HIỆU QUẢ CỦA THƯƠNG VỤ SÁP NHẬP

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thương vụ sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 50)

3.3.1. Hoạt động của NH sau sáp nhập

Để phân tích hiệu quả hoạt động của NH sau sáp nhập, khóa luận chọn thời điểm 2 NH trước sáp nhập (ngày 31/12/2012 theo BCTC năm 2012 của 2 NH) và so sánh với thời điểm NH sau sáp nhập (ngày 31/12/2013 theo BCTC năm 2013 của NH sau sáp nhập) để tiến hành phân tích và đưa ra nhận xét, đánh giá.

Quy mô NH sau sáp nhập

Hình 3.5: Quy mô hoạt động của NH trước và sau sáp nhập

ĐVT: tỷ đồng

*: NH sau sáp nhập

Nguồn: BCTC các NH

Sau sáp nhập, HDBank đã có vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng, bằng với tổng vốn điều lệ của 2 NH trước sáp nhập. Đồng thời với việc sáp nhập, tổng số nhân viên của NH tại thời điểm 31/12/2013 lên đến 4.953 người (tăng 122% so với HDBank trước sáp nhập và 37% so với 2 NH trước sáp nhập). Cụ thể trong năm 2013, để chuẩn bị cho quá trình sáp nhập và mở rộng mạng lưới, NH đã tuyển dụng 608 nhân sự mới, bên cạnh đó bổ nhiệm 278 cán bộ quản lý và có 373 trường hợp nghỉ việc. Đồng thời, các yếu tố thể hiện quy mô tài sản cũng tăng khá mạnh với tổng tài sản đạt 86.227 tỷ đồng (tương ứng mức tăng hơn 22% so với tổng tài sản của 2 NH trước sáp nhập). Trong đó, tổng vốn huy động đạt 76.304 tỷ đồng và tổng dư nợ là 44.030 tỷ đồng, lần lượt tương ứng mức tăng 57% và 45% so với tổng vốn huy động và tổng dư nợ 2 NH trước sáp nhập.

17.910 14.192 9.159 1.394 3.100 52.783 34.262 21.148 2.227 5.000 86.227 76.304 44.030 4.953 8.100 Tổng tài sản Tổng vốn huy động Tổng dư nợ Tổng số nhân viên (người) Vốn điều lệ

43

Hình 3.6: Mạng lưới hoạt động của NH trước và sau sáp nhập

*: NH sau sáp nhập

Nguồn: tổng hợp từ internet

Có thể thấy hiệu quả đầu tiên NH sau sáp nhập đạt được là sự gia tăng ở quy mô NH. Các yếu tố tài sản đều có sự tăng trưởng mạnh, điều mà một NH độc lập sẽ khó mà đạt được. Bên cạnh đó mạng lưới hoạt động của HDBank sau sáp nhập cũng được gia tăng. Từ 125 điểm giao dịch ban đầu, sau sáp nhập HDBank đã có hơn 210 điểm giao dịch vào cuối năm 2013. Trong hệ thống mạng lưới HDBank đã thành lập thêm khu vực Đại Á bên cạnh các khu vực miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Tp. HCM và miền Tây trước đây. Khu vực Đại Á bao gồm toàn bộ các điểm giao dịch của DaiABank trước sáp nhập. Hội sở của DaiABank trước sáp nhập cũng trở thành văn phòng điều hành của Ban Điều hành Khu vực Đại Á. Việc được mở rộng mạng lưới một cách nhanh chóng là một thuận lợi cực kỳ lớn khi mà hiện nay NHNN đang rất thận trọng trong việc cho phép các NHTM mở thêm điểm giao dịch. Sau khi hoạt động đã dần ổn định sau sáp nhập thì đến tháng 11/2014 HDBank cũng đã mở thêm nhiều điểm giao dịch mới giúp NH phủ sóng thêm nhiều tỉnh thành lớn trên cả nước như: Lâm Đồng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Gia Lai, Huế,…

Lợi ích của việc sáp nhập

Đối với NH:

Bên cạnh việc tăng trưởng vượt bậc về quy mô hoạt động và mạng lưới, thương vụ sáp nhập cũng giúp HDBank đạt một số giá trị lợi ích như sau:

- Nâng cao năng lực quản trị điều hành và quản trị rủi ro khi NH sau sáp nhập thừa hưởng được bộ máy lãnh đạo của cả HDBank và DaiABank. HĐQT của HDBank sau

