Tình hình thu hút FDI vào Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn FDI của hoa kỳ vào thành phố hải phòng (Trang 38 - 46)

PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát trung về thanh phố Hải Phòng.

2.1.4. Tình hình thu hút FDI vào Hải Phòng.

Những năm gần đây, Hải Phòng trở thành một trong những địa phương có sự đột phá về thu hút nguồn vốn FDI, trong tốp dẫn đầu cả nước. Không những thế, chất lượng các dự án FDI cũng có sự chuyển biến rõ nét. Nguồn vốn FDI tiếp tục giữ vai trò quan trọng, là một trong những động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển KTXH thành phố.

2.1.4.1. Về cơ cấu nguồn vốn.

Do xác định rõ lợi thế so sánh, coi phát triển kinh tế đối ngoại là động lực, là giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Hải Phòng thu hút vốn đầu tư đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 6 cả nước về quy mô vốn đầu tư. Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng từ năm 2007 đến năm 2014 ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng giai đoạn năm 2007- 2014

Đơn vị tính: triệu USD

Vốn đăng ký mới

1.020,34 944,62 57,22 87,67 459 1.635,2 1.844,33 622,41

Số dự án 34 35 13 21 26 40 51 33

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng.

Từ bảng trên ta có biểu đồ 2.1:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong 2 năm 2007 và 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng đạt mức tương đối cao. Đây là thời điểm Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, đó là động lực thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung và tại Hải Phòng nói riêng, cụ thể trong năm 2007 Hải phòng thu hút được 34 dự án với số vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD điển hình là dự án hợp tác với tập đoàn Huyndai Hàn Quốc với tổng số vốn lên tới 742 triệu USD cấp ngày 12/03/2007; trong năm 2008, Hải Phòng thu hút được 35 dự án với tổng số vốn là 944 triệu USD, trong đó có nhiều dự án trên 100 triệu USD như dự án xây dựng KCN An Dương-GĐ1 của Trung Quốc với số vốn là 175 triệu USD và dự án xây dựng KCN, khu công nghệ cao của Singapore với số vốn đăng ký là 268 triệu USD.

Từ cuối năm 2008 đến 2011, Thế giới bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, kinh tế Việt Nam cũng không năm ngoài tầm ảnh hưởng đó khiến việc thu hút đầu tư FDI từ các nước phát triển gặp nhiều khó khăn. Hải Phòng chủ yếu chỉ thu hút được các dự án nhỏ lẻ với số vốn đăng ký bình quân 10.06 triệu USD/1 dự án.

Trong 3 năm (2012- 2014), kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc trở lại đặc biệt là sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản. Nhờ cải thiện các chính sách thu hút vốn đầu tư và chính sách đối ngoại, Hải Phòng thu hút được 124 dự án FDI được cấp mới với số vốn đăng ký 4,1 tỷ USD và 91 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm 1,24 tỷ USD. Điển hình là dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone của Nhật Bản với số vốn đầu tư là 1,22 tỷ USD cấp ngày 02/01/2012 (chiếm 74,74% tổng số vốn đầu tư trong năm 2012) và dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện tử của tập đoàn LG Electronics (Hàn Quốc) với tổng số vốn đầu tư là 1,5 Tỷ USD cấp ngày 09/06/2013 (chiếm 81,34% tổng số vốn thu hút được trong năm 2013). Như vậy, trong 3 năm, tổng vốn FDI vào Hải Phòng 5,4 tỷ USD, chiếm gần 55% tổng số vốn FDI đăng ký thu hút được trong 25 năm qua.

Đây là những con số rất đáng khích lệ. Nhưng điều đáng nói hơn cả chính là chất lượng các dự án. Nếu như trước đây, các dự án FDI chủ yếu trong các lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất các sản phẩm có sử dụng nguồn nguyên liệu, khoáng sản lớn, các dự án sản xuất các sản phẩm truyền thống như giày da, may mặc, nhựa, thép… thì bây giờ có nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, có công nghệ kỹ thuật cao (thiết bị điện tử và chi tiết, linh kiện trong công nghiệp điện, điện tử, cơ khí, tinh chế các sản phẩm đất hiếm, hợp kim đất hiếm như bột nam châm vĩnh cửu…).

