3.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
3.2.1.1. Lĩnh vực hoạt động
Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông: đường bộ, cầu, cảng, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thi công nền móng công trình…
-Trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông cầu, cảng; xây dựng nền móng các công trình; xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; xây dựng công trình thủy lợi; thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn; lặn phục vụ thi công công trình dưới nước công ty đã có kinh nghiệm 13 năm
-Trong lĩnh vực xây dựng các công trình điện đến cấp III; kinh doanh bất động sản, khách sạn; kinh doanh các dịch vụ thương mại, công ty đều có 6 năm kinh nghiệm
Công ty có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn, sự tận tình trong công việc cũng như phương châm lấy chữ tín làm đầu, Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long là một đơn vị tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
Trong một vài năm gần đây, ngoài làm việc trong lĩnh vực xây dựng truyền thống, công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang cả kinh doanh bất động sản, khách sạn,… từng bước mở rộng quy mô của công ty.
3.2.1.2. Tình hình tài chính của công ty
Bảng 3.1: Doanh thu của công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu Lợi nhuận trƣớc thuế Lợi nhuận sau thuế
Giá trị Lƣợng thay đổi tuyệt đối Lƣợng thay đổi tƣơng đối(%) Giá trị Lƣợng thay đổi tuyệt đối Lƣợng thay đổi tƣơng đối(%) Giá trị Lƣợng thay đổi tuyệt đối Lƣợng thay đổi tƣơng đối(%) Năm 2012 63723 _ _ 237,13 _ _ 203,93 _ _ Năm 2013 64396 673 1,056 151,42 -85,71 -36,145 109,02 -94,91 -46,54 Năm 2014 63709 -687 -1,078 214,12 62,7 41.408 181,6 72,58 66,58
Nguồn: Báo cáo quyết toán các năm 2012 – 2014, Phòng Kế toán-Tài chính Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long
Từ bảng số liệu trên, ta có thể nhận ra tình hình tài chính của công ty có rất nhiều biến động.
Năm 2013, tổng doanh thu của công ty tăng 67323 triệu đồng so với năm 2012, ứng với 1,056% tuy nhiên lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty lại giảm. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 151,42 triệu đồng, giảm 86,71 triệu đồng so với năm 2012; lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 46,54% so với năm 2012. Năm 2013 là một năm đầy biến động với thị trường bất động sản, một năm gam màu trầm đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Bong bóng bất động sản nổ tung đã để lại những hệ quả liên lụy đáng buồn cho nền
kinh tế: hàng loạt khu địa ốc, chung cư, những dự án xây dựng bị ngừng thi công, những dự án xây dựng không thể giải tỏa mặt bằng xây dựng,.. điều này đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới các công ty xây dựng nói chung và công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long nói riêng. Lợi nhuận giảm, mức lương của cán bộ nhân viên của công ty cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Năm 2014, tổng doanh thu của công ty là 63709 triệu đồng, giảm 687 triệu đồng so với năm 2013. Tuy nhiên trên thực tế, thì lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng. Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 62,7 triệu đồng so với năm 2013, ứng với tăng 41,408% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty là 181,6 triệu đồng tăng 66,58% so với năm 2013. Mặc dù lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn chưa bằng với năm 2012, tuy nhiên đây cũng là những dấu hiệu rất đáng mừng đối với công ty. Năm 2014, Quốc hội bấm nút thông qua nhiều đạo luật quan trọng về đất đai, lần đầu tiên mở cửa cho người nước ngoài mua nhà, tình hình giao dịch khởi sắc trở lại, hoạt động M&A dự án sôi động. Đó là những dấu ấn nổi bật đối với toàn cảnh thị trường bất động sản năm 2014. Qua đó, đánh dấu một năm với nhiều diễn biến tích cực sau nhiều năm thị trường rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Năm 2014 bất động sản được các chuyên gia đánh giá là đã thoát “đáy” và đang tích lũy để bước vào chu kỳ mới. Thị trường bất động sản phục hồi là những tín hiệu lạc quan đối với các doanh nghiệp xây dựng, thổi một làn gió mới vào các công ty.
