Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến hao hụt trọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến chất lượng và thời gian bảo quản của rong nho (Caulerpa lentillifera) tươi (Trang 53 - 54)

lượng

Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.3 – Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến trọng lượng của Rong nho tươi, kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến hao hụt trọng lượng của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản (%)

Ngày bảo quản

Nhiệt độ (oC)

20 23 26 29 32

0 0ax 0ax 0ax 0ax 0ax

3 6.23bx 4.21by 4.39bz 1.81bt 1.22bv

6 12.46cx 4.38cy 4.04cz 2.78ct 3.21cv

9 7.78dx 5.69dy 3.2dz 5.22dt

12 8.38ex 4.71ey 6.44ez

15 6.2f 7.66f

18 7.89g 8.12f

21 9.83g

Ghi chú:

a, b, c, d, e, f, g: Biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05) giữa các giá trị trung bình theo cột.

x, y, z, t, v: Biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05) giữa các giá trị trung bình theo hàng.

Dựa vào kết quả bảng 3.5 cho thấy, hao hụt trọng lượng của rong nho tăng nhanh theo thời gian bảo quản nhưng lại giảm khi nhiệt độ tăng trong vùng khảo sát 20oC đến 32oC. Cụ thể, mẫu bảo quản ở 20oC có tỷ lệ hư hỏng gần 14% sau 6 ngày bảo quản, còn tất cả các mẫu còn lại đều có tỷ lệ hư hỏng dưới 10%. Đặc biệt, hao hụt trọng lượng trước 12 ngày bảo quản ở các nhiệt độ từ 20 đến 26oC có sự biến đổi

nhanh hơn mẫu 29 đến 32oC. Trong khi đó, từ sau 12 ngày bảo quản, hao hụt trọng lượng ở mẫu 32oC nhanh hơn mẫu 29oC

Điều này có thể giải thích như sau: Trong quá trình bảo quản tại các nhiệt độ khác nhau, hoạt động hô hấp đã tiêu hao một lượng lớn các chất hữu cơ dự trữ làm rau quả hao tổn về khối lượng và chất lượng [8]. Khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh đã vượt quá giới hạn cho phép của rong nho nên hao hụt trọng lượng nhanh hơn mẫu 29, 30oC. Tuy nhiên, hao hụt trọng lương của mẫu 29oC thấp hơn mẫu 32oC là do ánh sáng. Ánh sáng có tác dụng kích thích hô hấp [8]. Mẫu 29oC được bảo quản trong tủ ấm, còn mẫu 32oC bảo quản trong điều kiện có ánh sáng dẫn đến cường độ hô hấp của mẫu 32oC cao hơn mẫu 29o nên hao hụt trọng lượng nhanh hơn 29oC.

Từ những giải thích trên cho thấy, rong nho tươi bảo quản ở mẫu 29oC hạn chế được hao hụt trọng lượng thấp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến chất lượng và thời gian bảo quản của rong nho (Caulerpa lentillifera) tươi (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)