Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ vốn LUÂN CHUYỂN và KHẢ NĂNG SINH lời của các CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ tạo TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 37 - 53)

Quy trình nghiên cứu trong bài luận văn này gồm có 3 bước:

Bước 1: Tác giả đưa ra các giả thiết nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu,

định nghĩa các biến được nghiên cứụ

Bước 2: Thu thập dữ liệu của các công ty thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên hai sàn HOSE và HNX.

Bước 3: Xử lý dữ liệu gồm: - Thống kê mô tả các biến.

- Sử dụng ma trận tương quan Pearson để đo lường mức độ tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình.

- Chạy mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) với mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng cốđịnh (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM).

- 30 -

- Sử dụng kiểm định Redundant để lựa chọn ra mô hình hồi quy phù hợp giữa hai mô hình Pooled OLS hay FEM và kiểm định Hausman để chọn ra mô hình FEM hay REM. Từ kết quả kiểm định lựa chọn ra mô hình hồi quy phù hợp nhất.

- Kiểm định các vi phạm giả định hồi quy đa biến: kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.

Trong bài viết này, tác giả sử dụng phần mềm Eview 8 để chạy mô hình hồi quỵ

3.2 Mô tả dữ liệu

Mẫu nghiên cứu: Bao gồm những công ty ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo đang được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán HOSE và HNX. Điều kiện niêm yết trên sàn này có tiêu chuẩn cao và việc yêu cầu công bố thông tin định kỳ

(có kiểm toán) làm cho việc thu thập dữ liệu nghiên cứu dễ dàng và tin cậy hơn. Trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mã ngành C (Dựa theo tiêu chí phân ngành của HOSE - 2012) và trên sở

giao dịch chứng khoán Hà Nội, nhóm ngành này nằm trong nhóm ngành công nghiệp có mã ngành 03000 (Dựa theo tiêu chí phân ngành của HNX -2012).

Dữ liệu nghiên cứu: Trích từ các số liệu báo cáo tài chính được công bố trên Website của sở giao dịch chứng khoán HOSE và HNX.

Kỳ nghiên cứu: Dựa trên tính đầy đủ và sẵn có của bộ dữ liệu thu thập được, nghiên cứu lấy các số liệu trên báo cáo tài chính từ năm 2009 - 2013.

Với tiêu chí chọn mẫu nêu trên, số liệu báo cáo tài chính giai đoạn 2009 - 2013 của 200 công ty ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được niêm yết tính đến 31/12/2013 bước đầu được thu thập để phục vụ cho việc nghiên cứụ Sau đó, bộ dữ

liệu tiếp tục được làm sạch bằng cách loại bỏ 15 công ty không đủ thời gian nghiên cứu 2. Kết quả là một mẫu nghiên cứu bao gồm 185 công ty được sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tàị

- 31 -

Tác giả nghiên cứu quản trị vốn luân chuyển của các công ty ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013 do từ năm 2009 là thời kỳ nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính. Sau thời gian khủng hoảng đó thì ở Việt Nam các công ty vận dụng chính sách vốn luân chuyển như thế nào để phát triển công ty mình.

Các biến được sử dụng trong luận văn:

Biến phụ thuộc: Đã có rất nhiều nghiên cứu trước sử dụng chỉ tiêu ROA, GOP hay NOP để đo lường khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng biến phụ thuộc được đo lường bằng (lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cộng khấu hao)/(tổng tài sản – tài sản tài chính) 3. Ở tử số, tác giả cộng khấu hao vì khấu hao là khoản tiền không thực chi của các doanh nghiệp, như vậy, ở

tử số tác giả sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cộng khấu hao để xác định dòng tiền của doanh nghiệp thu được sau một kỳ kinh doanh là bao nhiêu từ quản lý vốn luân chuyển. Ở mẫu số tác giả loại bỏ tài sản tài chính ra khỏi tài sản vì quản trị

vốn luân chuyển không tính đến hoạt động tài chính và biến này có mối quan hệ chặt chẽ với các biến hoạt động khác. Vì vậy, để giải quyết câu hỏi đặt ra cho nghiên

cứu Quản trị vốn luân chuyển tác động như thế nào đến khả năng sinh lời, tác giảđã

sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đểđo lường khả năng sinh lời của các công tỵ

Biến độc lập:

+ ACP - kỳ thu tiền bình quân: thời gian trung bình từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền từ khách hàng, hoặc thời gian trung bình công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Công ty càng rút ngắn kỳ thu tiền bình quân có nghĩa là thắt chặt các chính sách tín dụng sẽđảm bảo công ty thu được tiền về nhanh chóng đảm bảo cho các hoạt động đầu tư sinh lờị

+ ITID - kỳ luân chuyển hàng tồn kho: là khoảng thời gian trung bình cần thiết

để chuyển nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những sản phẩm nàỵ Việc rút ngắn vòng quay hàng tồn kho sẽđẩy nhanh quá trình kinh doanh làm tăng doanh

3 Biến phụ thuộc được đo lường giống nghiên cứu “Working Capital Management and Profitability – Case of Pakistani Firms” nhóm tác giả Abdul Raheman and Mohamed Nars (2007).

- 32 -

thu và giảm các chi phí liên quan đến việc nắm giữ hàng tồn kho từ đó làm tăng khả năng sinh lời của công tỵ

+ APP - kỳ thanh toán bình quân: là khoảng thời gian trung bình từ khi mua hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán, hoặc thời gian trung bình công ty chiếm dụng vốn của người bán. Việc kéo dài thời gian thanh toán cho phép các công ty có thể tận dụng được nguồn vốn tạm thời để đầu tư vào sản xuất kinh doanh từđó có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, kéo dài thời gian thanh toán có thể làm mất uy tín của công ty, nó có thể làm giảm khả năng sinh lời của công tỵ

+ CCC - chu kỳ chuyển đổi tiền mặt: là khoảng thời gian từ khi trả tiền mua nguyên vật liệu thô đến khi thu tiền bán thành phẩm. Rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có nghĩa là khoảng thời gian công ty thu hồi lại tiền mặt càng ngắn thì càng làm tăng khả năng sinh lờị

Biến kiểm soát:

+ GWCTR - Vòng quay vốn luân chuyển: chỉ tiêu này phản ánh vốn luân chuyển quay được bao nhiêu lần trong kỳ hay 1 đồng vốn luân chuyển thì tạo ra

được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Số vòng quay càng lớn thì càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn luân chuyển hiệu quả.

+ CATAR - tỷ số giữa tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản: cho biết tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản. Tỷ số này càng lớn thì công ty có thểđáp

ứng được các nghĩa vụ ngắn hạn một cách kịp thời làm giảm các chi phí do không đáp

ứng được các nghĩa vụ làm tăng khả năng sinh lời của công tỵ Nhưng nên duy trì tỷ

trọng các thành phần ngắn hạn 1 cách thích hợp để tránh bị rơi vào tình trạng khóa chặt vốn và đánh mất các khoản đầu tư sinh lời khác.

+ CLTAR - tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản được sử dụng để kiểm tra các chính sách đầu tư và tài trợ vốn luân chuyển. Một phần nợ ngắn hạn dùng để tài trợ

cho các thành phần của vốn luân chuyển, việc giữ mức nợ ngắn hạn ở tỷ lệ cao sẽảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty có nghĩa là mức sinh lời càng thấp.

+ FDR - tỷ số nợ đại diện cho đòn bẩy cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vaỵ Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm

- 33 -

tài sản của doanh nghiệp là từđi vaỵ Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính caọ Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Việc duy trì tỷ

lệ cao làm giảm tính thanh khoản và tăng chi phí kiệt quệ tài chính cho công ty từđó làm giảm khả năng sinh lờị

+ LOS - logarit tự nhiên của doanh thu thuần đại diện cho quy mô công ty: biến này được dùng làm làm đại diện cho kích cỡ công ty những công ty càng lớn được mong đợi có khả năng sinh lời càng caọ

+ SG - tăng trưởng doanh thu đại diện cho các cơ hội tăng trưởng đầu tư. Vốn luân chuyển có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng doanh thu, bởi vì một công ty tăng trưởng doanh thu sẽ cần nhiều vốn luân chuyển đầu tư vào nguyên vật liệu, hàng tồn kho đáp ứng cho quá trình đẩy mạnh sản xuất, đầu tư chi phí cho quá trình quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Nếu công ty có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu càng cao thì cũng làm tăng khả năng sinh lời của công tỵ

+ CR - tỷ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn đo lường tính thanh khoản của công tỵ Khả năng của công ty trong việc dùng tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Tỷ số

này càng nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả

năng không trả được hết các khoản nợ khi đáo hạn. Công ty nên duy trì tỷ lệ này ở

mức thích hợp, tỷ lệ này quá cao cũng ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh lời của công tỵ

+ FATA – tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản. Tỷ số này cho biết tài sản tài chính chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản. Nếu đầu tư vào tài sản tài chính hiệu quả sẽ

- 34 -

Công thức và chữ viết tắt được sử dụng để đo lường của tất cả các biến được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1 Bảng viết tắt và đo lường các biến

Các biến trong mô hình Ký hiệu Đo lường

Biến phụ thuộc

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Net Operating Profitability)

NOP (%)

(Lợi nhuận ròng + khấu hao)/(Tổng tài sản – tài sản tài chính)

Biến độc lập

Kỳ thu tiền bình quân (Average Collection Period)

ACP

(Ngày) (Khoản phải thu/ doanh thu thuần) *365 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

(Inventory Turnover in Days)

ITID

(Ngày) (Hàng tồn kho/Giá vốn hàng bán) * 365 Kỳ thanh toán bình quân (Average

Payment Period)

APP (Ngày)

(Phải trả người bán/ tổng trị giá hàng mua) *365

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle)

