MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC: Tiền lương làm thêm giờ :

Một phần của tài liệu QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 501 doc (Trang 41 - 43)

Tiền lương làm thêm giờ :

Trường hợp cần phải đẩy nhanh tiến độ thi công, đơn vị thi công được huy động nhân lực làm thêm giờ nhưng phải thực hiện đúng quy định không quá 4giờ/ngày và 200 giờ/năm. (thời gian làm việc vào ngày thứ bảy vẫn tính lương thời gian làm việc bình thường, không tính lương làm thêm).

- Điều kiện để được hưởng tiền lương giờ làm thêm : Những việc cần phải làm thêm giờ thì Trưởng BĐH, Trưởng BCH công trường, các phòng báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc Công ty xem xét giải quyết. Nếu được sự đồng ý của Giám đốc thì phòng TC-HC và phòng TC-KT mới có cơ sở thanh toán chế độ làm thêm giờ cho người lao động.

- Trả lương làm thêm giờ của các đơn vị thi công khoán thì được hạch toán vào chi phí đội khoán.

Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang đảm nhiệm cụ thể như sau :

+ Làm thêm giờ vào ngày thường bằng : 150 %. + Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần bằng : 200%. + Làm thêm giờ vào ngày lễ : 300%.

+ Lương làm thêm giờ vào ban đêm (thời gian từ 21h đến 5h ngày hôm sau) được tính như lương làm thêm giờ vào các ngày tương ứng nhân với 130%.

Cách tính lương làm thêm giờ được thực hiện theo thông tư số 13/2003/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002 về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp.

*Các chế độ phụ cấp khác (PC lưu động, khu vực, độc hại…) được thực hiện theo quy định của pháp luật và các thông báo hướng dẫn của Công ty).

QUY CHẾ SỐ 14 :

QUY TRÌNH BAN HÀNH, TIẾP NHẬN VĂN BẢNI- SOẠN THẢO VĂN BẢN I- SOẠN THẢO VĂN BẢN

1. Nội dung văn bản được soạn thảo phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a. Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật, các quy định của Công ty.

b. Phù hợp với nội dung yêu cầu của công việc cần giải quyết. c. Đúng thẩm quyền.

d. Văn bản phải đúng chính tả, ý nghĩa rõ ràng. 2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản:

a. Văn bản hành chính: Theo thông tư liên tịch số : 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

b. Các văn bản khác theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn cách viết tắt tên phòng (vttp) và ghi đuôi văn bản: a. Viết tắt tên phòng (vttp): - Phòng Tổ chức – Hành chính : TCHC - Phòng Tài chính - Kế toán : TCKT - Phòng Kế hoạch - Dự án : KHDA - Phòng Kỹ thuật - Chất lượng : KTCL - Phòng Vật tư - Thiết bị : VTTB - TT Đất Vàng : TTĐV - Giám đốc : GĐ

b. Ghi đuôi văn bản:

- Dạng Công văn ghi : Số:.../CV-vttp; hoặc: Số:.../vttp - Dạng Quyết định ghi : Số:.../QĐ-vttp

- Dạng Báo cáo ghi : Số:.../BC-vttp - Dạng Tờ trình ghi : Số:.../TTr-vttp - Dạng Thông báo ghi : Số:.../TB-vttp - Dạng Giấy đề nghị ghi : Số:.../GĐN-vttp - Dạng Chỉ thị ghi : Số:.../CT-vttp - Dạng Ủy quyền của GĐ ghi : Số:.../UQ-GĐ

Một phần của tài liệu QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 501 doc (Trang 41 - 43)