0 20 40 60 80 100 120 140 160

DaiABank HDBank HDBank*

DaiABank HDBank HDBank*

Quỹ tiết kiệm 2 21 23

Phòng giao dịch 49 75 135

Chi nhánh 13 28 52

44

sáp nhập bên cạnh 7 thành viên được bầu trước đó đã bổ sung thêm 2 thành viên mới theo tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông mới hoán đổi cổ phiếu. Không những thế còn là hệ thống văn bản, quy chế, quy trình, cơ chế quản trị và hệ thống CNTT hiện đại của 2 NH. - Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo tiền đề để thúc đẩy và phát triển hoạt động sau sáp nhập do NH có thể tăng khả năng cung ứng dịch vụ và sản phẩm cho khách hàng với danh mục sản phẩm dịch vụ được gia tăng.

- Giám đốc đầu tư HDBank từng nhấn mạnh, một trong những yếu tố thuộc danh sách kiểm tra trong quá trình hậu M&A, ở góc độ bán hàng và khách hàng là "Xem xét cơ hội bán chéo sản phẩm". Sáp nhập giúp NH phát triển sản phẩm doanh nghiệp đồng bộ với sản phẩm cho khách hàng cá nhân và chú trọng sản phẩm bán lẻ của NH.

- Có sự hậu thuẫn từ mạng lưới khách hàng, đối tác chiến lược và cổ đông hoạt động trong các lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là khi DaiABank cũng có một lượng khách hàng thuộc phân khúc SME mà HDBank đang hướng đến trong quá triển khai chiến lược phát triển. Bên cạnh đó là các đối tượng khách hàng của DaiABank mà HDBank có thế mạnh như nhà ở (Housing), tiêu dùng,…

- Gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu của HDBank trên thị trường Ngân hàng với hơn 1.121 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc thông qua các điểm giao dịch, máy ATM,…

- Tiết giảm đáng kể chi phí cho việc đầu tư khảo sát mở rộng thị trường, chi phí vận hành và thời gian phát triển mạng lưới mới.

- Tăng cường khả năng khai thác thị trường bán lẻ, đặc biệt tại các khu vực kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. HCM và khu vực Đông Nam Bộ - vốn được xem là các vùng trọng điểm kinh tế của cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với cộng đồng, xã hội và Nhà nước:

- Góp phần lành mạnh hóa và tăng hiệu quả hoạt động của các TCTD trên thị trường tài chính Việt Nam. Từ đó giúp cho việc cạnh tranh giữa các TCTD sẽ mạnh mẽ hơn, tạo động lực tốt phát triển kinh tế.

- Đóng góp thêm cho ngân sách tài chính nhà nước thông qua tài khóa thuế khi khả năng sinh lời của NH sau sáp nhập được đẩy mạnh. Việc sáp nhập được kỳ vọng sẽ giúp HDBank hoạt động tốt hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn và từ đó thuế thu nhập doanh nghiệp mà NH sẽ đóng cho ngân sách nhà nước sẽ tăng lên.

- Tiết kiệm chi phí quản lý hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là NHNN do đã giảm bớt số lượng định chế tài chính trên thị trường.

- Các hoạt động xã hội tích cực được đẩy mạnh hơn nhờ sự vững mạnh về tài chính và thay đổi về tầm nhìn quản trị.

45

Kết quả hoạt động của NH sau sáp nhập

Hình 3.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH trước và sau sáp nhập

ĐVT: tỷ đồng

*: NH sau sáp nhập

Nguồn: BCTC các NH

Như đã phân tích ở phần trên, HDBank sau sáp nhập đạt được sự hiệu quả ở quy mô tài sản, hệ thống mạng lưới hoạt động gia tăng tuy nhiên kết quả lợi nhuận hoạt động của NH hầu như bị giảm sút. Thu nhập lãi thuần của NH sau sáp nhập chỉ đạt 309 tỷ, tương ứng chỉ khoảng 21% tổng thu nhập của HDBank. Tuy đạt tổng thu nhập là 1.442 tỷ đồng nhưng với việc mạng lưới được mở rộng nhanh đã khiến NH tốn nhiều chi phí hoạt động làm cho lợi nhuận thuần chỉ còn lại 432 tỷ đồng. Mặt khác, với việc sáp nhập HDBank phải gánh chịu các khó khăn trong hoạt động kinh doanh của DaiABank, nhất là khoản nợ xấu cũng khiến khoản chi phí trích lập DPRRTD tăng làm cho lợi nhuận trước thuế của NH chỉ còn 240 tỷ đồng (mức trích lập dự phòng gần 200 tỷ đồng). Theo đó, những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như của ngành ngân hàng, nhất là quá trình giảm chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiền gửi theo quy định của NHNN là một trong những nguyên nhân chính của việc lợi nhuận giảm sút trên. Đồng thời một nguyên nhân khác là do NH vừa mới sáp nhập, vẫn chưa ổn định sau hoạt động, nhất là các điểm giao dịch của DaiABank sáp nhập vào chưa được định hướng hoạt động kịp thời theo chiến lược của HDBank dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả.