3.2.1.3. Đặc điểm lao động của công ty
Vị trí lao động
Bảng 3.2: Số lao động của công ty theo vị trí, bộ phận
Bộ phận Tổng số lao động
Tỷ trọng %
Cán bộ quản lý Nhân viên Công nhân Số lƣợng lao động Tỷ trọng % Số lƣợng lao động Tỷ trọng % Số lƣợng lao động Tỷ trọng % Ban giám đốc 3 1,51 3 1,51 Phòng tổ chức- Hành chính 12 6,06 2 1,01 10 5,05 Phòng kỹ thuật- Công nghệ 20 10,1 2 1,01 18 9,1 Phòng kinh tế- kế hoạch 10 5,05 1 0,5 9 4,54 Phòng thiết bị - vật tư 17 8,58 2 1,01 15 7,6 Phòng tài chính- kế toán 12 6,06 1 0,5 11 5,55 Các xí nghiệp 84 42,42 3 1,51 81 40,9
Các đội thi công
cầu 17 8,58 1 0,5 16 8,08
Các đội thi công
đường 15 7,57 1 0,5 14 7,07
Xưởng sửa chữa 8 4.07 1 0,5 7 3,55
Tổng cộng 198 100 17 8,55 30 15,15 151 76,3
Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long
Theo bảng kết quả trên ta thấy, ban giám đốc của Công ty có 3 người, chiếm tỷ lệ 1,51%. Nếu tính bình quân lao động quản lý gồm các vị trí: ban giám đốc, trưởng phòng, phó phòng các bộ phận, quản đốc, phó quản đốc các phân xưởng sản xuất thì tỉ lệ này lên tới 8,55% trong tổng số. Còn nếu xét tỷ
lệ lao động quản lý bao gồm cả lao động chuyên môn nghiệp vụ trong các phòng ban thì tỷ lệ lao động gián tiếp là 23,7%, còn lao động trực tiếp làm ra sản phẩm là 76,3%. Điều đó cho thấy cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty nói chung còn cồng kềnh làm tăng chi phí quản lý và cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Với cơ cấu lao động như trên, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động tạo động lực cho người lao động trong Công ty. Bởi vì, với hai loại lao động gián tiếp và lao động trực tiếp thì nhu cầu của mỗi loại lao động là khác nhau, do đó Công ty sẽ gặp khó khăn hơn trong vấn đề tạo động lực làm việc, Công ty cần phải chú ý nhiều hơn đối với loại lao động trực tiếp làm ra sản phẩm.
