Quy trình dự kiến tổng quát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến chất lượng và thời gian bảo quản của rong nho (Caulerpa lentillifera) tươi (Trang 40 - 43)

Rong nho thu hoạch Tốc độ sục khí 23 l/p Tỷ lệ rong/ nước: 1/37 Độ mặn: 33‰ ± 1‰ Ngâm, sục khí Nhiệt độ: 300C ± 10C

Thời gian ngâm: 2,7 ngày Hàm lượng oxy bão hòa

Cường độ a/s: 12.000lux±103 Phân loại Rửa rong, sục khí Tốc độ sục khí 9,5 l/p Tỷ lệ rong/nước: 1/14 Độ mặn: 33‰ ± 1‰ Nhiệt độ: 270C ± 10C

Thời gian rửa: 6,3 p/lần Số lần rửa: 3 lần Hàm lượng oxy bão hòa Cường độ a/s: 200÷300lux

Bơm khí N2

Ly tâm tách nước: 1000 v/ph

Bao gói PA, hàn kín

Theo dõi biến đổi chất lượng: vật lý, hóa học, vi sinh vật, cảm

quan.

Chọn nhiệt độ bảo quản thích hợp Bảo quản

Theo dõi thời gian bảo quản

20oC 23oC 26oC 29oC 32oC

Thuyết minh quy trình:

1. Rong nho thu hoạch

Thu mua rong nho đã được nuôi từ 40- 45 ngày tại Công ty TNHH Đại Phát Plus, Cam Ranh, Khánh Hòa. Rong nho thu hái xong, được ngâm sục khí một ngày, sau đó vận chuyển về phòng thí nghiệm dùng cho nghiên cứu.

Mỗi cọng rong có kích thước 7- 10cm, các tiểu cầu và thân giòn, to đều, mọng nước, không mọc thân và rễ mới, các tiểu cầu có màu xanh, vị mặn, mùi tanh đặc trưng của rong nho tươi. Thân rong có màu xanh đậm.

2. Ngâm, sục khí

Mục đích: Tạo điều kiện cho rong phục hồi trạng thái, màu sắc sau thời gian thu hoạch và vận chuyển. Đồng thời tách các tạp chất và vi sinh vật bám trên rong.

Tiến hành: Ngâm rong trong bể kính hoặc các dụng cụ có bề mặt nhẵn để tránh tổn thương đến rong, điều kiện ngâm và sục khí như sau:

- Tỷ lệ rong/ nước biển: 1/37 (kg/l). - Nước biển có độ mặn: 33‰ ± 1‰ - Nhiệt độ ngâm: 300C±10C.

- Thời gian ngâm: 2,7 ngày. - Hàm lượng oxy bão hòa

- Cường độ ánh sáng: 12.000 ± 103lux - Tốc độ sục khí: 23 (l/p)

3. Phân loại

Đây là công đoạn khá quan trọng, quyết định thời gian bảo quản của rong tươi. Cần lựa chọn những cọng rong mạnh khỏe, màu sắc của các tiểu cầu và thân có màu xanh đều, tự nhiên, đặc trưng của rong tươi. Cọng rong đều, mọng nước, đã mọc rễ dài từ 0,3÷0,5cm, chưa mọc thân mới.

4. Rửa rong, sục khí

Mục đích: Nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, hữu cơ và các vi sinh vật bám trên bề mặt của rong.

Tiến hành: Rong sau khi phân loại xong, tiến hành rửa, kết hợp với sục khí để loại bỏ tất cả các tạp chất và vi sinh vật bám trên rong nhưng không làm giảm chất lượng. Điều kiện rửa và sục khí như sau:

- Nước biển có độ mặn: 33‰ ± 1‰ - Nhiệt độ nước rửa: 270C±10C. - Thời gian rửa: 6,3 phút/lần. - Số lần rửa: 3 lần.

- Hàm lượng oxy bão hòa

- Cường độ ánh sáng: từ 200÷300lux - Tốc độ sục khí: 9,5 l/p

5. Ly tâm tách nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích: Vì rong nho có trạng thái giòn, lớp vỏ mỏng, mọng nước, hàm lượng nước trong rong rất cao ( 90%) nên rong rất dễ bị úng, hư hỏng cấu trúc trong thời gian bảo quản do lượng nước rửa còn bám nhiều trên cọng rong. Vì vậy, cần ly tâm ở vận tốc 1000v/p để tách bớt lượng nước bám trên bề mặt của rong để hạn chế sự hư hỏng trong thời gian bảo quản.

6. Bao gói PA, hàn kín

Mục đích: Nhằm tránh những tác động xấu từ môi trường bên ngoài, giúp rong nho giữ được màu sắc và chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản.

Tiến hành: Rong sau khi ly tâm xong, tiến hành cân 100g rong, sau đó cho vào túi PA kết hợp với bơm khí N2 và cuối cùng là hàn kín.

7. Bảo quản.

Rong nho được bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau: 20oC, 23 oC, 26 oC, 29 oC, 32 oC. Sau đó theo dõi thời gian bảo quản và theo dõi sự biến đổi chất lượng rong nho tươi trong suốt quá trình bảo quản từ đó chọn ra nhiệt độ bảo quản thích hợp.

Ghi chú: Rong nho sau khi thu hoạch được xử lý, sơ chế tiền bảo quản theo Trang, Tuong 2003. Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến chất lượng và thời gian bảo quản của rong nho tươi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến chất lượng và thời gian bảo quản của rong nho (Caulerpa lentillifera) tươi (Trang 40 - 43)