754 866 410 246 191 850 1.522 726 427 326 309 1.442 432 240 218

Lãi thuần Thu nhập hoạt động LN Thuần EBIT EAT DaiABank HDBank HDBank*

46

Bảng 3.6: So sánh một số chỉ tiêu sinh lời của NH trước và sau sáp nhập DaiABank (31/12/2012) HDBank (31/12/2012) HDBank* (31/12/2013) EPS (VNĐ/CP) 616 814 434 ROE 5,54% 7,30% 5,66% ROA 0,95% 0,67% 0,57% Tỉ lệ nợ xấu 5,28% 2,35% 3,67% *: NH sau sáp nhập Nguồn: BCTC các NH

Xét về hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ số tài chính của HDBank sau sáp nhập có thể thấy việc sáp nhập chưa đem lại những tín hiệu khả quan, thậm chí là giảm sút đối với NH. Các yếu tố đo lường lợi nhuận như EPS, ROE, ROA đều đạt mức trung bình, thậm chí là thấp hơn khi so với HDBank hay DaiABank trước khi sáp nhập. Ngoài những nguyên nhân đã được phân tích ở trên, đặc biệt là tỉ lệ nợ xấu ở mức 3,67% đã cao hơn so với chủ trương của NHNN là 3% cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự giảm sút của các chỉ số sinh lời do HDBank buộc phải tăng trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay.

Nhìn chung về hiệu quả hoạt động, lợi nhuận của HDBank sau sáp nhập có vẻ vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của các cổ đông khi các chỉ tiêu sinh lời sau sáp nhập vẫn chưa cao. Tuy nhiên đây mới là số liệu được hợp nhất từ số liệu tài chính của 2 bên và việc sáp nhập vừa được diễn ra vào tháng 11 cuối năm 2013 trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Tức trong phần lớn khoảng thời gian năm 2013, 2 NH hầu như hoạt động độc lập và việc sáp nhập DaiABank đã khiến HDBank phải gánh chịu một số vấn đề bất ổn về hoạt động kinh doanh của DaiABank. “Vạn sự khởi đầu nan”, các chỉ số tuy thấp hơn nhưng vẫn ở một mức độ chấp nhận được trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn. Đồng thời, với “sức khỏe” vốn ổn định từ trước của 2 NH cũng là tiền đề để HDBank khắc phục những khó khăn nhất thời để tăng trưởng và phát triển bền vững.

3.3.2. Định giá giá trị cộng hưởng thương vụ sáp nhập

Phương pháp nghiên cứu

Để xác định giá trị của NH, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, áp dụng phương pháp định giá giá trị vốn cổ phần NH dựa trên mô hình hệ số P/B theo ROE đã được đề cập ở mục 2.2.2. Đồng thời tác giả sử dụng phần mềm Eviews 6 để

47

thực hiện ước lượng hồi quy mô hình nghiên cứu cũng như thực hiện kiểm định các khuyết tật.

Dựa trên cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu đã được đề cập ở mục 2.2.2. Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước được liệt kê sơ lược như sau:

- Bước 1: Thu thập và tính toán dữ liệu nghiên cứu là tỉ số P/B và ROE của 15 NHTM được chọn làm mẫu tại 2 thời điểm 31/12/2012 và 31/12/2013 (gọi tắt là năm 2012 và 2013).

- Bước 2: Tiến hành phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu đã tính toán để tìm ra 2 công thức hồi quy chung của hệ số P/B theo ROE vào 2 năm 2012 và 2013.

- Bước 3: Từ kết quả 2 phương trình hồi quy trên, tiến hành kiểm định các giả định hồi quy của từng phương trình để đảm bảo sự phù hợp của mô hình hồi quy bao gồm: (i) kiểm định T-student để kiểm định giả thiết về hệ số hồi quy và kiểm định F để kiểm định sự phù hợp của mô hình; (ii) kiểm định BG (Breusch – Godfrey) để phát hiện hiện tượng tự tương quan; (iii) kiểm định White để phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy vừa ước lượng.

