tạọ
Dựa vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành theo quyết định số
10/2007/QĐ – TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gồm những ngành cấp 2 sau:
- Sản xuất chế biến, thực phẩm; - Sản xuất đồ uống; - Sản xuất thuốc lá; - Dệt; - Sản xuất trang phục; - Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; - Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; - Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; - Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; - Sản xuất sản phẩm từ cao su và Plastic;
- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; - Sản xuất kim loại;
- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn trừ máy móc, thiết bị; - Sản xuất sản phẩm từđiện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học;
- 46 -
- Sản xuất thiết bị điện; - Sản xuất xe có động cơ;
- Sản xuất phương tiện, vận tải khác; - Sản xuất giường, tủ, bàn ghế.
Ngành công nghiệp trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế
biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theọ Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Đặc điểm của ngành này có chu kỳ kinh doanh dài chỉ có một số ngành có chu kỳ kinh doanh ngắn như thực phẩm, đồ uống.
Đây là ngành sử dụng nhiều vốn cũng như lao động, cho nên khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 xảy ra ngành này bịảnh hưởng mạnh do việc tái phân bổ hoặc xoay xở để kịp thích ứng với chuyển biến của nền kinh tế rất khó khăn, bên cạnh đó thị trường xuất khẩu hàng hoá thu hẹp, thị trường vốn không tiếp cận được dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn.
Trải qua nhiều năm chống đỡ những khó khăn, năm 2013 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp và được coi là một trong những tiêu chí để xét xem một nước đã chuyển thành nước công nghiệp hay chưạ Trong các ngành công nghiệp cấp I, công nghiệp chế biến, chế tạo (Chiếm khoảng 71% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng 7.4%, cao hơn nhiều mức tăng 5.5% của năm 2012, trong đó quý I tăng 5.3%; quý II tăng 6.9%; quý III tăng 7.8% và quý IV tăng 10.1%. Chỉ số tồn kho, chỉ số tiêu thụ diễn biến theo xu hướng tích cực. Chỉ
số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười một tháng năm nay tăng 9.2% so với cùng kỳ năm trước (Cùng kỳ năm 2011 tăng 1.5% và năm 2012 tăng 3.6%). Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/12/2013 toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10.2% so với cùng thời điểm năm 2012 (Cùng kỳ năm 2011 là 23%; năm 2012 là 20.1%) 7.
- 47 -
Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng dần dẫn đến tồn kho giảm dần. Mặc dù mức giảm chưa nhiều nhưng đây là tín hiệu tốt
đối với sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo trong thời gian tớị Nhìn chung, sản xuất công nghiệp năm 2013 đã có sự phục hồi rõ nét. Đây sẽ là một ngành đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam.