1. 3.TIỂUKẾT
3.2. NHÓM TƯƠNG TỰ TỪ VỰNG HỌC LOẠI 2
Các yếu tố từ vựng đƣợc nhóm vào phạm trù nhóm 2 là các yếu tố có những cơ sở nối kết hoàn toàn khác với cách nối kết đã trình bày ở nhóm 1.
Cơ sở nối kết về ngữ nghĩa của chúng là ấn tƣợng tâm lí về hệ thống nghĩa của cả nhóm. Những ấn tƣợng này đôi khi không đƣợc hiển ngôn trong các từ điển nhƣng lại là yếu tố nghĩa mang tính bao trùm lên các nét nghĩa cụ thể có trong các từ cùng một nhóm. Yếu tố nghĩa chung này đƣợc ngữ nghĩa học hiện đại coi là các yếu tố nguyên thuỷ (primes) trong cơ sở ngữ nghĩa từ vựng học của một ngôn ngữ cụ thể [R. Jackendoff, A.Wierzbicka]. Về mặt ngữ âm, cơ sở để nối kết các yếu tố từ vựng của nhóm này thƣờng là những yếu tố ngữ âm "mơ hồ" hơn so với nhóm 1. Các nét ngữ âm gây nên một ấn tƣợng tƣơng tự ở vỏ từ, nhƣng không nhất thiết phải đối ứng nghiêm ngặt 1-1 về vị trí khu trú trong một âm tiết nhƣ ở nhóm loại 1. Chính vì những đặc điểm tƣơng tự khó nắm bắt nhƣ vậy nên những thử nghiệm thiết lập các yếu tố từ vựng cho nhóm này thƣờng gây nên các tranh luận và thƣờng bị qui là mang tính chủ quan.
Trong phần còn lại của chƣơng này, qua một số ví dụ, chúng tôi cố gắng mô tả một cách hiển ngôn và tƣờng minh đặng làm rõ bản chất iconicity
của các yếu tố từ vựng thuộc loại này. Bản mô tả, vì vậy không có mục đích liệt kê hết các khả năng có đƣợc của tƣ liệu mà chỉ cốt đƣa ra vài nhận xét bƣớc đầu về cơ chế tạo nhóm của chúng.
3. 2.1. Tiểu nhóm A a. Danh sách
bít, bịt, chít, chịt, rịt, tịt, vít, khít, khuýp,...
b. Cơ sở ngữ nghĩa
Trƣớc hết cần đi tìm lấy một nét nghĩa chung nối kết các yếu tố từ vựng này. Theo Từ điển tiếng Việt, 2000, chúng ta có thể trích ra các nghĩa cơ bản nhất của yếu tố trong danh sách, (số trong ngoặc chỉ trang Từ điển đã sử dụng cho trích nghĩa của từ đang xét) . Ta có:
1. Bít: làm cho chỗ hở hoặc lối thông với bên ngoài kín lại, tắc lại. [70] 2. Bịt: làm cho chỗ hở đƣợc che kín lại. [70]
3. Chít: bịt kín chỗ rò, chỗ hở bằng một chất gì đó. [164]
4. Chịt: làm cho tắc, không thông bằng cách chặn ngang, giữ, bóp chặt. [164]
5. Rịt: đắp (thuốc) vào chỗ đau. [829]
6. Tịt: ở trạng thái bị bịt kín hoàn toàn không có chỗ hở thông ra với bên ngoài. [1000]
7. Vít: bít kín. [1118]
9. Khít: ở trạng thái lìn kít vào với nhau không để còn có khe hở. [502] 10. Khuýp: khép chặt lại. [517].
Những nghĩa mô tả này, theo chúng tôi đều xoay quanh một hệ điều kiện nghĩa mang tính nguyên thuỷ hơn. Có thể mô hình hoá hệ điều kiện ngữ nghĩa này qua hệ thống nhƣ sau:
