mang tính hệ thống cho cả ngành nói chung và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế nói riêng. Vì vậy, các NH nhỏ cần sáp nhập với nhau hoặc với NH lớn hơn nhằm hình thành tổ chức mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Vậy đây chính là thời điểm để thị trường ngành NH Việt Nam cơ cấu lại và có những điều chỉnh hợp lý để hoạt động ổn định, an toàn và phát triển hơn. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ các NHTM phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010. Tuy nhiên đến thời gian đó vẫn còn khoảng 9 NHTM chưa đáp ứng được mức vốn tối thiểu nói trên khiến NHNN phải gia hạn quy định đến cuối năm 2011 nhằm tránh một số tiêu cực mà các NH chưa thể đáp ứng đúng quy định có thể thực hiện để nhằm “lách luật”, từ đó có thể gây bất ổn đến thị trường tài chính. Đến hiện nay hầu như các NHTM đều đã đáp ứng được quy định về vốn điều lệ nhưng nhìn chung đều đã phải rất vất cả để huy động nguồn lực để tăng vốn, đồng thời quy mô vẫn còn nhỏ.

19

Hình 2.1 Quy mô vốn điều lệ của các NHTM tại Việt Nam đến tháng 7/2014

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: infonet

Hiện tại toàn hệ thống đang có đến 37 NH thương mại. Trong số đó vẫn có 12 NH có vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ, trong đó có 6 NH với số vốn tròn 3.000 tỷ - tối thiểu theo quy định của NHNN – đó là BaoVietBank, KienLongBank, NamABank, PGBank, VietcapitalBank và VietBank. Về phía các NH có vốn điều lệ lớn dẫn đầu trong hệ thống hiện nay như Vietinbank, Agribank, BIDV, Vietcombank đều có vốn điều lệ hơn 25.000 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu so sánh với các nước trong khu vực thì quy mô vốn của các NH này tương ứng chỉ từ 1 đến dưới 2 tỷ USD và vẫn còn rất khiêm tốn so với khu vực. Chẳng hạn như Bangkok Bank, NH lớn nhất Thái Lan, có quy mô vốn lên đến 9,18 tỷ

37.234 28.722 28.112 26.650 12.425 12.355 12.295 11.256 9.377 9.000 8.878 8.866 8.100 8.000 7.500 6.460 6.347 5.550 5.466 5.000 4.798 4.250 4.000 4.000 3.750 3.700 3.234 3.098 3.080 3.018 3.010 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 Vietinbank Agribank BIDV Vietcombank Sacombank Eximbank SCB MB ACB PVcombank Techcombank SHB HDBank Maritimebank-2013 VNCB LienVietPostBank VPBank TPBank SeABank-2013 DongABank ABBank VIB SouthernBank-2013 Oceanbank MDBank-2013 BacABank-2013 OCB VietABank SaiGonBank GPBank-2010 NCB VietCapitalBank PGBank VietBank NamABank KienLongBank BaoVietBank

20

USD (năm 2013) vẫn cao hơn rất nhiều khi so với tổng quy mô vốn của 4 NH lớn nhất Việt Nam gộp lại.

Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của các hệ thống NH ở mức khá thấp so với mức độ rủi ro cũng như trong khu vực và trên thế giới. Một số NH nhỏ đã tập trung gia tăng tín dụng quá mức trong các năm trước, vượt quá khả năng huy động vốn và phải lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường liên NH. Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm lãi suất, nguồn vốn huy động khó khăn, thanh khoản của các NH này suy giảm mạnh đe doạ đến an toàn hệ thống. Điều này buộc các NH nhỏ sẽ tìm kiếm cơ hội sáp nhập với nhau hoặc với NH lớn hơn để có thể đáp ứng được yêu cầu về vốn. Những NH yếu kém sẽ phải rời khỏi cuộc chơi, qua đó nâng cao tính ổn định của cả hệ thống.

Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp, NH nước ngoài

Tính đến nay tại Việt Nam có 5 NH 100% vốn nước ngoài gồm HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan, Hong Leong và hơn 30 chi nhánh của các NH nước ngoài. Và xu hướng các NH nước ngoài mua cổ phiếu của NH trong nước ngày càng lớn. đặc biệt khối chi nhánh NH nước ngoài lại tiếp tục đầu tư mạnh vốn vào Việt Nam.

Sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài trong các thương vụ M&A của Việt Nam đã thể hiện rõ mức thu hút của thị trường Việt Nam và nhu cầu thâm nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Việc Chính phủ vào đầu năm 2014 đã ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NH nội đã phần nào mở ra cơ hội cho nhà đầu tư. Nghị định trên quy định, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam, tăng 5% so với quy định cũ chỉ giới hạn mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15%. Tuy nhiên, Nghị định cũng nêu rõ, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam, trừ trường hợp nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thì tỷ lệ này là không được vượt quá 20%. Tuy tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM, nhưng điều đáng quan tâm đó chính là trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống, Chính phủ Việt Nam sẽ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một NH cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể. Có thể thấy các doanh nghiệp nước ngoài thường có ưu thế hơn về kinh nghiệm, trình độ quản lý trong việc tiến hành các hoạt động M&A và cả tiềm lực tài chính để thực hiện các thương vụ có giá trị lên tới hàng chục triệu USD. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các cam kết của Tổ chức Thương

21

mại Quốc tế (WTO), hoạt động M&A là biện pháp tối ưu để các NH nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước hiệu quả mà không mất chi phí thành lập, xây dựng thương hiệu hay thị phần ban đầu vì có thể khai thác và tận dụng nguồn lực có sẵn từ các đối tác trong nước.

Thời gian qua tại Việt Nam cũng đã ghi nhận một số thương vụ đầu tư chiến lược của NH nước ngoài vào các NHTM tại Việt Nam như NH Mizuho mua lại 15% cổ phần của Vietcombank, Tokyo Misubishi UFJ trở thành cổ đông chiến lược của Vietinbank với tỷ trọng sở hữu đạt con số 20% hoặc Maybank đầu tư 15% vốn ABBank.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thương vụ sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25 - 29)