CCC

(Ngày) ACP + ITID – APP

Biến kiểm soát

Tỷ số vòng quay vốn luân chuyển (Gross Working Capital Turnover Ratio)

GWCTR

(%) Doanh thu thuần/ Tài sản ngắn hạn Tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản

(Current Assets To Total Assets Ratio)

CATAR

(%) Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

(Current Liabilities To Total Assets Ratio)

CLTAR

(%) Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản Tỷ số nợ (Financial Debt Ratio) FDR Tổng nợ/ tổng tài sản

- 35 -

(%)

Quy mô công ty (Size of firm) LOS

(ln)

Logarit tự nhiên (ln) của doanh thu thuần

Tăng trưởng doanh thu (Sales Growth) SG (%)

(Doanh thu năm nay – doanh thu năm trước)/ doanh thu năm trước

Tỷ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (Current Ratio)

CR

(%) Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn Tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản

(Financial assets to total assets ratio)

FATA

(%) Tài sản tài chính/ tổng tài sản

3.3 Giả thuyết nghiên cứu

Vì muốn tìm ra tác động của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời, bài viết dựa trên lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm của các nhóm tác giả

Lazardidis and Tryfonidis (2006), Abdul Raheman và cộng sự (2010), Amarjit Gill và cộng sự (2010), David M.Mathuva (2010), Huỳnh Phương Đông và Jyh –tay Su (2010),… đã khảo sát ở phần trước cũng như thực tế tại Việt Nam, tác giả đưa ra giả

thiết sau:

Giả thuyết H1: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ thu tiền bình quân

và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh đối với các công ty ngành công nghiệp chế biến, chế tạo VN.

Giả thuyết H2: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ luân chuyển hàng

tồn kho và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh đối với các công ty ngành công nghiệp chế biến, chế tạo VN.

Giả thuyết H3: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa kỳ thanh toán bình quân

và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh đối với các công ty ngành công nghiệp chế biến, chế tạo VN.

Giả thuyết H4: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ chuyển đổi tiền

mặt và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh đối với các công ty ngành công nghiệp chế biến, chế tạo VN.

- 36 - Bảng 3.2: Bảng kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến và biến phụ thuộc Các biến trong mô hình Ký hiệu Dấu dự báo của tác giả Dấu của những nghiên cứu trước Biến độc lập

Kỳ thu tiền bình quân ACP - -

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho ITID - -/+

Kỳ thanh toán bình quân APP + -/+

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt CCC - -/+

Biến kiểm soát

Vòng quay vốn luân chuyển GWCTR + +

Tỷ số giữa tài sản ngắn hạn trên tổng tài

sản CATAR + +

Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản CLTAR - -

Tỷ số nợ FDR - -

Logarit tự nhiên của doanh thu thuần LOS + -/+

Tăng trưởng doanh thu SG + -/+

Tỷ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn CR + -/+ Tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản FATA + -+

- 37 -

Ghi chú: (-): quan hệ nghịch biến

(+): quan hệđồng biến

3.4 Mô hình nghiên cứu (định lượng)

Qua việc khảo sát các nghiên cứu của các tác giả trước đây, cho thấy với đặc

điểm của từng bộ dữ liệu ở các quốc gia khác nhau và giai đoạn khác nhau, các tác giảđã có những lựa chọn mô hình nghiên cứu khác nhaụ Kết quả nghiên cứu cũng thu được sự khác biệt theo đặc điểm của từng nền kinh tế. Với mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó với khả năng sinh lời của các công ty ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam, dựa trên các lý thuyết đã khảo sát ở phần trước, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Abdul Raheman and Mohamed Nars (2007)4 và nhóm tác giả Abdul Raheman và cộng sự (2010)5:

NOP it = β0 + β1 (WCM it) + β2 (GWCTR it) + β3 (CATAR it) + β4 (CLTAR it) +

β5(FDRit) + β6 (LOS it) + β7 (SG it) + β8 (CR it) + β9 (FATAit) + ηi + λt +ε it

Biến phụ thuộc: NOP

Biến độc lập: WCM là quản trị vốn luân chuyển, là một biến quan trọng của nghiên cứu bao gồm các thành phần: ACP, ITID, APP, CCC.

Biến kiểm soát: Ngoài các thành phần của vốn luân chuyển được xem xét có tác động đến khả năng sinh lời của công ty, tác giả còn sử dụng thêm các biến kiểm soát có tác động đáng kểđến khả năng sinh lời của công ty: GWCTR, CATAR, CLTAR, FDR, LOS, SG, CR, FATẠ

β0 : hệ số chặn

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8 : các hệ số tương ứng với các biến trong mô hình

i ký hiệu cho các công ty, t ký hiệu cho năm, ηi : sai số theo dữ liệu chéo, λt: sai số theo dữ liệu thời gian và ε sai số theo cả không gian và thời gian.

4 Working Capital Management and Profitability – Case of Pakistani Firms

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ vốn LUÂN CHUYỂN và KHẢ NĂNG SINH lời của các CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ tạo TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)