Học thuyết thiết lập mục tiêu của Edwin Locke

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 48 - 51)

Nội dung học thuyết:

Vào cuối những năm 1960, Edwin Locke với những nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng khi con người có các mục tiêu cụ thể thì họ sẽ tập trung hơn, nỗ lực hơn vào nhiệm vụ của mình từ đó có thể nâng cao chất lượng công việc

Cụ thể

Phù hợp

Theo học thuyết này, để tạo động lực cho nhân viên, mục tiêu đặt ra phải có các đặc điểm sau:

-Cụ thể: nhân viên sẽ có động lực nhiều hơn nếu họ biết cụ thể nhiệm vụ của mình. Nếu các nhà quản lý chỉ đưa ra những mục tiêu đại khái như “ hãy cố gắng hết sức”, nhân viên sẽ cảm thấy khó hiểu khi chưa biết cố gắng hết sức để làm gì

-Phù hợp: mục tiêu đặt ra phải tương thích với công việc và khả năng kiểm soát của nhân viên

-Thách thức: mục tiêu có tính thách thức sẽ tác động đến nhu cầu về thành tích của nhân viên. Tuy nhiên, khi đặt ra các mục tiêu này phải xét đến các yếu tố nguồn lực cần thiết cung cấp cho nhân viên cũng như không quá gây áp lực cho họ. Và các mục tiêu thách thức sẽ dẫn đến thành tích cao hơn chỉ khi chúng được chấp nhận và cam kết thực hiện.

-Tham gia: nếu nhân viên được tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu sẽ dẫn đến thành tích cao hơn vì nó phù hợp với khả năng và nguồn lực của nhân viên. Ưu điểm lớn nhất của việc tham gia thiết lập mục tiêu là nó có thể làm tăng mức độ chấp nhận và cam kết thực hiện mục tiêu. Để đặt ra được những mục tiêu có tính thách thức ở mức độ hợp lý có khả năng động viên nhân viên hoàn thành được mục tiêu này. Đưa ra một mục tiêu vượt xa khả năng của họ có thể sẽ triệt tiêu động lực thực hiện mục tiêu này.

-Phản hồi: thông tin phản hồi đóng vai trò hướng dẫn mục tiêu. Nhân viên sẽ làm việc tốt hơn khi nhận được thông tin phản hồi cho biết họ đang thực hiện mục tiêu như thế nào để giúp họ có thực hiện được mục tiêu hay

không cũng hết sức cần thiết. Ngoài ra, phản hồi cũng là một hình thức tạo động lực cho nhân viên nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển của nhân viên.

Kết luận chung từ học thuyết thiết lập mục tiêu là: những mục tiêu có tính cụ thể, phù hợp, thách thức, tham gia và phản hồi sẽ tạo động lực cho nhân viên hoàn thành mục tiêu và đạt được thành tích cao hơn.

Ý nghĩa của học thuyết

Các nhà quản lý cần chú ý tới việc thiết lập các mục tiêu phù hợp với từng cá nhân trong tổ chức khi tạo động lực trong lao động và các mục tiêu này gắn liền với các mục tiêu của tổ chức. Hơn thế nữa phải thu hút người lao động tham gia một cách tự nguyện vào quá trình đặt mục tiêu cũng như quá trình thực hiện các mục tiêu đã đặt ra sao cho: mục tiêu phức tạp nhưng có thể đạt được; có thời hạn xác định; có thể đo lường được; có các công cụ cung cấp thông tin phản hồi phù hợp.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)