Cho đến thời điểm 20/2/2015, tổng dự án FDI còn hiệu lực trong vùng là 461 dự án, đứng thứ 6 cả nước, tương ứng với số vốn đăng ký đầu tư là 11,3tỷ USD. Như vậy tổng vốn FDI vào Hải Phòng chiếm 4,46% tổng vốn FDI và chiếm 2,57% số dự án FDI cả nước. Số dự án cấp mới và bổ sung vốn 2 tháng đầu năm 2015 là 8 dự án với số vốn đầu tư là 211,56 triệu USD.

2.1.4.2. Về lĩnh vực đầu tư.

Các dự án mà thành phố Hải phòng thu hút được chủ yếu tập trung nhằm khai thác lợi thế về cảng biển, đầu mối công nghiệp và đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ…số liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI theo lĩnh vực đầu tư vào thành phố Hải Phòng tính đến 20/02/2015

Lĩnh vực Số dự án Tỷ lệ số dự án (%) Số vốn đầu tư (Triệu USD) Tỷ lệ số vốn đầu tư (%) Công nghiệp 341 73,97 6.423,56 56,84 Xây dự cơ sở hạ tầng 32 6,94 2.906,49 25,72 Dịch vụ 23 4,99 917,64 8,12 Khác 65 14,1 1.053,4 9,32 Tổng 461 100 11.301,09 100

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng.

Dựa vào bảng 2.2 ta thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp (chiếm 73,97% về số dự án và 56,84% về vốn đầu tư), phát triển cơ sở hạ tầng (chiếm 6,94% về số dự án và 25,72% về số vốn đầu tư), Dịch vụ du lịch (chiếm 4,99% số dự án và 8,12% về số vốn đầu tư). Các hoạt động đầu tư vào công nghiệp chủ yếu hướng vào xuất khẩu.

Nổi bật phải kể tới lĩnh vực điện, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ cao cấp được thành phố tập trung thu hút, mà cụ thể là LGE với dự án trị giá

1,5 tỷ USD tại Khu CN Tràng Duệ, kéo theo hàng chục dự án FDI vệ tinh khác, làm cả khu CN sôi động hẳn lên và đây cũng là một cơ sở quan trọng để Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép mở rộng khu CN thêm 600 ha. Một dự án hàng tỷ USD khác là Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone tại Khu CN Đình Vũ. Ngoài ra, còn có nhiều dự án khác công nghệ cao như nhà máy sản xuất thuốc tiêu chuẩn cao Nipro Pharma; sản xuất máy in, máy photocopy của Fuji Xerox…

Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, thành phố cũng thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế, giàu kinh nghiệm. Lĩnh vực logistics tuy rất mới nhưng cũng có 2 nhà đầu tư của Singapore. Cùng với đó, trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có thêm nhiều nhà đầu tư lớn tới tìm hiểu và xúc tiến đầu tư như Daiwa House, Fujita, Sujitsu, Minato, Chyoda, Chuo, Hilton ( Nhật Bản và Hoa Kỳ…). Trong đó có 3 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện các dự án về trung tâm thương mại tổng hợp, khu nhà ở tại Khu đô thị ven sông Lạch Tray và dự án khách sạn 5 sao…

Nhìn nhận tổng thể, cơ cấu ngành nghề trong thu hút FDI đã khai thác triệt để lợi thế của Hải Phòng và thực hiện đúng định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. FDI tập trung chủ yếu vào công nghiệp với số lượng lớn về số vốn và số dự án, tiếp theo là cơ sở hạ tầng, thương mại và dịch vụ. Cơ cấu trên đã làm tăng tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ cũng như tác động hỗ trợ cho các ngành công nghiệp dịch vụ hiện có ở địa phương.

Nói chung, các chủ đầu tư FDI tại Hải Phòng mới chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhà đầu tư có tiềm năng mạnh về công nghệ và tài chính. Mặc dù vậy, hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời gian qua cũng đã đóng vai trò rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

2.1.4.3. Về hình thức đầu tư.

Với chủ trương tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mọi hình thức, FDI tại thành phố Hải Phòng khá đa dạng về các hình thức đầu tư. Hình thức Số dự án Tỷ trọng số dự án (%) Số vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ trọng số vốn đầu tư 100% vốn đầu tư nước

ngoài 329 71,37 7.786,45 68,9 Liên doanh 98 21,26 3250,03 28,76 Công ty cổ phẩn 14 3,03 203,58 1,8 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 20 4,34 61,03 0.54 Tổng 461 100 11.301,09 100

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng theo hình thức đầu tư ( tính đến 20/02/2015 )

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng.

