Phƣơng pháp thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới của tỉnh hà giang (Trang 41)

Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về cách nhìn nhận xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới tỉnh Hà Giang và các thƣớc đo về giảm nghèo ở các huyện này. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.[ Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa

32

trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

33

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở CÁC HUYỆN BIÊN GIỚI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Hà Giang 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ và các đơn vị hành chính của tỉnh Hà Giang

Hà Giang là mảnh đất địa đầu tổ quốc, có đƣờng biên giới Việt – Trung dài trên 274km, phía bắc giáp Nƣớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 7.884, 37 km2, chiều dài đông - tây là 115 km và bắc – nam là 137 km.

Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Hà Giang

Nguồn: UBND tỉnh Hà Giang

Tính đến nay Hà Giang có 1 thị xã, 10 huyện, 4 phƣờng, 9 thị trấn và 180 xã. Tính đến năm 2009 dân số Hà Giang là 727.000 ngƣời, mật độ 91 ngƣời/km2.

34

3.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên a. Địa hình

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nƣớc biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chƣa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m).

Hình 3.2. Bản đồ địa hình tỉnh Hà Giang

Nguồn: UBND tỉnh Hà Giang

Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Hoàng Su Phì, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trƣng cho địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng.

35

- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thƣờng đƣợc gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

b. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhƣng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . .

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngƣợc lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).

Chế độ mƣa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lƣợng mƣa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mƣa lớn nhất nƣớc ta. Dao động lƣợng mƣa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lƣợng mƣa đo đƣợc ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mƣa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lƣợng mƣa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm. . .

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mƣa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lƣợng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tƣơng đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).

36

Các hƣớng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu nhƣ chỉ có một hƣớng gió đông nam với tần suất vƣợt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tƣợng mƣa phùn, sƣơng mù nhiều nhƣng đặc biệt ít sƣơng muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mƣa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống.

c. Thuỷ văn

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông - suối tƣơng đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lƣu Lung (Vân , Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sƣờn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sƣờn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ số tập trung nƣớc đạt 2,0km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhƣng là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Xín Mần về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho phần đông của tỉnh.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn nhƣ sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cƣ.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

a. Dân số, lao động và dân tộc

Tính đến hết tháng 12 năm 2013, dân số của toàn tỉnh Hà Giang là 771.200 ngƣời, với mật độ 97 ngƣời/km2. Hà Giang là một trong các tỉnh có mật độ dân số thấp trong cả nƣớc. Tỉ lệ gia tăng dân số vẫn ở mức cao, cao hơn mức trung bình

37

toàn quốc. Hiện nay, chỉ có 11,9% dân số Hà Giang sống ở các thị xã, thị trấn, còn lại phần lớn dân số vẫn tập trung ở nông thôn và vùng núi cao (Tổng cục thống kê năm 2014).

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Giang chỉ có 1 trƣờng dạy nghề, hàng năm đảm bảo đào tạo đƣợc khoảng 2000 lao động có tay nghề. Trình độ học vấn và lao động của toàn tỉnh còn khá thấp, trên 80% dân số trong độ tuổi lao động nhƣng có tới trên 15% lao động chƣa biết chữ, số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp chỉ hơn 7%.

Hà Giang là nơi hội tụ của nhiều dân tộc di cƣ từ nhiều vùng khác nhau nhƣ Mông, Dao, Pu Péo, Tày, Nùng, Pu Péo, Cờ Lao, La Chí, Bố Y… Với 22 dân tộc anh em cùng chung sống qua bao thế hệ khẳng định một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa truyền thống hết sức độc đáo từ tên gọi, trang phục, nơi cƣ trú, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng… Ngoài các lễ hội mang tính cộng đồng tiêu biểu, phải kể đến một di sản qúy báu về văn nghệ dân gian, từ việc truyền miệng thơ ca, truyện cổ, ca dao tục ngữ cho đến các làn điệu dân ca, dân vũ phong phú, đa dạng, với trình độ biểu diễn của một số tộc ngƣời mang đậm nét đặc trƣng mà còn đạt đến đỉnh cao nghệ thuật.

b. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông vận tải: Đến nay mạng lƣới giao thông đƣờng Sở của tỉnh có trên 7.146Km đƣờng các loại, cụ thể:

+ Đƣờng quốc lộ có 458 Km đã trải nhựa, trong đó có 108 Km đƣờng cấp IV, còn 350 Km đƣờng cấp VI.