1. Chỉ động tác, hành động
2. Nơi diễn ra hành động: bề mặt vật lí của sự vật
3. Dáng thể và kích thƣớc bề mặt vật lí đƣợc tác động: kích thƣớc nhỏ tƣơng đối so với môi trƣờng vật thể xung quanh.
4. Trạng thái trƣớc khi xảy ra hành động: mở, thông suốt với môi trƣờng (ở những mức độ khác nhau).
5. Trạng thái sau khi xảy ra hành động: đƣờng thông với môi trƣờng bị cản tắc, đóng lại, không thông suốt.
6. Phƣơng tiện của hành động: ngƣời hành động phải sử dụng một vật thể khác với vật thể định tác động.
7. Phƣơng thức hành động: từ một phía, từ ngƣời hành động.
c. Cơ sở ngữ âm
Các yếu tố có trong danh sách, về mặt ngữ âm, chung nhau ở các đặc điểm ngữ âm ở phần vần, ở cấu trúc chiết đoạn. Cụ thể là:
1. Ở âm chính: + NAT + trƣớc + cao - đơn 2. Ở âm cuối: +PAT -NAT + tắc - mũi - trƣớc - sau
d. Khái quát hoá
Trong các đặc điểm ngữ âm vừa nêu, đặc điểm về phƣơng thức của âm cuối [+ tắc] mang tính quyết định. Khi thay nét [- mũi] bằng nét [+ mũi], các đặc điểm về nghĩa nguyên thuỷ trên của nhóm hầu nhƣ vẫn còn nằm trong trƣờng đã xác định, nhƣng tính chất và màu sắc của hành động cũng nhƣ trạng thái cuối cùng của vật tác động có thể bị thay đổi.
So sánh:
trít / trịn rịt/ rịn
khít/ khin khít/ khìn khịt...
Vậy có thể kết luận rằng, trong khối từ vựng tiếng Việt có một hệ các tƣơng tự từ vựng học đƣợc nối kết với nhau theo hai mặt nội dung và hình thức nhƣ sau:
Về nội dung, các yếu tố từ vựng ở đây thể hiện một cơ sở nghĩa chung là: dùng để chỉ một động tác hoặc hành động nhằm điền lấp, làm kín lại khoảng trống nhỏ. Việc điền lấp này không chỉ thực hiện cho bề mặt đối thể mà, và chủ yếu là, cả cho bề sâu của khoảng trống đó.
Về hình thức, các yếu tố từ vựng đều chứa một cấu trúc vần tƣơng tự nhau, trong đó hạt nhân của cấu trúc chứa những nét [+ cao, +trƣớc] và kết thúc cấu trúc là những nét [- mũi, + trƣớc]. Vì cả cấu trúc vần đều bao chứa nét [+trƣớc] nên có thể coi nét này là một dạng điệu vị cho tín hiệu đặc trƣng của tiểu nhóm A.
3. 2.2. Tiểu nhóm B a. Danh sách
chen, ken, len, xen, chèn, lèn, nghẹn...
b. Cơ sở ngữ nghĩa
Dựa theo Từ điển tiếng Việt, 2000, chúng ta tìm ra đƣợc các nghĩa cơ bản của các yếu tố từ vựng này:
1. Chen: xen lẫn vào, thêm vào giữa. [147]
2. Ken: làm cho thật kín bằng cách đệm thêm vào giữa những khe hở, chỗ hở. [483]
3. Len: chen lách mình vào để tiến lên trƣớc. [559] 4. Xen: làm cho ở vào vị trí giữa những cái khác. [1147]
5. Chèn: giữ chặt lạ ở một vị trí cố định bằng cách lèn một vật gì đó vào khe hở. [147]
6. Chẹn: làm cho nghẹt, cho tắc lạibằng cách đè nặng hoặc chặn ngang. [147]
8. Nghẹn: bị tắc trong cổ họng. [674]
Những nghĩa mô tả này đƣợc tạo nên trên hệ điều kiện nghĩa nguyên thuỷ sau đây:
