3.1.1. NH TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh
Tổng quan:
- Tên NH: NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Tên tiếng Anh: Hochiminh City Development Joint Stock Commercial Bank - Tên giao dịch: HDBANK
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000.000 (Năm nghìn tỷ đồng)
- Giấy phép số: 0300608092 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 11 tháng 08 năm 1992; sửa đổi, bổ sung lần thứ 23 ngày 02 tháng 11 năm 2012.
- Địa chỉ trụ sở: 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Website: www.hdbank.com.vn
- Logo:
Một số kết quả hoạt động kinh doanh:
Khóa luận sử dụng số liệu chính thức của 2 NH thống nhất tại thời điểm ngày 30/6/2013 trước khi sáp nhập (quý 1 & 2 năm 2013)
26
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về hoạt động của HDBank
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 30/6/2013
Giá trị Giá trị Tăng/Giảm Giá trị Tăng/Giảm
Tổng tài sản 45.025 52.783 17% 58.615 11%
Tổng vốn huy động 19.090 34.262 79% 42.827 25%
Tổng dư nợ 13.847 21.148 53% 22.631 7%
Tổng thu nhập hoạt
động thuần 1.247 1.522 22% 569 -63%
Lợi nhuận trước thuế 566 427 -25% 139 -68%
Thuế TNDN (139) (101) -28% (6) -94%
Lợi nhuận sau thuế 426 326 -23% 133 -59%
Tỷ lệ chia cổ tức 12,6% 7% -44% -
Nguồn: BCTC HDBank các năm
Trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế không thuận lợi cho ngành tài chính – ngân hàng với những biến động phức tạp về lãi suất và tỷ giá nhưng HDBank vẫn đạt những kết quả kinh doanh khá khả quan. Tính đến cuối năm 2012, tổng tài sản của HDBank đạt hơn 52.783 tỷ đồng, tăng 17% và tổng vốn huy động đạt 34.262 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2011. Tổng dư nợ đạt 21.147 tỉ đồng, tăng 7.301 tỉ đồng, tương ứng tăng 53% so với năm 2011. Doanh thu năm 2012 tăng 22% so với năm 2011 tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm 23% so với năm 2011 do việc tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của HDBank tăng gần 3,5 lần so với năm 2011.
Sang năm 2013, NHNN tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ như mức lãi suất điều hành, ổn định cung cầu ngoài tệ, giá vàng… khiến hoạt động của NH tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt một số kết quả nhất định. Đến cuối quý 2 năm 2013, quy mô tổng tài sản và tổng vốn huy động đạt mức tăng lần lượt 11% và 25%, dư nợ tăng 7%. Tuy thu nhập hoạt động thuần và lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 569 tỷ đồng và 139 tỷ đồng, bằng khoảng 1/3 so với cả năm trước nhưng đây được xem là điều bình thường đối với hoạt động của các NH thường khá ảm đảm ở những tháng đầu năm do theo quy
luật, tín dụng thường tăng thấp trong những tháng này. Tuy nhiên tiềm lực của thị trường
cũng như lực cầu tín dụng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh hơn vào những tiếp theo vì khi đó đã có nhiều cơ chế chính sách đi vào cuộc sống như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở bắt đầu được triển khai từ ngày 01/6/2013,…
27
Hình 3.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: BCTC HDBank
Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của HDBank có sự chuyển dịch cơ cấu khá rõ rệt trong tỷ trọng các hoạt động kinh doanh của NH. Trong năm 2011 thu nhập của NH chủ yếu đến từ thu nhập lãi chiếm giá trị lớn nhất với hơn 1.309 tỷ đồng bên cạnh đó các hoạt động khác thường không mang lại nhiều thu nhập như thu nhập hoạt động dịch vụ là 64 tỷ đồng, hoạt động góp vốn mua cổ phần 10 tỷ đồng, thậm chí một số hoạt động kinh doanh lỗ như kinh doanh ngoại hối lỗ 93 tỷ đồng, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 45 tỷ đồng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH. Đến năm 2012, thu nhập của các hoạt động đã có dấu hiệu dàn trải hơn, không còn phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập lãi khi giá trị của khoản này chỉ còn 850 tỷ đồng. Trong khi việc kinh doanh ngoại hối vẫn lỗ 43 tỷ đồng nhưng đã ít hơn so với năm 2011 thì các hoạt động khác đã có khoản lãi khá lớn như mua bán chứng khoán đầu tư lãi 315 tỷ đồng, các hoạt động khác lãi 348 tỷ đồng. Tuy nhiên trong năm 2012 chi phí hoạt động của NH cũng tăng đột biến 34% (797 tỷ đồng so với 595 tỷ đồng năm 2011) đã khiến ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của NH. Đặc biệt là việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên đến gần 300 tỷ đồng, tăng 239% so với 88 tỷ đồng được trích lập năm 2011 đã khiến lợi nhuận sau thuế của NH chỉ còn 326 tỷ đồng, giảm 23% so với năm 2011. Đến cuối quý 2 năm 2013 tình hình hoạt động của HDBank nhìn chung vẫn bình thường so với năm 2012, tuy thu nhập lãi trong 2 quý đầu năm 2013 chỉ mới đạt mức khá thấp là 125 tỷ đồng nhưng như đã phân tích ở trên thì hoạt động tín dụng thường sẽ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm.
(1.000) (500) - 500 1.000 1.500 2011 2012 30/6/2013
28
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu tài chính của HDBank
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 30/6/2013
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 3.000 5.000 5.000
ROA 1,07% 0,67% 0,24%
ROE 14,44% 7,30% 2,51%
Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR 15,01% 14,01% 15,70%
Nợ xấu 1,63% 2,35% 2,78%
Khả năng thanh toán nhanh (lần) 1,14 0,98 0,85
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 4,80% 0,20%
Nguồn: BCTC HDBank và tính toán của tác giả
Bảng thể hiện một số chỉ tiêu tài chính của HDBank cho thấy các chỉ tiêu đều thể hiện tốt. HDBank đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng trước thời hạn quy định và năm 2012 đã tiếp tục nâng vốn lên thành 5.000 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) đều đạt mức 14-15% và đáp ứng được quy định của NHNN là trên 9% cho thấy sự an toàn trong nguồn vốn của NH. Có được điều đó là một phần là NH cũng đang duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn rất thấp, thậm chí 2 quý đầu năm 2013 NH không sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn dù tỷ lệ này được cho phép ở mức dưới 30%. Tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2012 và 2013 đã khiến hệ số ROA và ROE của NH giảm khá mạnh, ROA từ 1,07% giảm còn 0,24%, ROE giảm từ 14,44% còn 2,51%. Bên cạnh đó tỉ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức dưới 3% tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng nên NH cần chú ý đến tỷ lệ này. Khả năng thanh toán nhanh ở mức cao nhưng có xu hướng giảm, đến tháng 06/2013 chỉ còn 0,85 lần.
Đánh giá vị thế của HDBank trong ngành:
Điểm mạnh:
Với hơn 20 năm hoạt động và kết quả kinh doanh khả quan trong các năm vừa qua, HDBank được đánh giá là một trong những NH TMCP uy tín, năng động tại Việt Nam. HDBank đã được trao nhiều giải thưởng từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước như: Giải chất lượng quốc gia do Thủ tướng chính phủ trao tặng, giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam (trong 3 năm liên tiếp từ 2008 – 2010), Top 200 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, …
29
- Về năng lực tài chính: Với vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, HDBank đứng thứ 20 trong các NH hoạt động ở Việt Nam lúc bấy giờ. Thời gian tới HDBank sẽ tiếp tục tăng vốn để đáp ứng những yêu cầu mới trong hoạt động kinh doanh như: mở rộng mạng lưới, tăng trưởng về quy mô hoạt động, đầu tư công nghệ, phát triển loại hình dịch vụ, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định,… từ đó đảm bảo tăng trưởng bền vững nhằm trở thành một trong số những NH TMCP hàng đầu tại Việt Nam.
- Về hoạt động kinh doanh: đến 30/6/2013 các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh đều cho thấy dấu hiệu tăng trưởng khá tốt: tổng vốn huy động đạt 42.827 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 22.631 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 2,78%, lợi nhuận trước thuế đạt 139 tỷ đồng.