Những biến động của dòng vốn FDI vào Hải Phòng về cơ bản là giống dòng vốn FDI của cả nước. Điều đó cho thấy, trong điều kiện của cả nước ta, dòng vốn FDI của Hải Phòng về cơ bản phụ thuộc vào chính sách và môi trường đầu tư trung của cả nước, những thay đổi cơ chế và chính sách chung của Nhà nước có ảnh hương quyết định đối với việc thu hút FDI vào Hải Phòng. Khi luật đầu tư chung 2005 có hiệu lực đã tạo ra môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước dẫn đến số các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tiếp đến là hình thức liên doanh và

sau cùng là loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh, loại hình này mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Tính đến hết năm 2014 mới chỉ có 17 dự án ký kết theo phương thức này. Trong hình thức liên doanh thì tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ lệ khá cao, trung bình từ 60 - 70 %, khiến quyền lợi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm ưu thế hơn.

2.1.4.4. Về đối tác đầu tư.

Trong nhiều năm qua, cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI, thành phố Hải Phòng đã phát triển thêm nhiều mối quan hệ với các đối tác là các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó Hải Phòng đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư từ các nước khác nhau. Tới năm 2014, tổng cộng đã có hơn 28 đối tác đầu tư vào Hải Phòng trên tất cả các lĩnh vực, từ công nghiệp – xây dựng, tới nông nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn quốc tế, làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp tại hải Phòng ngày càng sôi động và phong phú hơn. Các đối tác đầu tư vào Hải Phòng chủ yếu tới từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Vì các nhà đầu tư châu Á thường tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm và khách sạn, sử dụng nhiều lao động, điều này phù hợp với các điều kiện thuận lợi sẵn có tại thành phố Hải Phòng.

2.1.4.5. Địa phương tiếp nhận đầu tư.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu vẫn tập trung chủ yếu vào những địa phương có lợi thế về giao thông và hạ tầng kỹ thuật (quốc lộ 5, cảng biển, khu công nghiệp…) Trong những năm gần đây, FDI không còn tập trung vào những quận ở nội thành mà bắt đầu chuyển dịch ra các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, những địa bàn có khó khăn về cơ sở hạ tầng, xa khu vực có dân cư, xa các khu đô thị vẫn chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư như các huyện Vĩnh Bảo, huyện đảo Bạch Long Vỹ…

2.1.4.6. Đóng góp của khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã – hội của thành phố Hải Phòng.

Các doanh nghiệp FDI có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế Hải Phòng trong những năm qua, thể hiện ở các mặt như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Bảng 2.4: Đóng góp cho ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI Hải Phòng trong giai đoạn 2011-2014.

Năm Nộp NSNN của các DN FDI Hải Phòng (triệu USD) Nộp NSNN của toàn thành phố Hải Phòng (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2011 106,4 1.672,88 6,36 2012 137,56 1.863,42 7,38 2013 145,78 1.958,67 7,44 2014 124,66 1.789,93 6,96

Nguồn: Sở công thương thành phố Hải Phòng.

Thu hút FDI vào Hải Phòng những năm qua đã tạo cho Ngân sách của thành phố tăng và ổn định. Nguồn thu chủ yếu là các khoản như thuế nhập khẩu, thuế lợi tức, tiền thuế đất…

Qua bảng số liệu trên ta thấy đóng góp của FDI vào ngân sách khá ổn định. Năm 2011, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài gặp nhiều khó khăn, điển hình là tình hình sản xuất , kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nomura vốn là các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất phục vụ xuất khẩu 100% sản phẩm cho công ty mẹ tại Nhật Bản có giảm sút, phải cắt giảm sản lượng và không có đầu tư lớn do ảnh hưởng của động đất sóng thần của Nhật

Bản . Điều đó là nguyên nhân lớn gây lên sự sụt giảm đóng góp ngân sách nhà nước.

Các dự án đầu tư vào Hải Phòng chủ yếu là sản xuất hàng xuất khẩu, điều này đã góp phần cải thiện tình trạng nhập siêu hiện nay. Qua các năm, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố.

Bên cạnh đó, khu vực FDI còn góp phần giải quyết công ăn việc làm không chỉ cho thành phố mà còn cho các tỉnh thành lân cận.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn FDI của hoa kỳ vào thành phố hải phòng (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w