Cơ cấu tuổi, giới tính
Bảng 3.3: Cơ cấu giới tính công ty
(Đơn vị: người)
Nam Nữ Tổng số
Số lượng 173 25 198
Tỷ lệ phần trăm 87,4% 12,6% 100%
Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long
Tỷ lệ lao động nữ ở công ty chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động. Tỷ lệ nữ chỉ đạt 12,6%, chứ chiếm tới 1/5 số lao động. Do đặc thù công ty liên quan đến lĩnh vực xây dựng, vì thế lượng lao động nam luôn chiếm ưu thế áp đảo so với lao động nữ. Lao động nữ thường tập trung ở các phòng như phòng tổ chức – hành chính, kinh tế - kế hoạch, tài chính – kinh doanh. Nhu cầu công việc theo giới tính là khác nhau, nữ giới thường có xu hướng tìm kiếm công việc ổn định, ít thích di chuyển, còn nam giới lại ưa thích những công việc năng động, nhiều thách thức, cơ cấu hiện nay được coi là hợp lý. Vì thế với đặc thù riêng của công ty xây dựng, công ty phải luôn chú ý quan tâm tới người lao động đặc biệt là lao động nam, tạo điều kiện cho họ có môi
Bảng 3.4: Cơ cấu tuổi của ngƣời lao động Đơn vị: người Nam Nữ Tổng số Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm Dưới 30 tuổi 27 13,63% 10 5,05% 37 18,68% Từ 30-45tuổi 112 56,57% 10 5,05% 122 61,62% Trên 45tuổi 34 17,2% 5 2,5% 39 19,7%
Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ nhóm tuổi có số lượng lao động lớn nhất trong công ty là nhóm tuổi từ 30 – 45 tuổi, nhóm tuổi này có tổng số 122 lao động chiếm tới 61,62% số lao động. Nhóm tuổi trên 45 xếp ở vị trí số 2, chiếm tới 19,7%. Dưới 30 tuổi có tổng số lao động chiếm tỉ trọng nhỏ nhất công ty. Trong số lao động nữ, tỷ lệ những người dưới 30 tuổi và từ 30 – 45tuổi là như nhau, có 10 lao động và chiếm 5,05%. Qua đây có thể kết luận rằng cơ cấu về tuổi tác của lao động tại Công ty là cơ cấu trẻ. Lao động dưới 30 tuổi là những người vừa ra trường, chưa lập gia đình. Đây là độ tuổi có sức khỏe, năng động, sáng tạo và ít vướng bận gia đình, tinh thần làm việc hăng say. Nhóm lao động có độ tuổi từ 30 đến 45 là những người giàu kinh nghiệm, có sức khỏe và hăng hái phấn đấu theo đuổi các mục tiêu sự nghiệp. Tuy nhiên, nhóm lao động này thường có vướng bận về gia đình và con cái. Nhóm lao động trên 45 tuổi là nhóm cán bộ đã hết tuổi quy hoạch bổ nhiệm thăng chức. Ở độ tuổi trên 52, người lao động giàu kinh nghiệm, thường giữ các vị trí quan trọng và bắt đầu thay đổi mục tiêu, làm việc khác hẳn với 2 nhóm trước. Họ không còn theo đuổi các mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp. Nhưng đây là độ tuổi người lao động quan tâm nhiều đến thu nhập (đối với những người có kinh tế gia đình chưa khá giả) và công việc nhàn hạ, thoải
trên, công ty cần có những phương pháp tạo động lực khác nhau đối với từng đối tượng lao động ở độ tuổi khác nhau và đặc biệt cần quan tâm tới đội ngũ lao động ở độ tuổi từ 30-45 vì đội ngũ lao động này còn có vai trò rất quan trọng trong việc gánh vác kinh tế gia đình.
Trình độ học vấn, chuyên môn
Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn
Đại học và trên đại học Cao đẳng, trung cấp Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông Tổng số Số người 62 24 104 8 198 Tỉ lệ phần trăm 31,31 12,12 52,52 4,05 100
Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long
Từ bảng kết quả trên ta nhận thấy, hầu hết người lao động làm việc tại công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long đều đã qua đào tạo, tỉ lệ lao động phổ thông ở công ty rất nhỏ, tỷ lệ này chiếm không quá 5%. Đây là con số rất đáng tự hào, người lao động làm việc ở công ty đều có trình độ chuyên môn. Tỉ lệ số người lao động có trình độ đại học và trên đại học khá cao, 31,31%, chiếm khoảng 1/3 số người công tác tại công ty. Những cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học đều có tay nghề vững vàng, nắm vững lý thuyết áp dụng tốt vào thực tế. Tuy nhiên, tỷ lệ công nhân kỹ thuật ở công ty chiếm khá lớn, công nhân kỹ thuật chiếm tới hơn một nửa số lao động, công ty nên tạo mọi điều kiện trao dồi kiến thức, tập huấn nâng cao tay nghề cho người công nhân. Hơn thế nữa công ty cần phải có các chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng lao động này
