6. KếT CấU CủA LUậN VĂN
3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch Nghệ An
- Phương hướng phát triển cụ thể của ngành du lịch Nghệ An thời gian tới là: Nắm vững và khai thác triệt để, có hiệu quả những điều kiện thiên nhiên và lợi thế của Nghệ An, tạo ra bước phát triển mới về cả số lượng và chất lượng cho ngành du lịch; tiếp tục mở rộng không gian du lịch, phát triển các tuyến, điểm du lịch mới, trong đó du lịch biển, du lịch tham quan là trọng tâm; tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí, tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng; nâng cao chất lượng phục vụ, tăng thời gian lưu lại của khách; củng cố, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn trong khu vực và tạo đà cho khu vực dịch vụ - du lịch đạt cao hơn mức 43% trong cơ cấu kinh tế vào năm 2020 mà Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã đề ra; phát triển thị trường khách du lịch, đặc biệt là thị trường khách quốc tế như: Thị trường ASEAN; thị trường Đông Á - Thái Bình Dương; thị trường Tây Âu và duy trì phát triển thị trường nội địa theo thứ tự ưu tiên là: Khách du lịch tham quan thắng cảnh, các di tích văn hoá, lịch sử; khách du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; khách du lịch Lễ hội - Tâm linh; khách du lịch thương mại, du lịch công vụ; khách du lịch sinh thái; khách du lịch đi tour trên tuyến du lịch Bắc Nam; khách du lịch cuối tuần
- Đối với sản phẩm du lịch: Du lịch tham quan, nghiên cứu lịch sử và văn hoá; du lịch tham quan nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái gắn với cộng đồng; du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch tàu biển; du lịch thương mại công vụ; du lịch thăm thân; tổ chức không gian phát triển du lịch: Theo 5 hướng chính: Tổ chức phát triển thành phố Vinh trở thành Trung tâm du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ với nhiều loại
77
hình dịch vụ và sản phẩm du lịch chất lượng cao; Phát triển theo trục Quốc lộ 1A gắn với tài nguyên du lịch biển; Phát triển dọc theo quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh, đồng thời tạo mối liên hệ giữa hai tuyến du lịch theo Quốc lộ 7 và tỉnh lộ 48. Chủ yếu khai thác tài nguyên khu di tích lịch sử Kim Liên và tài nguyên du lịch các huyện miền Tây Nghệ An; Phát triển du lịch theo hướng Tây, dọc Quốc lộ 7, gắn với phát triển KT-XH miền Tây Nghệ An và các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan thông qua các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn Nghệ An; Phát triển du lịch về phía Tây Bắc dọc theo tỉnh lộ 48.
- Phương hướng đầu tư phát triển du lịch: Các lĩnh vực đầu tư: Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch (Giao thông; hệ thống điện; cấp thoát nước; hệ thống xử lý rác thải; thông tin liên lạc.); Đầu tư bảo tồn tôn tạo tài nguyên du lịch (Bảo tồn hệ thống tài nguyên nhân văn; khôi phục, phát triển lễ hội truyền thống; khai thác và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên); Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch; Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch
- Các dự án đầu tư:
+ Giai đoạn 2011 - 2015: Nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kêu gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch, đồng thời phát triển hạ tầng kỹ thuật tại các điểm du lịch địa phương như: Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Pù Mát; khu du lịch Vườn quốc gia Pù Huống, Pù Hoạt; khu du lịch sinh thái - văn hoá Quỳ Châu - Quế Phong; khu du lịch tại Biển Quỳnh
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Tập trung đầu tư các dự án phát triển du lịch vùng cửa khẩu biên giới, phục vụ cho hoạt động du lịch và thương mại tại các cửa khẩu, các dự án phát triển du lịch vùng cửa khẩu bao gồm: Khu du lịch, thương mại cửa khẩu Nậm Cắn - Kỳ Sơn; Khu du lịch, thương mại cửa khẩu Thanh Thuỷ - Thanh chương; khu du lịch, thương mại cửa khẩu Thông Thụ - Quế Phong.
- Phương hướng quy hoạch sử dụng đất cho các dự án phát triển du lịch: ưu tiên quỹ đất cho các dự án phát triển du lịch: Thành phố Vinh: Tạo ra sản phẩm gắn liền với khu vực Núi Quyết - Bến Thuỷ và các khu vui chơi giải trí.; du lịch văn hoá
78
lịch sử: Khu du lịch Kim Liên, khu Đền Cuông - Cửa Hiền; du lịch biển: Tập trung cho các dự án phát triển du lịch biển tại Cửa Lò, bãi biển Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu; các khu du lịch sinh thái: Khu du lịch quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, Khu du lịch nước khoáng nóng Giang Sơn (Đô Lương), khu du lịch sinh thái văn hoá tại Quỳ Châu - Quế Phong; nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn trên địa bàn tỉnh.
Sự phát triển của ngành du lịch nói chung, sự gia tăng số lượng và thời gian lưu trú của khách, nâng cao chất lượng dịch vụ nói riêng đặt ra yêu cầu phát triển với hệ thống cơ sở lưu trú, trong đó có các khách sạn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Để đầu tư xây dựng một khách sạn, nhất là các khách sạn 4 – 5 sao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng và tổ chức dịch vụ dài, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cao kéo theo đòi hỏi khắt khe với đội ngũ nhân lực tại các khách sạn. Chính vì vậy, mục tiêu, định hướng phát triển của ngành chính là căn cứ xác đáng nhất để các khách sạn có những đầu tư kịp thời, trong đó có đầu tư về nguồn nhân lực nhằm tối ưu hoá chất lượng dịch vụ, đạt mục tiêu kinh doanh.