PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát trung về thanh phố Hải Phòng.
2.1.3. Những lợi thế so sánh của hải Phòng trong thu hút FDI.
2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng.
Hải Phòng có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của thành phố phát triển.
* Hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Phân bổ hợp lý, giao lưu thuận lợi tới các tỉnh và thành phố khác.
- Đường bộ:
+ Đường bộ đối ngoại: Quốc lộ 5 trên địa bàn Hải Phòng có điểm đầu từ Hà Nội, điểm cuối tại KCN Đình Vũ (nơi sẽ là nút giao với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đang xây dựng), dài 35,5 km, hiện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II đồng bằng, 4 làn xe cơ giới. Quốc lộ 10 là tuyến quốc lộ nối các tỉnh ven biển duyên hải của miền Bắc, nối Vĩnh bảo với Ninh Giang, Diêm Điền Đoạn qua địa phận Hải Phòng dài 52.5 km, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, 2 làm xe cơ giới. Quốc lộ 37 là tuyến quốc lộ có tính chất vành đai miền bắc. Đoạn qua địa phận Hải Phòng dài 20,1 km, tiêu chuẩn đạt đường cấp đồng bằng (mặt cắt ngang 7,5m, 2 làn xe cơ giới).
+ Đường bộ đối nội: gồm 14 tuyến đường chính thành phố và đường tỉnh dài tổng cộng 250 km nối từ đô thị trung tâm đi quận Đồ Sơn và các huyện. Có 6 tuyến chính yếu nhất đã được đầu tư vào cấp hoàn chỉnh từ cấp III trở lên (là đường Tôn Đức Thắng và các ĐT 351, ĐT 353, ĐT 35 , các tuyến còn lại phần lớn mới đạt cấp IV và cấp V, mặt đường nhựa cấp thấp (láng hoặc thâm nhập).
+ Các tuyến quốc lộ đang xây dựng:
Đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 105,5 km đang được triển k hai xây dựng. Đoạn qua địa phận Hải Phòng dài 33 km, tiêu chuẩn đường cao tốc loại A (mặt cắt ngang 70-100m, 6 làn xe cơ giới).Đường cao tốc ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình nối các tỉnh ven biển Bắc Hải Phòng đã được chấp thuận cho xây dựng. Đường có chiều dài qua địa bàn 43,8 km, lộ giới 120,0 m. Đoạn tuyến Tân Vũ – Lạch Huyện nối đường cao tốc với khu cảng của ngõ quốc tế Lạch Huyện có chiều dài 15,6 km đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng.
- Đường sắt:
Tuyến đường sắt bắt đầu từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng, dài 102 km hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa; đi qua địa phận Hải Dương, Hưng Yên (gần như song song với Quốc lộ 5), và k hai thác tàu khách đến ga Long Biên, ga Hà Nội và một số tuyến vận tải hàng hóa đi Lào Cai và các tỉnh phía Nam.
Trên địa bàn thành phố có 3 nhánh đường sắt chuyên dùng kết nối từ tuyến Hà Nội - Hải Phòng với các khu bến cảng dọc sông Cấm từ khu vực cảng Vật Cách đến cảng Chùa Vẽ.
Đoạn đi qua Hải Phòng dài 24,4 km và có 4 ga đầu mối là ga Hải Phòng, ga Thượng Lý, ga Vật Cách và ga Dụ Nghĩa. Do tuyến đường sắt có vị trí xuyên qua trung tâm thành phố nên có tới 211 đường ngang đường bộ, trong đó chỉ có 12 đường ngang có gác chắn, 4 đường ngang có cảnh báo tự động, 17 đường ngang có biển báo, còn lại 178 đường ngang dân sinh.
Ba nhánh chuyên dùng nối ra cảng là: nhánh ra cảng Vật Cách, nhánh ra cảng chính Hải Phòng và nhánh ra cảng Chùa Vẽ. Các nhánh này cũng có khổ 1.000 mm.
- Đường hàng không:
Hải Phòng có 2 sân bay là sân bay dân sự Cát Bi và sân bay quân sự Kiến An. Sân bay Cát Bi các trung tâm thành phố 5 km, có thể tiếp nhận được máy bay Airbus 320 và các máy bay khác có trọng tải tương tự. Từ 2006 đến nay, sân bat Cát Bi đã bắt đầu mở tuyến bay quốc tế đi Hồng Kông – Ma Cao – Hải Phòng.
- Đường thủy:
Nhờ có một hệ thống gồm 5 nhánh sông, giao thông đường thủy nội địa của Hải Phòng rất thuận tiện. Cảng Hải Phòng là cảng biển lớn nhất miền Bắc, cảng có hệ thống bến đậu, kho chứa hàng, phương tiện bốc dỡ hiện đại đủ năng lực đón tàu trọng tải trên 1 vạn tấn ra vào làm hàng.
* Hệ thống điện nước:
- Hệ thống cấp điện
Hiện nay thành phố Hải Phòng tiêu thụ lượng điện khoảng 8 - 9.5 triệu KW/ngày và được cung cấp từ 3 trạm 220KV và 21 trạm 110KV có khả năng cung cấp tới 15 triệu KW/ngày. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng đặt tại xã Tam Hưng, huyện Thuỷ Nguyên, nhà máy có tổng công suất 1.200MW (gồm 4 tổ máy, mỗi tổ máy 300MW), tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. Nhà máy sản xuất ra 7,2 tỉ KWh điện mỗi năm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho khu vực tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cung cấp một sản lượng điện lớn cho lưới điện quốc gia với hệ thống truyền tải điện bao gồm 2 sân phân phối 220KV và 110KV.
- Hệ thống cấp nước:
Thành phố hiện có 7 nhà máy xử lý nước với tổng công suất 166.000m3/ngày-đêm. Chất lượng nước xử lý đạt tiêu chuẩn của tổ chức
WHO và lượng nước đủ đáp ứng cho mọi yêu cầu. Tại mỗi huyện, có các nhà máy xử lý nước cỡ nhỏ cung cấp đủ cho nhu cầu địa phương.
Dự án mở rộng Nhà máy cấp nước Vật Cách là một trong những công trình được Công ty Cấp nước tập trung cao, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của khu vực cửa ngõ phía tây thành phố gồm huyện An Dương, các khu công nghiệp (KCN): Nomura, Tràng Duệ, Bến Kiền, An Dương, các nhà máy, xí nghiệp dọc Quốc lộ 5 và kết nối các nhà máy nước khác như An Dương, Cầu Nguyệt, bảo đảm cấp nước an toàn, ổn định cho thành phố.
Dự án Đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước Giai đoạn 2 Thành phố Hải Phòng, thời gian thực hiện: 2011 -2018. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng. Tổng mức đầu tư: 73,693 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư, trong đó: Vốn ADB (vay lại của Nhà nước): 56,796 triệu USD (77%). Vốn nhà nước (ngân sách địa phương cấp): 3,148 triệu USD (5%); Vốn của Công ty Cấp nước: 13,450 triệu USD (18%).
2.1.3.2. Khu công nghiệp
Hải Phòng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Những khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hiện đại của hải Phòng luôn được các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư vào hải phòng. Tại các khu công nghiệp này doanh nghiệp luôn được ban quản lý quan tâm cung cấp các dịch tốt nhất như cung cấp dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp sau khi doanh nghiệp đã xử lý thô. Các khu công nghiệp của hải phòng đều được trang bị hệ thống cáp thông tin liên lạc và đường truyền quốc tế ADSL.
2.1.3.3. Hệ thống dịch vụ
Các ngân hàng hiện đang hoạt động tại Hải Phòng có khả năng đáp ứng các dịch vụ tài chính tiền tệ cho các nhà đầu tư. Hệ thống ngân hàng bao gồm
chi nhánh ngân hàng nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
Các hãng bảo hiểm như: AIA, Manufife, Pijico, bảo Việt…cũng đã có mặt trên địa bàn thành phố, làm phong phú thêm hoạt động tài chính – bảo hiểm của Hải Phòng.
Hải Phòng còn là trung tâm của nhiều hãng tàu như Vinaship, Vinalines, Germatrans. Nhiều hãng tàu nước ngoài cũng đã lập đại lý ở thành phố như Mitsu, HuynDai, CMA, MISC,…
2.1.3.4. Nguồn nhân lực.
Lao động thành phố đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH – HĐH, chuyển nhanh sang các ngành nghề: kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, điện tử viễn thông, cơ khí chế tạo, đóng tàu, công nghệ vật liệu mới, công nghệ biển, kinh tế biển, logistics…Trong 10 năm qua, lực lượng lao động của Hải Phòng đã có sự gia tăng đáng kể. Số người trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 1,19 triệu (năm 2000) lên 1,47 triệu người năm 2010, bằng 22,5%. Điều này vừa giúp thành phố bổ sung lực lượng lao động nhưng cũng gây sức ép về việc làm và các vấn đề về an sinh xã hội. Số người qua đào tạo có chiều hướng tăng nhanh, cơ cấu đào tạo ngày càng hợp lý, chất lượng nhân lực và trình độ đào tạo được nâng lên dần đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, năng xuất lao động có xu hướng tăng. Hải Phòng có hệ thống giáo dục phát triển hơn các địa phương lân cận, hạ tầng cơ sở xã hội tốt, thành phố Hải Phòng có chỉ số giáo dục đứng thứ 3 toàn quốc với 4 trường đại học, 16 trường cao đẳng, 26 trường Trung cấp chuyên nghiệp, trường Đại học Hàng hải là trường đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ISO 9001-2000, là trường duy nhất tại Việt Nam có bằng cấp được công nhận tại tất cả các nước trên thế giới. Tỷ lệ người biết chữ đạt 97,6%, cao nhất cả
nước. Hoàn thành phổ cập bậc Trung học cơ sở từ năm 2001, bậc Trung học và nghề từ năm 2008. Hàng năm đào tạo ra 27,000 công nhân kỹ thuật và 45,000 sinh viên tốt nghiệp.
Với các con số trên cho thấy rằng nguồn nhân lực ở Hải Phòng không chỉ dồi dào mà còn có trình độ. Ngoài lực lượng có thể huy động tại địa phương, Hải Phòng còn có thể huy động nguồn lao động bổ sung từ các tỉnh thành lân cận.