PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát trung về thanh phố Hải Phòng.
2.3.1. Những thành tựu đạt được.
- Về quy mô nguồn vốn.
Lũy kế tới tháng 2 năm 2015, tổng vốn đăng kí của FDI Hoa Kỳ đạt con số là 1229,96 triệu USD, xếp vị trí thứ 3 về vốn đăng ký và vị trí thứ 1 về quy mô bình quân một dự án. Tình hình thu hút đầu tư có chuyển biến tích cực qua các năm, từ năm 2007 đến năm 2014, năm nào cũng có dự án được giải ngân, thể hiện các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất quan tâm đến môi trường đầu tư Hải Phòng. Trong tương lai không xa, Hoa Kỳ có thể sẽ là đối tác đầu tư lớn và quan trọng của thành phố Hải Phòng.
- Về đóng góp cho ngân sách nhà nước.
các dự án FDI của Hoa Kỳ với quy mô vốn đăng ký lớn (1.229,96 triệu USD/13 dự án) đã có những đóng góp đáng kể cho thu ngân sách từ khu vực FDI, từ đó làm tăng thu ngân sách cho thành phố thông qua các loại thuế và cho thuê đất.
Bảng 2.9. Nộp ngân sách của doanh nghiệp FDI Hoa Kỳ trong thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2014
Năm Nộp NSNN của các DN FDI Hoa Kỳ trong TP Hải Phòng (triệu USD) Nộp NSNN của các DN FDI Hải Phòng (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2011 4,56 106,4 2012 5,23 137,56 2013 5,35 145,78 2014 6,68 124,66
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc Hoa Kỳ có 10/13 dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Hải Phòng theo đúng hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đối với Hải Phòng cũng như Việt Nam là mang tính tích cực. Tuy nhiên để hội nhập vào nền kinh tế thế giới yêu cầu đòi hỏi từng nước phải thay đổi cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với phân công lao động quốc tế. Tức là phù hợp với năng lực cạnh tranh, phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới. Như vậy mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI, ngược lại cũng chính FDI lại thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Giải quyết việc làm cho người lao động.
Với việc thực hiện các dự án đầu tư FDI từ Hoa Kỳ đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giúp họ có việc làm và tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Tính đến tháng 2014, các dự án FDI Hoa Kỳ đã giúp giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp. FDI không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn đó là thông qua làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với công nghệ và thiết bị hiện đại, chính những điều này đã và đang đem lại cho thành phố Hải Phòng đội ngũ quản lý giỏi và tay nghề của công nhân ngày càng được nâng lên để nhanh chóng tiếp cận với trình độ quản lý và tay nghề quốc tế. Hơn nữa, FDI góp phần chuyển đổi tư duy người dân, họ phải luôn tự học hỏi, nâng cao trình độ để có thể tìm được việc trong các doanh nghiệp địa phương. Đây là một yếu tố tích cực trong thời
buổi cạnh tranh của thị trường lao động. Các doanh nghiệp cung đang từng bước thực hiện việc thành lập các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Hoạt động FDI đã mang lại một bộ phận thu nhập đáng kể cho người lao động . Hiện nay, mức lương bình quân của khu vực FDI là 75 – 80 USD. Lương tối thiểu của người lao động trong khu vực FDI của thành phố là: 40 USD/tháng trong khu vực nội thành ( tương đương với 640.000 VND ) và 35 USD/ tháng ( tương đương với 560.000VND) trong khu vực ngoại thành. Nếu so sánh với mức lương bình quân của lao động Việt Nam là 450.000 VND thì có thể thấy rằng lao động trong khu vực kinh tế có vốn FDI được nhận mức lương cao hơn.. Đó là chưa kể đến những lao động Việt Nam làm kỹ sư, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, có thu nhập rất cao: Lương kỹ sư: 220- 250 USD/ tháng; lương cán bộ văn phòng: 500 USD/tháng; lương cán bô quản lý: trên 1000 USD/ tháng.
- Nâng cao chất lượng lao động.
Có thể khẳng định, chất lượng lao động trong khu vực FDI cao hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác. Thông qua hoạt động FDI, người lao động được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ, đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. mặt khác, người lao động được làm việc trong môi trường làm việc an toàn, vệ sinh; được rèn luyện tác phong lao động công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới.
- Phát triển cơ sở hạ tầng.
FDI của Hoa Kỳ đã góp phần không nhỏ vào việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của thành phố. Nhờ vào nguồn vốn FDI, Hải Phòng là một trong những địa phương sớm nhất của miền Bắc xây dựng được KCN tập trung và có quy mô lớn, có những khách sạn tầm cỡ quốc tế, trung tâm thương mại cao cấp và
những khu đô thị mới hiện đại, xứng danh là một trong những đô thị loại 1 cấp quốc gia của Việt Nam. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của thành phố đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống đường giao thông được xây dựng mới, được cải thiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Các khu công nghiệp được xây dựng ngày càng đồng bộ đáp ứng được nhiều yêu cầu của nhà đầu tư.