- Bước 4: Từ công thức hồi quy mô hình hệ số P/B theo ROE năm 2012 và 2013, tiến hành tính toán giá trị của 2 NH trước sáp nhập (VA, VB) và NH sau sáp nhập (VAB). Từ đó tính toán giá trị cộng hưởng của thương vụ sáp nhập theo 2 hướng: dựa trên giá trị chung NH và dựa trên giá trị vốn cổ phần của NH.

Bảng 3.7: Bảng mô tả các biến đo lường sử dụng trong nghiên cứu Loại biến Tên

biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định

nghĩa Cách đo lường Nguồn dữ liệu

Biến phụ thuộc P/B Tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛

Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Biến độc lập ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

48

Mẫu nghiên cứu

Tính đến thời điểm 31/12/2013, Việt Nam tổng cộng có 06 NHTM Nhà nước, 35 NH TMCP và 05 NH 100% vốn nước ngoài (theo thống kê từ website của NHNN). Sau khi nghiên cứu nguồn số liệu của các NHTM như Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị, Bản cáo bạch và các nguồn đáng tin cậy khác… Nghiên cứu chọn ra 15 NH TMCP, bao gồm 8 NH đã niêm yết trên sàn chứng khoán với thông tin được công khai minh bạch và ghi nhận được sự biến động về giá cổ phiếu cùng với 7 NH khác có đầy đủ các số liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Tất cả các NH được chọn đều có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên, những NH được chọn có NH quy mô lớn lẫn nhỏ khác nhau, gồm các NHTM nhà nước và NH TMCP, 2 loại hình NH có số lượng nhiều nhất hệ thống hiện nay. Do đó, mẫu được lựa chọn có tính đại diện cho các NH trong ngành và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Xử lý số liệu nghiên cứu

Tác giả sử dụng phần mềm Excel để xử lý các dữ liệu cơ bản, tính toán các giá trị biến số cần thiết (hệ số P/B và ROE) đưa vào mô hình. Kết quả xử lý số liệu như sau:

Bảng 3.8: Kết quả xử lý số liệu mẫu nghiên cứu

Tên NH TMCP Ký hiệu 31/12/2012 31/12/2013

P/B ROE P/B ROE

1. Á Châu ACB 1,23 6,38% 1,16 6,58%

2. Công thương Việt Nam CTG 1,26 19,87% 0,93 13,25% 3. Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB 1,23 13,32% 1,05 4,32%

4. Quân đội MBB 0,91 20,49% 0,89 16,25%

5. Quốc dân NVB 0,67 0,07% 0,65 0,58%

6. Sài Gòn - Hà Nội SHB 0,48 0,34% 0,59 8,56% 7. Sài Gòn thương tín STB 1,61 7,10% 1,13 14,49% 8. Ngoại thương Việt Nam VCB 1,51 12,60% 1,47 10,43%

9. Đông Á DAF 0,77 9,69% 0,74 5,47%

10. Nam Á NamABank 0,52 5,62% 0,52 4,13%

11. Sài Gòn Công thương SGBank 0,66 8,69% 0,46 4,91% 12. Bưu điện Liên Việt LienVietpostbank 0,64 12,42% 0,78 7,72%

13. Sài Gòn SCB 0,40 0,56% 0,35 0,35%

14. Phương Đông OCB 0,69 6,07% 0,49 6,20%

15. Kỹ thương Việt Nam TCB 1,03 5,94% 0,81 4,84%

49

Kết quả nghiên cứu

Kết quả hồi quy mô hình hệ số P/B theo ROE năm 2012 như sau:

Bảng 3.9: Kết quả hồi quy mô hình hệ số P/B theo ROE năm 2012

Dependent Variable: PB Method: Least Squares Sample: 1 15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Included observations: 15

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.660012 0.156545 4.216117 0.0010

ROE 2.869823 1.483983 1.933865 0.0752

R-squared 0.263409 Mean dependent var 0.907074

Adjusted R-squared 0.226372 S.D. dependent var 0.383143

S.E. of regression 0.350388 Akaike info criterion 0.864014

Sum squared resid 1.596032 Schwarz criterion 0.958421

Log likelihood -4.480107 Hannan-Quinn criter. 0.863009

F-statistic 3.739835 Durbin-Watson stat 1.535836

Prob(F-statistic) 0.075200

Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mềm Eviews 6

Từ mô hình hồi quy trên thấy, biến độc lập ROE có xác suất (Prob) = 0,0752 = 7,52%. Điều này có thể giải thích rằng xác xuất 7,52% trường hợp biến độc lập ROE không tác động lên biến phụ thuộc P/B, tức với độ tin cậy hơn 90% có thể chấp nhận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thương vụ sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 50)