+ Đƣờng tỉnh lộ có 1.664 Km, trong đó 392 Km đƣờng nhựa (kể cả 104 Km hiện đang rải nhựa), 175 Km đƣờng cấp phối và 1.095 km đƣờng đất.

+ Đƣờng huyện lộ có 1.443 Km.

+ Đƣờng dân sinh có 5.024 Km, trong đó bê tông hoá đƣợc 430 Km.

Cùng với sự phát triển mạng lƣới đƣờng giao thông, lực lƣợng các phƣơng tiện vận tải trên địa bàn cũng luôn đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về vận chuyển hàng hoá, đi lại phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong tỉnh.

38

- Y tế: Toàn tỉnh có 304 bác sỹ, có 80 xã đạt chuẩn về y tế. Về cơ sở vật chất có 3 bệnh viện tỉnh với quy mô 400 giƣờng; 11 trung tâm y tế huyện, thị và 10 bệnh viện huyện, 21 phòng khám đa khoa khu vực.

- Điện năng: Hệ thống lƣới điện của tỉnh đã đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh đảm bảo cung cấp điện lƣới cho 11/11 huyện, lỵ, thị xã và 184/195 xã phƣờng. Đến nay trên địa bàn Hà Giang có 1 trạm biến áp 110KV với công suất 32.000 KVA, 23 trạm thuỷ điện với công suất trên 24.300 KW và một số máy phát điện Diesel có công suất trên 6600 KW. Hệ thống lƣới điện gồm: 180 Km đƣờng dây 110 KV, 11200 Km đƣờng dây 35 KV, 131 Km đƣờng dây 22 KV.

- Nƣớc sạch: Đến nay đã xây dựng hàng trăm công trình hệ tự chảy, 23.895 bể chứa nƣớc cho đồng bào vùng cao; các trung tâm huyện lỵ, thị xã đều đã có hệ thống cấp nƣớc. Tỉnh đã giải quyết đƣợc 80% số hộ vùng cao chủ động nƣớc về mùa khô và 41% số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch.

3.2. Phân tích thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua

3.2.1 Phân tích thực trạng đói nghèo

3.2.1.1. Xu hướng đói nghèo giai đoạn 2011-2014

Chính phủ đã có Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 05/01/2011 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 -2015 cụ thể:

- Khu vực nông thôn: Những hộ có thu nhập bình quân đầu ngƣời 1 tháng từ 400.000 đồng (4.800.000 đồng/ngƣời/năm trở xuống là hộ nghèo).

- Khu vực thành thị: Những hộ có thu nhập bình quân đầu ngƣời 1 tháng từ 500.000 đồng (6.000.000 đồng/ ngƣời/năm trở xuống là hộ nghèo).

Theo Quyết định 135 ngày 31/7/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa thì Hà Giang có 142/191 xã và là tỉnh có nhiều xã đặc biệt khó khăn nhất cả nƣớc. Nhƣng đến nay đã có 27 xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu và đó đƣợc công nhận ra khỏi xã đặc biệt khó khăn. Theo Quyết định 164 ngày

39

11/7/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ, Hà Giang hiện còn 115/195 xã đặc biệt khó khăn đƣợc đƣa vào triển khai chƣơng trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010). Tỷ lệ hộ nghèo ở toàn tỉnh Hà Giang năm 2010 là 23,21%, trong đó huyện Hoàng Su Phì có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 29,5% và Thị xã Hà Giang có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất tỉnh (0,48%).

