MỘT SỐ HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 40 - 42)

1.5.1.Học thuyết nhu cầu của Maslow

Nội dung học thuyết

Abraham Maslow là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học. Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này. Theo Maslow, con người có năm thứ bậc nhu cầu được chia thành nhóm nhu cầu ở bậc thấp và bậc cao, phát triển theo hình bậc thang. Nhóm nhu cầu bậc thấp bao gồm nhu cầu sinh lý, an toàn và nhu cầu xã hội, còn các nhu cầu bậc cao gồm nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện.

-Nhu cầu sinh lý: là những nhu cầu cơ bản để duy trì bản thân cuộc sống con người (ăn, mặc, ở,…). A. Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa

được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được con người.

-Nhu cầu an toàn: là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc, mất tài sản

-Nhu cầu xã hội: do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận

-Nhu cầu được tôn trọng: theo Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới những sự thỏa mãn như quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.

-Nhu cầu hoàn thiện, A.Maslow cho xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới, tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa.

Maslow cho rằng, khi nhu cầu bậc thấp hơn được thỏa mãn thì nhu cầu bậc cao hơn mới xuất hiện và trở thành động lực của con người. Tại mỗi thời điểm cụ thể trong cuộc sống của mỗi con người đều nổi lên một nhóm nhu cầu cấp thiết và người ta bị thôi thúc phải tìm cách thỏa mãn chúng. Khi một nhóm nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa.

Như vậy, theo học thuyết này trước tiên các nhà quản lý phải quan tâm đến các nhu cầu vật chất, trên cơ sở đó mà nâng dần lên các nhu cầu bậc cao hơn và muốn thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả thì nhà quản lý cần phải xác định đúng các tác động vào mức độ nhu cầu mà người lao động đang thực sự quan tâm.

Cơ sở của học thuyết:

- Nhu cầu chính là động lực thúc đẩy con người hoạt động, tuy nhiên khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn thì nó không còn là yếu tố thúc đẩy

nữa mà một nhu cầu khác sẽ nổi lên thay thế vì vậy người ta phải luôn tìm cách để thỏa mãn một nhu cầu nào đó

- Hệ thống nhu cầu của mỗi người rất đa dạng, luôn luôn có một số nhu cầu khác nhau tác động tới hành vi của con người tại bất kỳ thời điểm nào - Những nhu cầu bậc thấp phải được thỏa mãn trước, các nhu cầu bậc cao có nhiều cách để thỏa mãn hơn

Ý nghĩa của học thuyết nhu cầu

Học thuyết nhu cầu của A.Maslow cho thấy, các nhà quản trị muốn thúc đẩy nhân viên thực hiện tốt công việc của tổ chức cần phải định hướng cho nhu cầu, động cơ của nhân viên theo đúng hướng phát triển của tổ chức và toàn xã hội. Cần nắm bắt được những mong muốn của đội ngũ lao động để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu đó trên cơ sở đó hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)