1. Chỉ động tác, hành động
2. Nơi diễn ra hành động: giữa các đối thể tác động
3. Dáng thể và kích thƣớc bề mặt vật lí đƣợc tác động: khoảng trống nhỏ giữa các đối thể.
4. Trạng thái trƣớc khi xảy ra hành động: giữa các đối thể có khoảng trống (ở những mức độ khác nhau).
5. Trạng thái sau khi xảy ra hành động: giữa các đối thể không còn khoảng trống.
6. Phƣơng tiện của hành động: dùng chất liệu khác, từ chỗ khác đƣa về để choán lấp khoảng trống.
7. Phƣơng thức hành động: từ bên ngoài tác động đến đối thể.
c. Cơ sở ngữ âm
Cũng tƣơng tự nhƣ tiểu nhóm A, các yếu tố trong danh sách, về mặt ngữ âm, chung nhau ở các đặc điểm ngữ âm ở phần vần, ở cấu trúc chiết đoạn. Cụ thể là: 1. Ở âm chính: + NAT + trƣớc + thấp 2. Ở âm cuối: +PAT - NAT + mũi
- trƣớc - sau
d. Khái quát hoá
Đặc điểm về bộ vị của âm cuối rất đáng bàn ở đây. Khi âm cuối mang nét [- trƣớc, -sau], bất luận là có chứa nét [mũi] hay không đều rơi vào khu vực ngữ nghĩa này (mặc dầu có những phân biệt khá tế nhị về tính chất của hành động).
So sánh:
chẹn/ chẹt nghẹn/ nghẹt...
Ta có sự khái quát hoá về đặc trƣng của tiểu nhóm B. Về nội dung, các yếu tố từ vựng ở đây thể hiện một cơ sở nghĩa chung là: dùng để chỉ một động tác hoặc hành động nhằm điền lấp. liền lại khoảng trống (hoặc những khoảng trống) giữa hai (hay nhiều) đối thể. Việc điền lấp này làm cho đối tƣợng có xu hƣớng tạo nên một khối liền mạch, cố kết.
Về hình thức, các yếu tố từ vựng đều chứa một cấu trúc vần tƣơng tự nhau, trong đó hạt nhân của cấu trúc chứa những nét [+trƣớc, + thấp] và kết thúc cấu trúc là những nét [+ mũi, + trƣớc]. Vì cả cấu trúc vần đều bao chứa nét [+ trƣớc] nên có thể coi nét này là một dạng điệu vị cho tín hiệu đặc trƣng của tiểu nhóm B.
Nhƣ vậy, giữa tiểu nhóm A và tiểu nhóm B có một khu biệt hình thức về độ nâng của lƣỡi. Có lẽ chính nét này đã làm nên sự khác nhau về nghĩa giữa hai loạt yếu tố từ vựng khá gần nhau về nghĩa nay. Tiểu nhóm A đi với nét [+cao] có xu hƣớng tạo nghĩa "lấp khoảng trống cả về chiều sâu", trong khi tiểu nhóm B lại dùng nét [+thấp] để tạo nghĩa lan toả, "lấp khoảng trống về bề rộng"
3. 2.3. Tiểu nhóm C a. Danh sách
bệt, phệt, sệt, trệt, vệt...
b. Cơ sở ngữ nghĩa
Tƣơng tự, chúng ta có khung cơ sở cho xác định điều kiện nghĩa nguyên thuỷ của tiểu nhóm C nhƣ sau:
1. Chỉ động tác, hành động hoặc trạng thái kết quả do hành động gây ra 2. Nơi diễn ra hành động: trên bề mặt đối thể
3. Dáng thể và kích thƣớc bề mặt vật lí đƣợc tác động: bề mặt 4. Trạng thái trƣớc khi xảy ra hành động: không xác định
5. Trạng thái sau khi xảy ra hành động: tạo một tiếp xúc trên bề mặt. 6. Phƣơng tiện của hành động: không xác định
7. Phƣơng thức hành động: từ bên ngoài tác động.
c. Cơ sở ngữ âm
Các yếu tố trong danh sách, về mặt ngữ âm, chung nhau ở các đặc điểm ngữ âm ở phần vần, ở cấu trúc chiết đoạn. Cụ thể là:
1. Ở âm chính: + NAT + trƣớc - cao - thấp 2. Ở âm cuối: +PAT - NAT - mũi - trƣớc - sau
d. Khái quát hoá
Về nội dung, các yếu tố từ vựng ở đây thể hiện một cơ sở nghĩa chung là: dùng để chỉ một động tác hoặc hành động hoặc một kết quả của hành động nhằm tạo ra một tiếp xúc giữa đối thể trên bề mặt. Tiếp xúc này tạo thành một liền mạch, cố kết giữa đối thể và bề mặt tiếp xúc theo bề rộng, mà không theo bề sâu.
