Nâng cao hiệu quả thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động xóa đói giảm

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới của tỉnh hà giang (Trang 94)

giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang nói chung và ở các huyện biên giới nói riêng

Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các cấp. Tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng và ngƣời dân trong hoạt động giám sát việc thực hiện chƣơng trình

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành chƣơng trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở các cấp, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chƣơng trình xóa đói giảm nghèo. Xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát có sự tham gia của cộng đồng và ngƣời dân, các địa phƣơng, cơ sở có cơ chế tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể và nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện chƣơng trình. Giao trách nhiệm cho cơ quan chức năng riêng, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát.

85

Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quỹ vì ngƣời nghèo. Hoàn thiện cơ chế thu - chi các quỹ vì ngƣời nghèo có sự tham gia giám sát của ngƣời dân và các tổ chức đoàn thể.

Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá hàng năm và định kỳ cho các cấp làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách đã có, hoạch định chính sách mới và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Xây dựng chế tài xử lý hiện tƣợng thất thoát trong thực hiện các chƣơng trình, dự án về xóa đói giảm nghèo. Xử phạt nghiêm minh các hành vi bớt xén nguồn chi hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời nghèo dƣới các hình thức khác nhau.

4.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa

Thứ nhất, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng đầu tƣ từ NSNN vào các địa bàn khó khăn nhất (các xã ĐBKK, vùng căn cứ cách mạng cũ, vùng cao, biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc), tập trung trƣớc hết vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, cấp điện, nƣớc, y tế hỗ trợ các xã nghèo phát triển sản xuất dịch vụ, tiếp cận thị trƣờng.Việc phát triển sản xuất, tạo việc làm nhằm cải thiện mức sống ngƣời dân, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo là những vấn đề trọng tâm đối với tỉnh nhà. Trong các chiến lƣợc phát triển, đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa là cách thức tốt có thể giúp ngƣời dân tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Chính vì vậy vai trò của Nhà nƣớc đối với quá trình chuyển biến từ nền sản xuất tự nhiên (tự cung tự cấp) sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trƣờng của các hộ là rất quan trọng. Theo đó, Nhà nƣớc cần phải có quy hoạch về tổ chức sản xuất các loại hàng hóa, xác định rõ các vùng, các địa phƣơng, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và xuất khẩu; Đổi mới trang thiết bị, đƣa công nghệ sản xuất hàng hóa trên cơ sở tiêu chuẩn hàng hoá có chất lƣợng nhằm tạo ra những sản phẩm tốt đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và hàng xuất khẩu; Đồng thời Nhà nƣớc phải có chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý đối với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung và Hà Giang nói riêng, theo đó hƣớng chuyển đổi phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, xóa bỏ hình thức sản xuất tự cung, tự cấp; định hƣớng chuyển đổi,

86

nghiên cứu giống mới phù hợp với điều kiện miền núi và kèm theo những hỗ trợ kỹ thuật. Tạo ra sự liên kết vùng sản xuất hàng hóa giữa các địa phƣơng miền núi trên cơ sở có chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách giá cả nông sản nhằm bảo đảm lợi ích cho ngƣời sản xuất hàng hóa. Tổ chức tốt công tác thu gom và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sản xuất hàng hóa tiếp cận tốt hơn với vấn đề bán sản phẩm hàng hóa, vấn đề xuất khẩu hàng hoá. Phát huy vai trò của các công ty thƣơng mại cấp huyện; xây dựng các trung tâm chợ miền núi nhằm tạo điều kiện cho việc giao thƣơng hàng hóa, thu mua sản phẩm nông - lâm nghiệp cho ngƣời dân nơi đây.

Thứ hai, Nhà nƣớc phải xây dựng, phát triển mạng lƣới đô thị bằng việc đầu tƣ vào các trung tâm đô thị của tỉnh (xây dựng các thành phố, thị xã). Hình thành các trung tâm đô thị mới trên cơ sở phát triển các đặc khu kinh tế, nhƣ kinh tế biên giới, du lịch, công nghiệp khai thác mỏ, các nhà máy thủy điện và các cụm công nghiệp khác. Phát triển các mạng lƣới thị trấn tại các trung tâm huyện và ở các vùng sản xuất hàng hóa. Xây dựng các trung tâm xã hoạt động nhƣ các trung tâm kinh tế, văn hóa và dịch vụ ở từng cụm dân cƣ. Đối với những vùng kinh tế chậm phát triển, kinh tế tự cấp tự túc còn phổ biến nhƣ vùng núi, vùng sâu, vùng xa phải đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lƣu hàng hóa giữa các vùng, xây dựng chợ hoặc trung tâm thƣơng mại để có nơi trao đổi, mua bán hàng hóa, Từ đó tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng sức lao động, thị trƣờng mua bán hàng hóa và dịch vụ, thị trƣờng khoa học công nghệ…

