Chiến lựơc của công ty

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 94 - 97)

Chiến lược là cách các doanh nghiệp đưa ra để được mục đích của mình. Chiến lược kinh doanh nhằm triệt để tận dụng các cơ hội kinh doanh và hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ, từ đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đề ra một chiến lược đúng đắn tức là doanh nghiệp đã có một ngôi sao bắc đẩu trên con đường kinh doanh của mình.

Với đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trải qua trên 10 năm xây dựng và phát triển cùng với sự phát triển, Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long đã đề ra một số chiến lược phát triển trong 5 năm tới như sau:

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

- Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long luôn xác định yếu tố con người là then chốt, có ý quyết định đến sự phát triển bền vững của Công ty. Vì thế, để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực xây dựng cầu đường trong những năm tới, Công ty sẽ thực hiện một số phương châm sau:

trình độ chuyên môn và tay nghề cao, có nhiệt huyết, năng động và sáng tạo. + Tạo môi trường làm việc thân thiện để mỗi CBCNV luôn tự hào mình là một thành viên của Công ty, đồng thời phát huy được tính sáng của họ.

+ Đổi mới phương thức đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm sớm có được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và kỹ sư đủ mạnh, sáng tạo, đồng thời có đạo đức, phẩm chất cách mạng, có bản lĩnh kinh doanh trong nền kinh tế thị trường canh tranh và hội nhập quốc tế, làm chủ công nghệ hiện đại, tiếp thu được công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới.

+ Xây dựng được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh để hội nhập với khu vực và thế giới.

Định hướng chiến lược phát triển các ngành nghề và sản phẩm mũi nhọn

Trong giai đoạn tới, Công ty tiếp tục tập trung đầu tư phát triển một số ngành nghề truyền thống và sản phẩm mũi nhọn, như: Xây dựng cầu, đường, cầu cảng, thi công hầm, xây dựng nền móng công trình, phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn, trong đó, mũi nhọn là các công trình. Đồng thời mở rộng và phát triển lĩnh kinh doanh sang một số lĩnh vực xây dựng kinh doanh dịch vụ thương mại, kinh doanh bất động sản, khách sạn để khai thác tối đa nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả cao cho Công ty.

Định hướng chiến lược đầu tư thiết bị khoa học công nghệ

- Trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung đầu tư, sử dụng có hiệu quả các công nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hoá ở mức cao để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, không gây ô nhiễm môi trường,...

Định hướng thị trường

-Công ty tiếp tục mở rộng thị trường truyền thống, khai thác triệt để các thiết bị đã được huy động, đầu tư, lực lượng lao động trên cơ sở uy tín và các

mối quan hệ sẵn có, nhất là các công trình do Tổng công ty Xây dựng Thăng Long làm thầu chính.

-Nghiên cứu chiến lược qui hoạch phát triển giao thông của ngành trên phạm vi cả nước để tiếp xúc, chọn lựa các dự án phù hợp với khả năng của Công ty ngay từ khi triển khai thiết kế kỹ thuật.

-Đối với thị trường nền móng xây dựng: Trong thời gian tới có nhiều dự án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng trên phạm vi cả nước, vì vậy Công ty cần tiếp tục tham gia các dự án đó để đảm bảo việc làm và phát huy thế mạnh của công ty, là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thi công nền móng xây dựng.

-Mở rộng thị trường của công ty sang đầu tư vào các dự án xây dựng khu đô thị.

Định hướng Quản lý và xây dựng thương hiệu

-Xây dựng dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

-Hoàn thiện quy chế quản lý, quản trị, điều hành công ty theo hướng hiện đại hóa, tinh, gọn nhẹ, hiệu quả và năng suất.

Định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp

-Nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên về truyền thống và lịch sử phát triển của Công ty.

-Đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi công trình và dự án. -Khẳng định uy tín và thương hiệu của Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long, cũng như thương hiệu của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long.

-Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một đại diện của Công ty, có nghĩa vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Sẵn sàng hợp tác với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp trong và ngoài nước trên nguyên tắc bình đẳng, trung thực, các bên cùng có lợi.

Năm 2015 và các năm tiếp theo, công ty cần xây dựng bộ máy lãnh đạo gọn gàng và có chiến lược về con người bằng cơ chế, chính sách thu hút lao

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)