Thâm niên công tác
Bảng 3.6: Cơ cấu theo thâm niên và trình độ lao động công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long
Thứ
tự môn đƣợc đào tạo Trình độ chuyên
Tổng số lao động
Thâm niên nghề nghiệp
Dƣới 1 năm Từ 1-5 năm Từ 5-15 năm Trên 15 năm
Số lao động % so với Số lao % so với Số lao % so với Số lao % so với
SLĐ SLĐ SLĐ SLĐ
1 Đại học và sau đại học 62 3 1,51 5 2,64 35 17,67 19 9,6
2 Trung cấp và cao đẳng 24 2 1,01 3 1,51 14 7,07 5 2,52
3 Công nhân kỹ thuật 104 7 3,53 25 12,63 60 30,3 12 5,97
4 Lao động phổ thông 8 4 2,02 2 1,01 2 1,01 0 0
5 Tổng 198 16 8,07 35 17,79 111 56,05 36 18.09
Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long
Theo bảng số liệu ta có, Công ty đã có một lực lượng lao động với nhiều thế hệ kết hợp trong đó số lao động có thâm niên từ 5-15 năm trở lên là phần lớn với 111 người chiếm 56,05%, từ 15 năm trở lên có 36 người, chiếm 18,09%. Còn lại từ 1- 5 năm chiếm 17,79%, dưới 1 năm có 16 người chiếm 8,07%.
Qua những số liệu trên ta thấy được mức độ thâm niên nghề nghiệp ở đây cũng tương đối hợp lý, phù hợp với sự thay đổi về mặt nhân sự cũng như tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay. Những người có thâm niên nghề cao, có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ những lao động trẻ có năng lực, sức khoẻ nhiệt tình cùng hoàn thành công việc trong quá trình sản xuất. Giữa các bậc thâm niên công tác luôn có sự gắn kết tạo ra một tập thể vững mạnh, giúp đỡ lẫn nhau trong khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số lao động mới được được tuyển vào công ty trong vòng 5 năm trở lại đây chiếm tỷ lệ tương đối cao chiếm 17,79% so với tổng số lao động trong công ty. Công ty cần phải có những biện pháp quan tâm thích đáng đối với lực lượng lao động này. Bởi vì, họ là những người mới vào làm trong Công ty, thích sự thay đổi, nếu được đãi ngộ thoả đáng thì người lao động mới yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với Công ty.
3.2.2. Thực trạng công tác tạo động lực cho ngƣời lao động ở công ty
3.2.2.1. Thông qua khuyến khích vật chất
Tiền lương
Đối với người lao động, tiền lương chính là thu nhập của họ để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy muốn khuyến khích người lao động làm
việc thì cần có một chính sách trả lương hợp lý, trả đủ, trả đúng và công bằng. Để đảm bảo việc phân phối thu nhập cho cán bộ công nhân viên được hợp lý, kích thích sản xuất phát triển, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh và các đơn hàng của đối tác. Căn cứ vào tính chất công việc, đặc thù nghề nghiệp, Công ty đã đề ra quy chế trả lương cho cán bộ công nhân viên theo nguyên tắc:
-Nguyên tắc chung về việc quản lý và phân phối tiền lương, tiền thưởng trong lương:
+ Tiền lương được phân phối theo lao động và kết quả lao động của từng người, từng bộ phận. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh thì được trả lương cao. Mức chi trả tiền lương phải gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, đơn vị.
+ Chống phân phối bình quân. Qũy tiền lương được sử dụng trực tiếp phân phối cho người lao động, không sử dụng với các mục đích khác.
+ Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động được ghi vào sổ lương theo quy định tại thông tư số 15 LĐTBXH/TT ngày 10/7/1997 của bộ lao động thương binh và xã hội.
+ Quy chế trả lương được phổ biến công khai đến từng người lao động trong đơn vị.
- Nguồn hình thành quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của công ty được hình thành từ các nguồn sau: