PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát trung về thanh phố Hải Phòng.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại.
Bên cạnh những thành công đạt được thì việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng cũng có một số hạn chế, cụ thể:
- Quy mô thu hút FDI còn chưa tương xứng với tiềm năng. Tuy quy mô nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng đứng thứ 3 chỉ sau Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng số dự án lại rất khiêm tốn (13 dự án). Mặc dù đứng đầu về quy mô vốn bình quân một dự án tuy nhiên một số dự án thì có quy mô đầu tư rất thấp, còn một số dự án thì quy mô lên tới hàng trăm triệu USD.
- Địa bàn thu hút đầu tư FDI của Hoa Kỳ phân bố không đồng đêu. Chỉ tập trung chủ yếu vào nội thành, các huyện xung quanh nội thành và 2 KCN Nomura và KCN Đình Vũ, điều đó khiến cho FDI chưa tạo được việc làm đều trên địa bàn đặc biệt là chưa góp phần giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Điều này đã góp phần gây mất cân đối trong phân bổ dân số, gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
- Hình thức đầu tư còn nghèo nàn, chưa phong phú. Hình thức chủ yếu
vẫn là 100% vốn nước ngoài. Các hình thức đầu tư khác còn rất ít hoặc không có. Điều này không những gây thiệt hại lớn đối với các doanh nghiệp trong
nước mà còn phần nào làm triệt tiêu những lợi thế của đầu tư nước ngoài như: sự chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đào tạo công nhân và quản lý trình độ cao.
- Cơ cấu đầu tư theo ngành còn mất cân đối. Nguồn vốn FDI của Hoa
Kỳ tập trung vào công nghiệp, bất động sản. Trong khi đó đầu tư vào các ngành nông, lâm, thủy sản, những ngành chế biến nông sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống còn rất khiêm tốn dù đây đều là những thế mạnh của thành phố.
- Sản xuất công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu chưa được chú trọng. Các nhà đầu tư luôn than phiền rằng họ khó khăn trong việc tìm
kiếm nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm trong nước. Do đó phải nhập khẩu nhiều, đẩy chi phí lên cao.
- Cạnh tranh với các Doanh nghiệp trong nước .các doanh nghiệp FDI nói chung và các doanh nghiệp FDI của Hoa Kỳ nói riêng do có lợi thế về vốn, công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất khi đầu tư vào Hải Phòng đã trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước do kém lợi thế hơn nên dần bị thu hẹp quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị phá sản. Doanh nghiệp trong nước phá sản có thể gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động.
- Chuyển giao công nghệ.
Hoa Kỳ tuy trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại và công nghệ nguồn nhưng tỷ trọng các dự án đầu tư vào Hải Phòng còn rất ít. Công nghệ chuyển giao vào Việt Nam nói chung và Hải Phong nói riêng thường là những công nghệ cũ hoặc lạc hậu. Nhất là trong thời kỳ đầu, chính sách chuyển giao công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, cơ chế giám sát của cán bộ Việt Nam còn
yếu kém nên công nghệ nhập khẩu về Hải Phòng là công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và tốn kém trong việc thay thế hoặc mua mới. Việc chuyển giao những công nghệ lạc hậu qua cảng Hải Phòng đã biến nơi đây thành một trong những “ bãi thải công nghệ, máy móc thiết bị cũ và lạc hậu " do nhà đầu tư nước ngoài thải ra.