Thứ ba, Nhà nƣớc cần đề ra những chính sách cụ thể để phát triển các loại thị trƣờng: tạo môi trƣờng và điều kiện cho tự do sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa thành phần kinh tế; xây dựng đồng bộ các chính sách về thị trƣờng, mặt hàng, các chính sách về tài chính tiền tệ, đất đai, lao động, khoa học và công nghệ, đầu tƣ...; đề ra các giải pháp tăng nguồn cung ứng hàng hóa cho thị trƣờng, có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, phù hợp để định hƣớng phát triển, phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lực; Đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, nhà kinh doanh. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc…

87

Thứ tư, Nhà nƣớc phải đƣa ra các mô hình mẫu về phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp với từng địa phƣơng. Đây là điều rất quan trọng vì hiện nay, phát triển kinh tế hàng hóa đang là một yếu tố không thể tách rời trong nền kinh tế thị trƣờng. Đối với Hà Giang và đặc biệt là đối với những vùng nghèo, xã nghèo, việc chuyển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài. Ngƣời dân nơi đây từ nhiều năm nay chỉ quen với việc "bán những gì mà mình có" mà không biết khai thác tiềm năng, tổ chức sản xuất hàng hóa để "bán những gì mà thị trƣờng cần". Tuy nhiên, Nhà nƣớc không thể mang các mô hình sản xuất hàng hóa của các tỉnh đồng bằng áp dụng cho các tỉnh miền núi. Do vậy, một mô hình mẫu về phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam sẽ là điều kiện lý tƣởng để đẩy mạnh phát triển hàng hóa, phát triển các loại thị trƣờng ở Hà Giang.

Thứ năm, Nhà nƣớc phải có chính sách phù hợp để tạo môi trƣờng tăng trƣởng bền vững cho xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam; đồng thời đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính, tăng cƣờng năng lực, hiệu lực và hiệu quả Nhà nƣớc trong quản lý; hoàn thành chính sách thƣơng mại đáp ứng nhu cầu hội nhập và tạo mọi điều kiện để nâng cao tiếp cận thị trƣờng đối với tầng lớp ngƣời nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

4.2.6. Đề ra những biện pháp phù hợp để chống lại tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp từ phía Nhà nƣớc của những hộ nghèo

Khi triển khai các chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo đã nảy sinh một thực tiễn đó là: không ít ngƣời nghèo không chịu làm lụng để vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo mà luôn có tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Qua phỏng vấn một số hộ nghèo ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), có đến trên 80% số hộ nghèo không muốn đƣợc đƣa ra khỏi danh sách hộ nghèo, thậm trí họ còn rất "tự hào" khi đƣợc nằm trong diện hộ nghèo. Chính vì lẽ đó, Nhà nƣớc cần phải đề ra những biện pháp để chống lại hiện tƣợng "thích đăng ký làm hộ nghèo" và không muốn đƣợc "rút khỏi danh sách hộ nghèo". Một số biện pháp cụ thể đó là:

Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào các dân tộc, nhất là các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK nâng cao nhận thức không chấp nhận

88

nghèo đói. Muốn thoát nghèo thì việc đầu tiên phải là của ngƣời nghèo. Sự trợ giúp trực tiếp của Nhà nƣớc chỉ mang ý nghĩa tạo động lực, cơ hội nhằm thúc đảy khả năng tự giải quyết của ngƣời nghèo. Chính vì vậy, Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo ở một giai đoạn, chừng mực nhất định, các hộ nghèo phải quyết tâm lao động sản xuất, phấn đấu thoát khỏi đói nghèo.

Thứ hai, kiên quyết không tiếp tục trợ cấp cho những ngƣời đã thoát khỏi diện hộ nghèo, hoặc hộ nghèo đã đƣợc hỗ trợ trực tiếp nhƣng không chịu lao động, sản xuất, không chịu phấn đấu thoát nghèo, từ đó dần dần loại bỏ tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại Nhà nƣớc.

Thứ ba, các chính sách hỗ trợ ngƣời dân xóa đói giảm nghèo phải chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp và tiến tới xóa bỏ hẳn chính sách hỗ trợ trực tiếp.