Về hình thức, các yếu tố từ vựng đều chứa một cấu trúc vần tƣơng tự nhau, trong đó hạt nhân của cấu trúc chứa những nét [+trƣớc, - cao, - thấp] và kết thúc cấu trúc là những nét [+ mũi, + trƣớc]. Vì cả cấu trúc vần đều bao chứa nét [+ trƣớc] nên có thể coi nét này là một dạng điệu vị cho tín hiệu đặc trƣng của tiểu nhóm C.
Nhƣ vậy, chúng ta vừa xét 3 tiểu nhóm có đặc trƣng ngữ âm chung nhau là [+trƣớc]. Tuỳ vào độ nâng của lƣỡi khác nhau, mỗi tiểu nhóm có nghĩa chức năng ở một khu vực nhất định. Nếu khái quát hoá cho toàn bộ cả ba nhóm này, ta có thể phát biểu: dƣờng nhƣ nét [+trƣớc] ở hạt nhân các vần này cùng một nét nào đó ở âm cuối đã tạo nên một biểu trƣng về "sự kế cận, gần kề" giữa các vật thể. Sự khác nhau về độ nâng của các nguyên âm, sau đó, chỉ có tác dụng làm biệt hoá cái nghãi chung này mà thôi.
3. 2.4. Tiểu nhóm D a. Danh sách
ngồng, phồng, vồng, ngổng, phổng, vổng, chổng...
b. Cơ sở ngữ nghĩa
Chúng ta hãy xác định điều kiện nghĩa nguyên thuỷ của tiểu nhóm D. Ta có các nét nghĩa chính nhƣ sau:
1. Chỉ trạng thái sự vật hoặc động tác, hành động 2. Nơi diễn ra hành động: trên bề mặt đối thể
3. Dáng thể và kích thƣớc bề mặt vật lí đƣợc tác động: bề mặt 4. Trạng thái trƣớc khi xảy ra hành động: không xác định
5. Trạng thái sau khi xảy ra hành động: nổi lên về kích thƣớc, chiều cao hay độ rộng vật lí so với tình trạng trƣớc đó.
6. Phƣơng tiện của hành động: không xác định 7. Phƣơng thức hành động: từ bên trong.
c. Cơ sở ngữ âm
Các yếu tố trong danh sách, về mặt ngữ âm, chung nhau ít nhất ở các đặc điểm ngữ âm ở phần vần, ở cấu trúc chiết đoạn. Cụ thể là:
1. Ở âm chính: + NAT + sau - cao - thấp 2. Ở âm cuối: + PAT - NAT + mũi +sau
d. Khái quát hoá
Ta có sự khái quát hoá về đặc trƣng của tiểu nhóm D nhƣ sau:
Về nội dung, các yếu tố từ vựng ở đây thể hiện một cơ sở nghĩa chung là: chỉ một động tác hoặc hành động hoặc một kết quả của hành động nhằm tạo ra một trạng thái bề mặt khác với tình trạng trƣớc đó. Bề mặt đƣợc nở ra, trội lên và cao lên so với chính nó lúc trƣớc.
Về hình thức, các yếu tố từ vựng đều chứa một cấu trúc vần tƣơng tự nhau, trong đó hạt nhân của cấu trúc chứa những nét [+sau, - cao, - thấp] và kết thúc cấu trúc là những nét [+ mũi, +sau]. Vì cả cấu trúc vần đều bao chứa nét [+sau] nên có thể coi nét này là một dạng điệu vị cho tín hiệu đặc trƣng của tiểu nhóm D.
