Học thuyết về sự công bằng của Stacy Adam

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 44 - 46)

Thuyết công bằng là một lý thuyết về sự động viên nhân viên do John Stacy Adam, một nhà tâm lý học hành vi và quản trị học đưa ra vào năm 1963. Cũng như nhiều học thuyết động viên nổi tiếng khác, thuyết công bằng của Adam đưa ra những yếu tố ngầm và mang tính biến đổi tác động đến sự nhìn nhận và đánh giá của nhân viên về công ty và công việc của họ.

Nội dung học thuyết

-Học thuyết công bằng phát biểu rằng người lao động so sánh những gì họ bỏ vào một công việc (đầu vào) với những gì họ nhận được từ công việc

đó (đầu ra) và sau đó đối chiếu tỷ suất đầu vào – đầu ra của họ với tỷ suất đầu vào – đầu ra của những người khác. Nếu tỷ suất của họ là ngang bằng với tỷ suất của những người khác, thì người ta cho rằng đang tồn tại một tình trạng công bằng. Nếu như tỷ suất này là không ngang bằng, thì họ cho rằng đang tồn tại một tình trạng bất công. Khi tồn tại những điều kiện bất công, các nhân viên sẽ nỗ lực để hiệu chỉnh chúng.

-Học thuyết ngụ ý rằng khi các nhân viên hình dung ra sự bất công, họ có thể có một hoặc một số trong năm khả năng lựa chọn sau đây:

+ Làm méo mó các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân mình hay của những người khác.

+ Cư xử theo một cách nào đó để làm cho những người khác thay đổi các đầu vào hay đầu ra của họ.

+ Cư xử theo một cách nào đó để làm thay đổi các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân họ.

+ Chọn một tiêu chí đối chiếu khác để so sánh. + Bỏ việc.

-Các cá nhân không chỉ quan tâm tới khối lượng phần thưởng tuyệt đối mà họ nhận được cho nỗ lực của mình, mà còn tới cả mối quan hệ giữa khối lượng đó với những gì những người khác nhận được. Các đầu vào, như nỗ lực, kinh nghiệm, trình độ giáo dục và tài năng được đem so sánh với những đầu ra như mức lương, tăng lương, sự công nhận và các yếu tố khác. Khi mọi người nhận thức là có sự chênh lệch trong tỷ suất đầu vào – đầu ra của họ so với những người khác, nhất định sẽ có sự căng thẳng. Sự căng thẳng này tạo cơ sở cho động lực, khi mà mọi người phấn đấu để giành được cái mà họ coi là công bằng và thỏa đáng.

Ý nghĩa của học thuyết:

-Để tạo sự công bằng trong tổ chức, nhà quản lý cần phải xem xét mức độ cân bằng giữa những gì mà mỗi cá nhân trong tổ chức đóng góp và kết quả

mà họ nhận được, tìm mọi biện pháp để cân bằng chúng. Nguyên tắc “quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” phải được tôn trọng trong mỗi tổ chức, khi quyền lợi của mỗi cá nhân được tôn trọng sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích rất lớn. Quyền lợi cần được phân chia công bằng dựa trên năng lực, trình độ, sự nỗ lực, nhiệt tình, sự chăm chỉ, linh hoạt, sự hy sinh bản thân, lòng trung thành, hiệu suất và hiệu quả trong công việc, sự đóng góp của mỗi cá nhân đối với tổ chức. Quyền lợi mà mỗi cá nhân nhận được có thể là tiền lương, tiền thưởng, tiền phúc lợi, được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, là sự công nhận hay thăng tiến.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)