- Về hệ thống CNTT: nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng CNTT trong hoạt động NH, HDBank đã đầu tư vào hệ thống CoreBanking Symbols nhằm đáp ứng được các yêu cầu xử lý thông tin, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng quản lý và là tiền đề cho việc ứng dụng, mở rộng các dịch vụ NH điện tử và các dịch vụ NH hiện đại khác. - Về nguồn nhân lực: đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của HĐQT và Ban điều hành là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị tài chính – NH, có sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm kinh doanh với kỹ năng quản lý. Đội ngũ nhân viên năng động, được đào tạo bài bản, giàu nhiệt huyết và gắn bó với sự phát triển của HDBank, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt, thái độ phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp.
Điểm yếu:
Cơ cấu bảng cân đối kế toán hiện nay của NH cho thấy hơn 70% tổng tài sản vẫn tập trung nhiều vào các hoạt động tín dụng và có tính chất tương tự như tín dụng. Trong đó 3 khoản mục đáng chú ý thể hiện danh mục đầu tư của NH chứa đựng khá nhiều rủi ro là dư nợ cho vay, chứng khoán đầu tư và tài sản có khác. 3 khoản mục này có sự gia tăng khá bất thường trong ba năm trở lại đây.
Bảng 3.3: Một số khoản mục tài sản của HDBank
ĐVT: tỷ đồng
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 30/6/2013
Giá trị Giá trị Tăng/Giảm Giá trị Tăng/Giảm
Cho vay khách hàng 13.707 20.952 53% 22.352 7%
Chứng khoán đầu tư 10.672 11.736 10% 13.546 15%
Tài sản có khác 8.304 10.632 28% 15.205 43%
Tổng tài sản 45.025 52.783 17% 58.615 11%
Tỷ lệ 73% 82% 13% 87% 6%
30
Dư nợ cho vay khách hàng của HDBank đạt tốc độ tăng trưởng bình quân lên đến hơn 30% trong giai đoạn 2011-2013, giai đoạn mà nền kinh tế còn gặp khó khăn và tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống NH khá thấp. Đặc biệt, vào năm 2012 khi tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 8,6% theo báo cáo của NHNN thì HDBank đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ lên đến 53%. Đáng chú ý trong giá trị dư nợ này có đến hơn 40% dư nợ được dồn vào các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng rất khó đoán được mục đích cụ thể, 8% dành cho các hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản. Tổng các ngành này chiếm hơn 50% dư nợ HDBank (theo Báo cáo tài chính HDBank năm 2012).
Chứng khoán đầu tư của NH cũng chiếm tệ lệ khá cao và đặc biệt trong số đó có hơn 30% (tương ứng hơn 3.000 tỷ đồng) đầu tư vào trái phiếu công ty mà bản chất là những khoản cho vay. Khoản mục tài sản Có khác cũng chiếm tỉ trọng từ 30-40% tổng tài sản. Trong báo cáo tài chính NH năm 2012, khoản mục này bao gồm các khoản phải thu không được đề cập trong thuyết minh báo cáo tài chính. Nhưng trong năm 2011 thuyết minh báo cáo tài chính của NH cho thấy khoản mục này nêu rõ các khoản phải thu là số tiền đặt cọc mua trái phiếu của HDBank còn 3.536 tỷ đồng. Thực chất đây là khoản giải ngân ủy thác nhằm tránh các quy định về tăng trưởng tín dụng của NHNN cũng được nhiều NHTM khác thực hiện rầm rộ vào giai đoạn 2010-2011. Chính vì điều này mà vào cuối năm 2011, HDBank từng có 1 án phạt của NHNN về vi phạm trần lãi suất và từng được NHNN quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ là 10% (dù sao đó HDBank đã được quyết định cho phép tăng trưởng tín dụng lên 30% do những nỗ lực đảm bảo nguồn vốn cho vay và tăng trưởng huy động).