3. 2.5. Tiểu nhóm E a. Danh sách
co, vò, cong, vòng, viền, ven, men, bên, vòm, còm, quành, vành, cuộn, khoanh, cung, quấn, khom...
b. Cơ sở ngữ nghĩa
Những yếu tố từ vựng trong tiểu nhóm E đều cho một nét nghĩa chung cơ sở là dáng thể hoặc hoạt động theo đƣờng tròn hoặc bao quanh.
c. Cơ sở ngữ âm
Nếu có điều kiện biểu diễn âm vị học cho toàn bộ nhóm này, chúng ta nhận đƣợc một ấn tƣợng thú vị là: không giống các tiểu nhóm trƣớc, tiểu nhóm E chỉ chung nhau một nét âm vị học nào đó về /+trmôi/. Nét âm vị học này đƣợc bộc lộ ra thành một nét ngữ âm nào đó cụ thể là tuỳ thuộc vào cấu trúc ngữ âm cụ thể của từ. Chẳng hạn ở các từ nhƣ vò. vòng, vành, ven, men, bên, vòm, .., đó là nét ngữ âm [+PAT, +môi] của âm đầu, Còn ở các từ nhƣ
co, cong, còm. cuộn, cung, khom, thì đó lại là nét ngữ âm [+NAT, +sau] của âm chính. Còn trong các từ nhƣ khoanh, quành, quấn ... thì nét ngữ âm ấy lại là [+trmôi] của cả âm tiết.
Chính vì vậy, đối với tiểu nhóm E, đặc trƣng hình thức nên đƣợc xác lập khái quát hơn là /+trmôi/ hơn là vào các biệt hoá cụ thể ở khu vực chức năng của âm vị học.
d. Khái quát hoá
Ta có sự khái quát hoá về đặc trƣng của tiểu nhóm E nhƣ sau:
Về nội dung, các yếu tố từ vựng ở đây thể hiện một cơ sở nghĩa chung là: chỉ hành động hoặc một kết quả của hành động đƣợc tiến hành theo một cách nào đó mà khi mô tả lại bắt buộc phải dùng đến các khái niệm nhƣ hình tròn, đường tròn hoặc bao quanh.
Về hình thức, các yếu tố từ vựng đều chứa một cấu trúc vần tƣơng tự nhau, trong đó hạt nhân của cấu trúc chứa nét âm vị học /+trmôi/. Nét này có
thể hoá thân cả vào khu vực âm vị học chiết đoạn cũng nhƣ vào khu vực siêu đoạn, tuỳ theo điều kiện cụ thể về cấu trúc ngữ âm của từng yếu tố từ vựng học đang xét.
KẾT LUẬN
Trong kho từ vựng tiếng Việt có một số lƣợng rất lớn các đơn vị có sự tƣơng tự nhau về cả hai mặt âm và nghĩa. Trong luận văn này chúng tôi gọi chúng là các nhóm từ vựng học tƣơng tự. Cơ sở để xét sự tƣơng tự về nghĩa và về ngữ âm đƣợc dựa trên các lí thuyết ngữ nghĩa học và ngữ âm học hiện đại. Do tính chất phức tạp của đối tƣợng khảo sát, chúng tôi chia thành hai nhóm yếu tố từ vựng học tƣơng tự. Nhóm 1 là nơi có những cặp đối ứng đều đặn về mặt ngữ âm, trong khi nội dung nghĩa hầu nhƣ không thay đổi. Nhóm 2 bao gồm các yếu tố từ vựng học có nội dung nghĩa khái quát chúng nhau và có những đặc điểm ngữ âm khái quát cũng giống nhau. Về cấu trúc, nhóm 1 có số lƣợng theo cặp, trong khi nhóm 2 có số lƣợng theo cả một khối mang tính chất mở.
Sau đây là những kết luận chính của luận văn:
1. Tiếng Việt có một số lƣợng rất lớn các hình tiết có sự tƣơng ứng nhau về âm và nghĩa.
2. Sự chuyển biến âm thanh xảy ra ở tất cả các tiểu hệ thống từ loại tiếng Việt: động từ, danh từ, tính từ, đại từ, cảm thán từ, trợ từ,…
3. Sự chuyển biến âm thanh xảy ra ở tất cả các tiểu loại cấu tạo từ (từ