Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực bộ phận lễ tân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở Nghệ An (Trang 87 - 89)

6. KếT CấU CủA LUậN VĂN

3.3.2.Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực bộ phận lễ tân

- Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, chi tiết tới từng cấp bậc nhân viên. Trong bộ phận lễ tân tại các khách sạn 4 sao, do số lượng nhân viên tương đối lớn, tập trung trong nhiều bộ phận nhỏ khác nhau, cơ cấu tổ chức được xây dựng khá rõ ràng, chi tiết tới từng chức danh, cấp bậc và ít thay đổi.

85

Chẳng hạn, tại khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, đội ngũ lao động trong bộ phận lễ tân được phân thành 6 cấp: Giám đốc/ Trưởng bộ phận, Trợ lý Giám đốc/ Trợ lý trưởng bộ phận, giám sát viên, nhân viên chính, nhân viên phụ, nhân viên học việc. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, bộ phận lễ tân tại các khách sạn sẽ có căn cứ để chủ động tổ chức, triển khai các nội dung quản trị nhân lực theo trình độ, năng lực thực tế của đội ngũ lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực.

- Áp dụng triệt để các hình thức hợp đồng đối với người lao động: Nhiều khách sạn Nhà nước vẫn duy trì chế độ biên chế cồng kềnh, chưa áp dụng hoàn toàn hình thức hợp đổng đối với người lao động. Trong đó tồn tại một bộ phận nhân viên đã có tuổi, chưa qua đào tạo, năng lực hạn chế. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động thừa lao động trong biên chế, thiếu lao động có năng lực và (đã qua đào tạo) dẫn đến năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, nhân viên thiếu nhiệt tinh, thiếu trách nhiệm trong công việc... Một số bộ phận lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở Nghệ An, hình thức sử dụng lao động trên cơ sở hợp đồng 100% đã phát huy tác dụng trong việc thích ứng linh hoạt với những thay đổi và thách thức của môi trường làm việc tạo ra một đội ngũ lao động trẻ, có năng lực, đảm bảo tính cạnh tranh, nhiệt tình sáng tạo trong công việc.

- Duy trì một cơ cấu lao động phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng tại bộ phận lễ tân trong khách sạn: Công tác phân công, bố trí lao động tại bộ phận lễ tân cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sử dụng nhân lực trong khách sạn. Tại nhiều khách sạn nhỏ, việc phân công trách nhiệm, chức năng không rõ ràng, bố trí số lượng nhân viên không hợp lý dẫn đến tình trạng nhiều công việc bị chổng chéo, nhiều công việc lại bị bỏ sót. Qua quá trình nghiên cứu, tình huống này rất hiếm xảy ra tại bộ phận lễ tân các khách sạn 4 sao. Nhìn chung, bố trí lao động tại bộ phận lễ tân các khách sạn này đã tính đến nhiều yếu tố như đặc điểm kinh doanh, tính thời vụ, năng lực, trình độ, hình thức, phẩm chất... của nhân viên để đảm bảo mỗi công việc đều có người phù hợp thực hiện, việc thực hiện không bị chồng chéo.

86

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở Nghệ An (Trang 87 - 89)