1. 3.TIỂUKẾT
3.1. NHÓM TƯƠNG TỰ TỪ VỰNG HỌC LOẠI1
Thuộc về nhóm tƣơng tự từ vựng học loại 1 là các cặp đối ứng về ngữ âm, trong khi nội dung ngữ nghĩa của chúng hầu nhƣ không bị biến đổi tƣơng tự. Việt ngữ học thƣờng gọi đây là các cặp đối ứng bất biến thể/ biến thể từ vựng, khi xem xét đến phạm vi sử dụng của chúng. Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, chúng tôi coi đây cũng là các yếu tố từ vựng học bị quá trình tƣơng tự từ vựng học tiếng Việt tác động.
Về sự khác biệt ở mặt biểu hiện của các yếu tố từ vựng của nhóm này có thể có một nhận xét là các khác biệt về nét ngữ âm của chúng (trong một cặp) thƣờng có những nguyên do lịch sử. Những nguyên do lịch sử đó đã tác động đến hệ thống ngữ âm đƣơng đại và chính là điểm để nối kết các vỏ từ mà chúng ta gọi là nhóm từ tƣơng tự loại 1. Nói cách khác, hai từ tƣơng tự (hay hai yếu tố tƣơng tự) thƣờng đƣợc nối lại với nhau theo sự gần gũi ngữ âm đã đƣợc lịch sử ngữ âm xác nhận và thực tế, ngay trong hệ nét ngữ âm
Sau đây, theo các đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt, chúng ta chia các cặp từ này ra theo các đặc điểm ngữ âm mà chúng gần gũi. Các đặc điểm ngữ âm đƣợc nhóm theo các tiểu hệ thống âm vị hoặc điệu vị đã trở thành tập quán trong phân tích âm vị học của Việt ngữ học. Những cặp đƣợc phân tích sau đây chỉ mang tính ví dụ mà chƣa vắt kiệt khối tƣ liệu mà chúng tôi đã thu thập đƣợc.
3.1.1 Âm đầu