Cơ hội:
Sáp nhập với TCTD khác nhằm mở rộng quy mô và danh tiếng của NH trên thị trường. Quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam đã mở ra các cơ hội cho NH mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng tầm NH lên một vị trí mới. Trong bối cảnh NHNN kiểm soát gắt gao và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và mở rộng mạng lưới, việc HDBank tiến hành sáp nhập với TCTD khác là một biện pháp nhanh nhất nhằm mở rộng và tiếp cận danh mục khách hàng tiềm năng mới một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Với quy mô hoạt động lớn hơn, NH có cơ hội mở rộng các hoạt động huy động, cho vay, đầu tư và phục vụ một số lượng khách hàng nhiều hơn.
Việc sáp nhập cũng tạo cơ hội rất tốt để HDBank tái cấu trúc lại NH một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới, sẵn sàng để phát triển sau giai đoạn kinh tế khủng hoảng. Trong thời gian qua, HDBank đã có ý định tiến hành tái cơ cấu về mặt tổ chức nhưng với quy mô trung bình nhỏ đã làm cản trở quá trình này. Với một quy mô lớn hơn sau sáp nhập, HDBank cần phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp tái cơ cấu nhằm ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro tốt để đảm bảo quá trình phát triển bền vững.
31 Thách thức:
Khủng hoảng kinh tế những năm qua đã gây ra nhiều nợ xấu cho NH. Nền kinh tế nước ta vẫn đang trong quá trình phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng trầm trọng vừa qua, điều này sẽ dẫn đến nhiều khách hàng, đặc biệt là khối khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả nợ đúng hạn từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của NH.
Các NHTM hiện nay đang cạnh tranh khá khốc liệt trong phân khúc khách hàng SME và cá nhân. Phân khúc khách hàng SME và cá nhân hiện hầu như đa số các NHTM cũng như HDBank đều chọn làm phân khúc chính trong chiến lược kinh doanh. Vì thế NH sẽ gặp nhiều cạnh tranh trong việc phát triển chiến lược kinh doanh trong phân khúc này mặc dù phân khúc khách hàng này đầy tiềm năng khi các doanh nghiệp SME số lượng lớn trong nền kinh tế.
Việc tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng của 2 NH độc lập đòi hỏi HDBank phải có sự đầu tư, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu để đầu tư công nghệ một cách đúng đắn, hiệu quả.
3.1.2. NH TMCP Đại Á
Tổng quan:
- Tên NH: NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á
- Tên tiếng Anh: DAI A JOINT STOCK COMERCIAL BANK - Tên giao dịch: DAIABANK
- Vốn điều lệ: 3.100.000.000.000 (Ba nghìn một trăm tỷ đồng)
- Giấy phép số: 3600251642 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 11 tháng 7 năm 1993; sửa đổi, bổ sung lần thứ 20 ngày 28 tháng 06 năm 2013.
- Địa chỉ trụ sở: 56 – 58 Cách Mạng Tháng Tám, tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
32
Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu hoạt động của DaiABank
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 30/6/2013
Giá trị Giá trị Tăng/Giảm Giá trị Tăng/Giảm
Tổng tài sản 22.202 17.910 -19% 17.551 -2%
Tổng vốn huy động 18.444 14.192 -23% 13.726 -3%
Tổng dư nợ 6.996 9.159 31% 9.607 5%
Tổng thu nhập hoạt
động thuần 887 866 -2% 331 -62%
Lợi nhuận trước
thuế 501 246 -51% 15 -94%
Thuế TNDN 127 55 -56% 19 -66%
Lợi nhuận sau thuế 374 191 -49% (4) -102%
Tỷ lệ chia cổ tức 10,0% 5% -50%
Nguồn: BCTC DaiABank các năm
Năm 2012 được đánh giá là năm hoạt động không thành công của DaiABank khi hầu hết các chỉ tiêu đều giảm. Tổng quy mô tài sản không tăng trưởng, đạt mức 17.910 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2011. Quy mô tài sản chưa cao, chỉ bằng 5,7 lần so với vốn điều lệ 3.100 tỷ đồng. Tổng vốn huy động giảm 23%, chỉ đạt mức 14.192 tỷ đồng.