40

Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo của Hà Giang giai đoạn 2011 -2014

TT Huyện, thị 2011 2012 2013 2014 Tổng số hộ nghèo Số hộ Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ nghèo Số hộ Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ nghèo Số hộ Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ nghèo Số hộ Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 Đồng Văn 14582 5695 39.05 14732 5815 39.47 14882 5935 39.88 15032 6055 40.28 2 Mèo Vạc 14491 6497 44.83 14641 6617 45.20 14791 6737 45.55 14941 6857 45.89 3 Yên Minh 15836 4288 27.08 15986 4408 27.57 16136 4528 28.06 16286 4648 28.54 4 Quản Bạ 10198 2224 21.81 10348 2344 22.65 10498 2464 23.47 10648 2584 24.27 5 Xín Mần -323 3644 -1128.17 -173 3764 -2175.72 -23 3884 -16886.96 127 4004 3152.76 6 Hoàng Su Phì 12441 2822 22.68 12591 2942 23.37 12741 3062 24.03 12891 3182 24.68 7 Bắc Quang 25616 1312 5.12 25766 1432 5.56 25916 1552 5.99 26066 1672 6.41 8 Quang Bình 12598 1808 14.35 12748 1928 15.12 12898 2048 15.88 13048 2168 16.62 9 Vị Xuyên 22734 4217 18.55 22884 4337 18.95 23034 4457 19.35 23184 4577 19.74 10 Bắc Mê 9461 2491 26.33 9611 2611 27.17 9761 2731 27.98 9911 2851 28.77

41 11 Thị xã Hà

Giang

11385 89 0.78 11535 82 0.71 11685 73 0.62 11835 57 0.48

Toàn tỉnh 166092 38295 23.06 166242 38415 23.11 166392 38535 23.16 166,542 38,655 23.21

42

Việc phân tích đói nghèo giai đoạn 2011-2014 cho thấy một số vấn đề nhƣ sau:

Thứ nhất:chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư khá lớn

Theo kết quả điều tra năm 2014, thu nhập bình quân chung toàn tỉnh là 725.000 đồng/ngƣời/tháng. Trong đó, thị xã Hà Giang có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nhất tỉnh (965.000 đồng/ngƣời/tháng), huyện Hoàng Su Phì có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nhất (374.218 đồng/ngƣời/tháng); dân tộc Kinh có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nhất (786.611 đồng/ngƣời/tháng), dân tộc Mông có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nhất (362.256 đồng/ngƣời/tháng).

Số hộ có mức thu nhập dƣới 420.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực nông thôn là 38.182 hộ, chiếm 51,02% số hộ nghèo thuộc khu vực nông thôn. Số hộ có thu nhập dƣới 550.000 đồng đối với khu vực thành thị có 792 hộ, chiếm 25,39% số hộ nghèo khu vực thành thị.

Trên cơ sở phân chia số hộ toàn tỉnh thành 5 nhóm thu nhập từ thấp đến cao, mỗi nhóm chiếm 20% tổng số hộ thì khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm hộ giàu và 20% nhóm hộ nghèo là 5,19 lần; chênh lệch giữa nông thôn và thành thị là 2,46 lần; giữa vùng thấp và vùng cao núi đá là 1,65 lần; giữa dân tộc Kinh và dân tộc Mông là 3,42 lần.

Thứ hai: Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt ở một số vùng địa lý và ở một số nhóm dân tộc thiểu số:

+ Theo khu vực:

Phần lớn số hộ nghèo đói tập trung ở khu vực nông thôn, tổng số có 10.249 hộ nghèo, bằng 21,4% số hộ đang sống ở khu vực này.

Bảng 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo chia theo khu vực năm 2014

Khu vực Số xã, phƣờng, Số xã đặc biệt khó Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo

43

thị trấn khăn (%)

Thành thị (phƣờng, thị trấn) 14 1 19.616 7.197 36.7% Nông thôn (xã) 181 141 47.816 10.249 21.4% Vùng cao núi đá 68 65 39.085 7.886 20.2%

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới của tỉnh hà giang (Trang 41)