Một số kiến nghị.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn FDI của hoa kỳ vào thành phố hải phòng (Trang 77 - 83)

- Phát triển và hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cũng như giảm chi phí cho

3.3. Một số kiến nghị.

Thứ nhất, giải pháp cải thiện cơ số hạ tầng. Tiến hành tổng rrà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Vừa kêu gọi vốn đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng, vừa phải đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là

nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

Thứ hai, giải pháp khắc phục những hạn chế của các yếu tố trong môi trường kinh tế. Thực hiện nghiêm túc những chính sách kinh tế mà nhà nước đã đưa ra để hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kích thích nhu cầu người tiêu dùng, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp cho người lao động, hạn chế khả năng bùng phát dịch bệnh. Ngoài ra cần chủ ý việc cân đối ngân sách cho phù hợp khi thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao tính chủ động, ý thức tự giác, làm việc có trách nhiệm cho một số cán bộ địa phương để nghiêm túc Thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội toàn thành phố, tránh hiện tượng đùn đẩy né tránh việc khó.

Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điêu kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện đê đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điêu chinh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, khả năng phối hợp giữa các Bộ ngành địa phương. Cụ thể hóa các văn bản pháp luật một cách dễ hiểu, để áp dụng tránh tình trạng tạo ra các cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho việc thực hiện.

Thứ tư, về cải cách thủ tục hành chính. Trước hết cần đổi mới quan điểm về thủ tục hành chính. Các cơ quan nhà nước cần có tư duy sát thực hơn về hoạt động đầu tư vả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng trước hết đây vừa là lợi ích, vừa là trách nhiệm của họ. Cơ quan quản lý nhà nước phải nhận thức, quán triệt quan điểm phục vụ trong chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trung tâm theo hướng nhận khó khăn về phía mình để tìm cách đơn giản hoá thủ tục hành chính tới mức cao nhất, đem lại thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, mọi thủ tục hành chính cẩn hướng vào việc tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoải, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cẩn được thiết kế theo hướng để khi doanh nghiệp thực hiện với thời gian ngấn nhất và chi phí thấp nhất. Từ điều này sẽ tìm ra nhiều cách sáng tạo thực hiện. Ngoài ra, thủ tục mới nhưng con người cũ, tư tưởng cũ sẽ là một vật cản lớn tròng cải cách hành chính. Trên thực tế, có những vấn đề đã quy định cụ thể, thủ tục thông thoáng nhưng do nhận thức, thói quen nuối tiếc với cơ chế “xin – cho” của một bộ phận cán bộ, công chức hành chính nên sự việc tuy dễ hóa khó khăn. Thủ tục hành chính dù hay đến mấy nhưng chỉ nằm trên giấy tờ văn bản, muốn đi vào cuộc sống phải thông qua con người áp dụng. Do đỏ, sự công tâm của cán bộ, công chức hành chính cùng với một cơ chế trách nhiệm pháp lý minh bạch, công khai sẽ là những yếu tố quan trọng để Hài Phòng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, giải pháp về lao động, tiền lương, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cao, lành nghề) luôn được coi trọng, vì đó là nhân tố quyết định và là cầu nối cực kỳ quan trọng giữa nhà đầu tư với địa phương. Vì vậy, tăng cường công tác

đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đồng bộ với các mặt: giáo dục - đào tạo, sử dụng và tạo việc làm là yêu cầu không thể thiếu trong thu hút đầu tư. Tăng cường đầu tư các dịch vụ phục vụ ăn, ở, đi lại, học hành, khám và điều trị bệnh, nhu cầu vui chơi, giải trí cho người lao động tại các khu công nghiệp. Trước mắt tập trung giải quyết hiệu quả vấn đề nhà ờ cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn nhằm ổn định lâu dài nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư.

Ngoài các giải pháp trên, cần chủ động gặp gỡ các nhà đầu tư, qua đó nắm bắt các nhu cầu và tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục các nhà đầu tư đồng tình ủng hộ việc thành lập các tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này hoạt động. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức cơ sở đảng, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và người lao động.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập sôi động và nhanh nhất. Nguồn FDI là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Việt Nam đề thực hiện thành công công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trên thế giới FDI đang đổ về các nước thuộc khu vục Châu Á- Thái Bình Dương trong đó Việt Nam được coi như một ngôi sao đang lên trên bản đồ hội nhập và thu hút FDI trên thế giới. Chính vì vậy trong giai đoạn tới Việt Nam nhất định phải xác định đúng mục tiêu thu hút FDI và đưa ra giải pháp hợp lý để thu hút và sử dụng tốt FDI.

Từ khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi có BTA và TIFA Việt Nam- Hoa Kỳ, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam như góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Trong đó, thực hiện đúng và linh hoạt các cam kết của Việt Nam với WTO đặc biệt ở lĩnh vực dịch vụ, các cam kết trong BTA với Hoa Kỳ đặc biệt là điều khoản đầu tư, các giải pháp thực thi TIFA với một chiến lược thu hút FDI cụ thể từ Hoa Kỳ là việc quan trọng nhất. Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, việc tiếp tục hoàn thiện thủ tục FDI, tăng cường kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư... đang là những vấn đề đặt ra nhàm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam. Có rất nhiều vấn đề các DN Hoa Kỳ quan tâm khi quyết định đầu tư. Vì thế Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Dầu khí và năng lượng đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Phải tạo điều kiện đê các DN Hoa Kỳ đến Việt Nam bất cứ khi nào họ muốn.

Trong khi làn sóng FDI mới từ các nước phát triển ồ ạt vào Việt Nam, mà Hoa Kỳ là một đối tác chiến lược, Hải Phòng là một địa phương có nhiều tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam nhất là về du lịch, giải trí, xây dựng, khu công nghiệp và công nghệ cao với vị trí địa lí, thiên nhiên ưu đãi, văn hoá lâu đời và hệ thống Khu công nghệ cao- Khu công nghiệp- Đô thị dày đặc, nằm trong chiến lược phát triển của Việt Nam, đang và sẽ có nhũng điều kiện rất thuận lợi trong việc thu hút FDI đê phát triển kinh tế địa phương. Trong những năm qua, tận dụng lợi thế đó thành phố Hải Phòng đã tạo đột biến trong thu hút FDI nói chung và FDI của Hoa Kỳ nói riêng, Hải Phòng đã thu hút được không ít dự án có tổng số vốn trên 100 triệu USD của Hoa Kỳ. Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư nước ngoài, tăng cường kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các chính sách đầu tư, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư đang là những vấn đề đặt ra nhằm thu hút ngày càng nhiều FDI của Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn FDI của hoa kỳ vào thành phố hải phòng (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w