Thứ tư, Chỉ đạo thực hiện tốt quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm, phân tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng hộ nghèo; đồng thời nêu cao trách nhiệm, tăng cƣờng sự giám sát của cộng đồng dân cƣ khi bình bầu hộ nghèo.

89

KẾT LUẬN

Hà Giang là một trong các tỉnh số các huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất nƣớc. Hiện nay, đời sống nhân dân trên địa bàn các huyện vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn, do điều kiện tự nhiên, các công trình giao thông thƣờng bị hƣ hỏng trong mùa mƣa lũ; các công trình trƣờng học, trạm y tế, thủy lợi thƣờng xuống cấp nhanh vì điều kiện thời tiết và không có ngân sách duy tu bảo dƣỡng thƣờng xuyên. Đối với nhà ở, hầu hết các hộ khó khăn đều đã đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng, nhƣng do điều kiện ngân sách, việc xóa nhà tạm bợ, dột nát chỉ mới bằng nhà tạm là chính, nên đa số hiện nay, các hộ vẫn đang cần Nhà nƣớc tiếp tục có chính sách và giải pháp hỗ trợ để thoát khỏi cảnh nhà tạm theo tiêu chí về nhà ở.

Công tác Xóa đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Hà Giang trở thành vấn đề cấp thiết; vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài Xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Hà Giang, luận văn đã hoàn thành đƣợc những công việc chính sau đây:

Phân tích cơ sở lý luận về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, nội dung này đƣợc luận văn trình bày chủ yếu ở chƣơng 1. Sau khi xác định đƣợc mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn đã làm rõ khái niệm đói nghèo, tiêu chí xác định đói nghèo, quan niệm về xóa đói giảm nghèo; đặc điểm của đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo ở miền núi. Vai trò của đói nghèo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nƣớc trong khu vực và một số tỉnh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Hà Giang.

Luận văn đã tập trung phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội của tại tỉnh Hà Giang ảnh hƣởng tới đói nghèo và xóa đói giảm nghèo. Đi sâu phân tích thực trạng đói nghèo theo quy mô, mức độ, đặc điểm đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo ở Hà Giang. Qua phân tích, luận văn đã làm rõ đói nghèo của từng vùng cả về quy mô, mức độ nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến đói nghèo của từng hộ nghèo. Luận văn đã khái quát sự thành công, kết quả của sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và những thành tựu bƣớc đầu tại Hà Giang đặc biệt là giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời nêu

90

lên những khó khăn tồn tại, những bài học kinh nghiệm rút ra trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang trong những năm qua.

Căn cứ vào bối cảnh thuận lợi, khó khăn chƣơng trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Luận văn đã đề ra một số quan điểm xóa đói giảm nghèo và mạnh dạn đề xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang đến năm 2015 và những năm tiếp theo đối với các giải pháp thƣờng xuyên cơ bản lâu dài, giải pháp trực tiếp hỗ trợ cho hộ nghèo xã nghèo và các giải pháp về tổ chức thực hiện.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1997), Những tiêu chuẩn đánh giá mức nghèo ở nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (227).

2. Ban Tƣ tƣởng Văn hoá Trung ƣơng (1998), Tài liệu học tập nghị quyết TW4 khoá VIII, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (1998), Triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII,. Tích cực giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo.

4. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2001), Chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo giai đoạn (2001 - 2010).

5. Bức tranh đói nghèo và thất nghiệp ở châu Âu (2000), Báo Nhân dân số ra ngày 15/3/2000.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu qoàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Ngô Quang Minh (1999), Tác động kinh tế của nhà nước góp phần xóa đói giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. UNDP (2010), Tăng trưởng kinh tế và vấn đề nghèo đói của thế giới, Báo cáo thường niên năm 2010. Trung tâm từ điển Việt Nam (1993), Từ điển tiếng Việt phổ thông, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.

92

13. Uỷ ban nhân dân tỉnh hà Giang (2/2015), Nghị quyết phê duyệt chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

14. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang (05/2015), Nghị quyết phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.

15. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắc Lắk (03/2011), Nghị quyết phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015.

16. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (01/2011), Báo cáo công tác tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011 - 2015.

17. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (01/2011), Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo – việc làm giai đoạn 2011 – 2015;

18. Tổng cục thống kê (01/2015), Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo địa phương.

19. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định Số: 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 Về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới của tỉnh hà giang (Trang 94)